Đề kiểm tra chất lượng cuối học kỳ I môn Tiếng Việt Lớp 3 - Năm học 2017-2018 (Có ma trận và đáp án)

doc 7 trang thungat 6620
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chất lượng cuối học kỳ I môn Tiếng Việt Lớp 3 - Năm học 2017-2018 (Có ma trận và đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_chat_luong_cuoi_hoc_ky_i_mon_tieng_viet_lop_3_na.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra chất lượng cuối học kỳ I môn Tiếng Việt Lớp 3 - Năm học 2017-2018 (Có ma trận và đáp án)

  1. MA TRẬN CÂU HỎI ĐỀ KIỂM TRA MÔN TIẾNG VIỆT CUỐI KỲ I - LỚP 3 PHẦN ĐỌC HIỂU - NĂM HỌC 2017 – 2018 Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 TT Cộng Chủ đề TN TL TN TL TN TL TN TL Số câu 3 2 1 6 câu Đọc hiểu 1 văn bản Câu số 1,3,4 2,5 8 Số câu 1 2 3 câu Kiến thức 2 Tiếng Việt Câu số 6 7,9 TS câu 3 câu 3 câu 2 câu 1 câu 9 câu Tổng số TS điểm 1.5 điểm 1.5 điểm 2 Điểm 1 điểm 6 điểm
  2. MA TRẬN NỘI DUNG ĐỀ KIỂM TRA MÔN TIẾNG VIỆT CUỐI KỲ I - LỚP 3 PHẦN ĐỌC HIỂU - NĂM HỌC 2017 – 2018 Số câu, Mạch kiến thức, kĩ năng Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Tổng số điểm Kiến thức tiếng việt : - Tìm đúng những sự vật Số câu 1 2 3 được so sánh với nhau trong câu đã cho - Biết đặt và trả lời câu hỏi theo mẫu Ai là gì? Ai làm gì? Ai thế nào? - Đặt đúng dấu phẩy vào chỗ Số điểm 0,5 2 2,5 thích hợp trong câu. Đọc hiểu văn bản : - Xác định được hình ảnh, nhân vật, chi tiết trong bài đọc; nêu đúng ý nghĩa của chi Số câu 3 2 1 6 tiết , hình ảnh trong bài. - Hiểu ý chính của đoạn văn - Giải thích được chi tiết đơn giản trong bài bằng suy luận trực tiếp hoạc rút ra thông tin đơn giản từ bài đọc . - Nhận xét đơn giản một số Số điểm 1,5 1 1 3,5 hình ảnh nhâ vật hoặc chi tiết trong bài đọc ; liên hệ chi tiết trong bài với thực tiễn để rút ra bài học đơn giản. Số câu 3 3 2 1 8 Tổng Số điểm 1,5 1,5 2 1 6
  3. Trường: ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG CUỐI HỌC KỲ I - LỚP 3 Họ và tên HS: NĂM HỌC: 2017 - 2018 Lớp: MÔN: TIẾNG VIỆT - THỜI GIAN: 75 PHÚT (Không kể thời gian kiểm tra đọc thành tiếng) Điểm Nhận xét của thầy cô Phần I: Kiểm tra đọc (10 điểm): 1. Đọc thành tiếng (4 điểm): * Nội dung: Bốc thăm, đọc và trả lời câu hỏi về nội dung đoạn đọc. + Giọng quê hương + Đất quý, đất yêu. + Nắng phương Nam. + Người con của Tây Nguyên. + Người liên lạc nhỏ. + Hũ bạc của người cha. + Đôi bạn. + Mồ Côi xử kiện. * Thời lượng: Khoảng 60 tiếng/ phút. 2. Đọc thầm bài văn sau và trả lời câu hỏi (6 điểm): 35 phút Cây gạo Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đều lóng lánh lung linh trong nắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen đàn đàn lũ lũ bay đi bay về. Chúng nó gọi nhau, trêu ghẹo nhau, trò chuyện ríu rít. Ngày hội mùa xuân đấy. Cây gạo già mỗi năm lại trở lại tuổi xuân, càng nặng trĩu những chùm hoa đỏ mọng và đầy tiếng chim hót. Hết mùa hoa, chim chóc cũng vãn. Cây gạo trở lại với dáng vẻ xanh mát hiền lành. Cây đứng im lìm cao lớn, làm tiêu cho những con đò cập bến và cho những đứa con về thăm quê mẹ. (Theo Vũ Tú Nam )
  4. Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng: Câu 1: (M1) Bài văn tả cây gạo vào mùa nào trong năm ? A. Mùa xuân. B. Mùa hạ. C. Mùa thu D. Mùa đông. Câu 2: (M2) Từ xa nhìn lại, cây gạo trông giống cái gì ? A. Ngọn lửa hồng. B. Ngọn nến trong xanh. C. Tháp đèn. D. Cái ô đỏ Câu 3: (M1) Các loài chim làm gì trên cậy gạo ? A. Làm tổ. B. Bắt sâu. C. Ăn quả. D. Trò chuyện ríu rít. Câu 4: (M1) Những chùm hoa gạo có màu sắc như thế nào ? A. Đỏ chon chót B. Đỏ tươi. C. Đỏ mọng. D. Đỏ rực rỡ. Câu 5: (M2) Hết mùa hoa, cây gạo như thế nào ? A. Trở lại tuổi xuân. B. Trở nên trơ trọi. C. Trở nên xanh tươi. D. Trở nên hiền lành. Câu 6: (M2) Câu “Cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ” được viết theo mẫu câu nào? A. Ai là gì? B. Ai làm gì? C. Ai thế nào? Câu 7 : (M3) Bộ phận in đậm trong câu: “Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim” trả lời cho câu hỏi nào? A. Là gì? B. Làm gì? C. Thế nào? D. Khi nào? Câu 8: (M4) Em thích hình ảnh nào trong bài văn nhất? Vì sao ?
  5. Câu 9 (M3): Em hãy đặt 1 câu theo mẫu “Ai là gì?” PHẦN II : KIỂM TRA VIẾT (10 điểm) A. Chính tả nghe - viết (4 điểm) – 15 phút : Bài "Chiều trên sông Hương” (TV3 - Tập 1B / Tr.37) B. Tập làm văn (6 điểm) – 25 phút. Viết một đoạn văn (từ 7-10 câu) giới thiệu về thành thị hoặc nông thôn
  6. ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM: Phần I: 1. Đọc thành tiếng (4 điểm): - Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm - Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm - Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm 2. Đọc hiểu: Câu 1: A. Mùa xuân.(0,5 điểm) Câu 2: C. Tháp đèn.(0,5 điểm) Câu 3: D. Trò chuyện ríu rít. (0,5 điểm) Câu 4: C. Đỏ mọng.(0,5 điểm) Câu 5: D. Trở nên hiền lành. (0,5 điểm) Câu 6: C. Ai thế nào? (0,5 điểm) Câu 7: B. Làm gì? (1 điểm) Câu 8: (1 điểm) Nêu được hình ảnh mình thích: 0, 5 điểm; Giải thích được lý do: 0, 5 điểm. Câu 9: (1 điểm) Đặt đúng câu theo mẫu. Đầu câu viết hoa, cuối câu có dấu chấm. Ví dụ: Cậy gạo là loại cây cho bóng mát Phần II: (10đ) 1. Chính tả: 4 điểm - Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm
  7. - Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm. - Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm - Trình bày đúng quy định, viết sạch đẹp: 1 điểm 2. Tập làm văn: 6 điểm - Nội dung (ý) (3 điểm): Học sinh viết được đoạn văn gồm các ý theo đúng yêu cầu nêu trong đề bài. - Kỹ năng (3 điểm): + Điểm tối đa cho kỹ năng viết chữ, viết đúng chính tả: 1 điểm. + Điểm tối đa cho kỹ năng dùng từ, đặt câu: 1 điểm + Điểm tối đa cho phần sáng tạo: 1 điểm