Đề kiểm tra chất lượng đội tuyển học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2015-2016 - Trường THPT Ngô Thì Nhậm (Có đáp án)

doc 4 trang thungat 4260
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chất lượng đội tuyển học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2015-2016 - Trường THPT Ngô Thì Nhậm (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_chat_luong_doi_tuyen_hoc_sinh_gioi_mon_ngu_van_l.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra chất lượng đội tuyển học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2015-2016 - Trường THPT Ngô Thì Nhậm (Có đáp án)

  1. SỞ GD&ĐT NINH BÌNH ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG ĐỘI TUYỂN HSG TRƯỜNG THPT NGÔ THÌ NHẬM Năm học 2015-2016 MÔN NGỮ VĂN LỚP 12 Thời gian làm bài 180 phút Đề thi gồm 02 phần, 01 trang I. Phần đọc hiểu (5,0 điểm) Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi: Đêm qua trăng sáng Cổ Ngư* Trăng đầy mặt nước, trăng như mặt người Trăng tươi mặt ngọc trên trời Ngẩn ngơ trăng ngó mặt người như trăng. (Bài thơ Trăng - 1959 – Tố Hữu, Thơ Tố Hữu, - NXB Giáo dục.1994) Câu 1(0,5 điểm): Chỉ ra những biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ? Câu 2(0,5 điểm): Câu thơ “Trăng đầy mặt nước, trăng như mặt người” gợi cho anh(chị) nhớ tới những câu thơ nào, bài thơ nào đã học? Câu 3(2,0 điểm): Từ “trăng” được thể hiện đặc biệt như thế nào trong bài thơ? Phân tích hiệu quả nghệ thuật của cách thể hiện đó? Câu 4(2,0 điểm): Điều thú vị từ những so sánh trong bài thơ? II. Phần làm văn(14,0 điểm) Câu 1 (7,0 điểm): Bàn về sức mạnh của dư luận xã hội. Câu 2 (8,0 điểm): Sự vận động của phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân từ Chữ người tử tù đến Người lái đò sông Đà. Hết Cổ Ngư (Cổ Ngự): Đường Thanh Niên ngày nay, ngăn cách giữa hồ Trúc Bạch và Hồ Tây, Hà Nội.
  2. SỞ GD&ĐT NINH BÌNH HƯỚNG DẪN CHẤM TRƯỜNG THPT NGÔ THÌ NHẬM ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG ĐỘI TUYỂN HSG Năm học 2015- 2016 MÔN NGỮ VĂN LỚP 12 (Hướng dẫn chấm gồm 02 phần 03 trang) I. Phần đọc hiểu (5,0 điểm) Câu 1(0,5 điểm) : Những biện pháp tu từ được sử dụng : so sánh, lặp, nhân hóa Câu 2(0,5 điểm): Câu thơ “Trăng đầy mặt nước, trăng như mặt người” gợi cho nhớ tới những câu thơ : - Nguyên tiêu (Hồ Chí Minh): Yên ba thâm xứ đàm quân sự Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền (Trong khói sóng bàn việc quân Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền) - Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử): Thuyền ai đậu bến sông trăng đó Có chở trăng về kịp tối nay?? Câu 3(2,0 điểm): Từ “trăng” được thể hiện đặc biệt: lặp lại 6 lần trong cả 4 dòng thơ Phân tích hiệu quả nghệ thuật của cách thể hiện đó: làm nổi bật tứ thơ về trăng, cảm nhận trăng sáng tràn đầy cả trong câu chữ Câu 4(2,0 điểm): Điều thú vị từ những so sánh trong bài thơ: So sánh đảo : trăng như mặt người – mặt người như trăng: vẻ đẹp tươi sáng, viên mãn, hòa quyện giữ con người với thiên nhiên II. Phần làm văn(14,0 điểm) Câu1 (7,0 điểm): I. Yêu cầu: 1. Về kĩ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội với bố cục rõ ràng, mạch lạc, hành văn trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. Kết hợp nhuần nhuyễn các thao tác lập luận: giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận, kết hợp phân tích hiện tượng đời sống và đưa ra quan điểm hợp lý. 1. Về nội dung: Triển khai được nội dung cơ bản sau: - Làm rõ khái niệm: Dư luận xã hội : ( ý kiến công luận, ý kiến cộng đồng, ý kiến công chung, ý kiến quần chúng, ) Dư luận xã hội là 1 hiện tượng xã hội đặc biệt biểu thị thái độ đánh giá, phán xét nhận xét của 1 số đông người về những vấn đề gì đó mang tính thời sự có liên quan đến họ (xã hội) và họ dành cho nó 1 sự quan tâm nhất định. - Sức mạnh của dư luận xã hội: Dư luận xã hội có khả năng, phản hồi, giáo dục cao, nó còn có khả năng mạnh hơn cả pháp luật, tạo sức ép đối với cá nhân hay tổ chức xã hội. (Phân tích dẫn chứng thực tế trên cả hai tác động tích cực và tiêu cực của dư luận xã hội)
  3. - Phát huy vai trò của các nhân trong việc hình thành dư luận xã hội tích cực: Quan tâm các sự kiện, hiện tượng xã hội; nâng cao trình độ học vấn, hiểu biết chính tri xã hội; hình thành tâm lý tích cực, ứng xử văn hóa, phù hợp với đạo lý truyền thống, tinh thần xây dựng, yêu nước và tự hào dân tộc I. Thang điểm: - 5-7 điểm: Đảm bảo đầy đủ các ý, bài viết có bố cục rõ ràng, diễn đạt mạch lạc. Hệ thống luận điểm hợp lí, dẫn chứng tiểu biểu và được phân tích nổi bật để làm rõ luận điểm. - 3-4 điểm: Đảm bảo các ý cơ bản, bài viết có bố cục rõ ràng nhưng hệ thống luận điểm và dẫn chứng chưa hợp lí. + Hoặc đảm bảo ½ số ý, biết cách phân tích dẫn chứng để làm sáng tỏ vẫn đề. - 1-2 điểm: Chưa đảm bảo được các ý cơ bản, chưa biết cách phân tích dẫn chứng, mắc nhiều lỗi diễn đạt. - Điểm 0: bài viết vô nghĩa hoặc sai lệch hoàn toàn. Câu 2 (8 điểm): I. Yêu cầu: 1. Về kĩ năng: Viết thành một bài văn nghị luận có bố cục rõ ràng, diễn đạt trong sáng, mạch lạc. 2. Về nội dung: a. Thấy được sự vận động, phát triển trong phong cách Nguyễn Tuân vừa mang tính kế thừa đồng thời có sự sáng tạo để tạo nên một phong cách vừa ổn định, thống nhất, vừa phong phú đa dạng b. Nét ổn định trong phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân trước và sau cách mạng tháng Tám qua Chữ người tử tù và Người lái đò sông Đà - Tiếp cận sự vật, sự việc trên phương diện văn hoá, nghệ thuật. + Con người trong sáng tác của Nguyễn Tuân bao giờ cũng được khám phá dưới góc độ tài hoa, nghệ sĩ. Với nguyễn Tuân những nhân vật dù thuộc loại nào cũng đều đạt tới sự tài hoa xuất chúng trong nghề nghiệp của mình: Huấn cao, viên Quản ngục (Chữ người tử tù), Ông lái đò (Người lái đò sông Đà). + Khi dựng cảnh Nguyễn Tuân thường chọn những cảnh gây ấn tượng mạnh, đập thẳng vào giác quan để tô đậm cái phi thường, cái xuất chúng của nó. Cảnh vật trong sáng tác của Nguyễn Tuân luôn được đẩy về hai thái cực thơ mộng đến trữ tình và hoành tráng đến dữ dội: cảnh sông Đà, cảnh cho chữ - Tính uyên bác: vận dụng tri thức của nhiều ngành văn hoá khác nhau để miêu tả. c. Sự vận động và phát triển trong phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân: - Trước cách mạng tháng Tám: phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân được thâu tóm trong 1 chữ "ngông" - thể hiện lối sống độc đáo ko giống ai, khác đời, hơn đời, khi in vào văn chương thì đó là lối làm văn chương duy nhất không ai có. + Đối tượng trong sáng tác của Nguyễn Tuân thời kì này là những con người đặc tuyển, những văn nhân, sĩ phu thất thế chỉ còn 1 thời vang bóng: làm rõ qua Chữ người tử tù. + Hành văn cầu kì, giọng điệu trang nghiêm, cổ kính, hệ thống từ ngữ mới lạ do ông sáng tạo ra.
  4. + Cảm hứng hoài cổ thể hiện qua phẩm chất nhân vật, không khí truyện, nghệ thuật truyền thống (thư pháp), ngôn ngữ đối thoại - Sau cách mạng tháng Tám: + Vẫn tiếp cận sự vật ở phương diện văn hoá, thẩm mĩ, vẫn khai thác nét đẹp tài hoa nghệ sĩ, nhưng Nguyễn Tuân hướng ngòi bút tới những người lao động bình thường + những người lao động bình thường trong thời đại mới của đất nước: làm rõ qua hình tượng người lái đò + Không khí nghệ thuật: gắn với hơi thở thời đại, nhịp sống của đất nước + Thiên nhiên vẫn là thiên nhiên đẹp, vừa dữ dội vừa thơ mộng, chỉ có điều khác với trước Cách mạng, ông khám phá cảnh sắc, con người tự nhiên đời thường của đất nước mình trong hiện tại: cảnh sông Đà + Ngôn ngữ vần đậm chất uyên bác, cầu kì nhưng ko còn nặng màu sắc cổ kính như trước. I I. Thang điểm: - 7-8 điểm: Đảm bảo đầy đủ các ý, bài viết có bố cục rõ ràng, diễn đạt mạch lạc. Hệ thống luận điểm hợp lí, dẫn chứng tiểu biểu và được phân tích nổi bật để làm rõ luận điểm. - 5-6 điểm: Đảm bảo đầy đủ các ý, bài viết có bố cục rõ ràng, diễn đạt mạch lạc. Hệ thống luận điểm hợp lí, dẫn chứng tiểu biểu nhưng đôi chỗ phân tích chưa rõ ràng. - 3-4 điểm: Đảm bảo các ý cơ bản, bài viết có bố cục rõ ràng nhưng hệ thống luận điểm và dẫn chứng chưa hợp lí. Hoặc đảm bảo ½ số ý, biết cách phân tích dẫn chứng để làm sáng tỏ vẫn đề. - 2-3 điểm: Chưa đảm bảo được các ý cơ bản, chưa biết cách phân tích dẫn chứng, mắc nhiều lỗi diễn đạt. - 0-1 điểm: Diễn đạt lủng củng, mắc nhiều lỗi chính tả và dùng từ, lạc đề. Lưu ý: Giám khảo linh hoạt trong khi chấm,khuyến khích những bài viết sáng tạo, điểm làm tròn đến 0,25. Hết