Đề kiểm tra 8 tuần học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Tống Văn Trân (Có ma trận và đáp án)

docx 3 trang thungat 1410
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 8 tuần học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Tống Văn Trân (Có ma trận và đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_8_tuan_hoc_ky_i_mon_ngu_van_lop_7_nam_hoc_2018_2.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra 8 tuần học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Tống Văn Trân (Có ma trận và đáp án)

  1. PHÒNG GD&ĐT NAM ĐỊNH MA TRẬN TRƯỜNG THCS TỐNG VĂN TRÂN ĐỀ KIỂM TRA 8 TUẦN HỌC KỲ I Môn Ngữ Văn lớp 7 Năm học 2018 – 2019 Thời gian làm bài : 90 phút( Không kể thời gian phát đề) Tên Chủ đề (nội Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng dung,chương ) Cấp độ cao TN TL TN TL TN TL TN TL Chủ đề 1: Tiếng Việt - Từ láy, Đại từ, 6 . Từ Hán Việt, Quan hệ từ, Từ ghép. - Quan hệ từ. 2 Chủ đề 2 : Văn bản - Thể thơ 1 - Ca dao 1 - Mối liên quan cảm xúc 1 Chủ đề 3 Làm văn -Tạo lập văn bản biểu cảm 1 Tổng số câu 6 1 2 2 1 Tổng số điểm :10 1,5đ 0,5đ 0,5đ 2đ 5,5đ
  2. PHÒNG GD & ĐT NAM ĐỊNH ĐỀ KIỂM TRA 8 TUẦN HỌC KỲ I TRƯỜNG THCS TỐNG VĂN TRÂN Môn Ngữ Văn lớp 7 Năm học 2018 – 2019 Thời gian làm bài : 90 phút( Không kể thời gian phát đề) I.Phần trắc nghiệm :(2đ ) Trả lời câu hỏi bằng cách chọn phương án đúng và viết chữ cái trước phương án đó vào bài làm của em. Câu 1: Quan hệ từ trong câu sau được dùng đúng hay sai? ‘‘Giá trời mưa, con đường này sẽ rất trơn.” A. Đúng. B. Sai; Câu 2: Từ nào là đại từ trong câu ca dao sau: ‘‘Ai làm cho bể kia đầy Cho ao kia cạn, cho gầy cò con” A. Cho. B. Cò. C. Ai. D. Kia. Câu 3: Trong các từ sau (long lanh, đo đỏ, tiều phu, sơn hà) có mấy từ Hán Việt? A. Một từ B.Hai từ C. Ba từ D. Bốn từ. Câu 4: Từ Hán Việt nào sau đây không phải là từ ghép đẳng lập? A. Hoa quả. B.Xâm phạm C. Sơn thủy .D .Thi nhân. Câu 5: Trong các từ sau, từ nào không phải là từ láy? A. Trong trẻo. B.Tươi tốt. C. Đẹp đẽ. D. Xinh xắn. Câu 6: Câu sau mắc lỗi gì về quan hệ từ? Qua bài thơ này đã nói lên tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi. A. Thiếu quan hệ từ. B.Dùng quan hệ từ không đúng chức năng ngữ pháp. C.Thừa quan hệ từ. D.Dùng quan hệ từ không có tác dụng liên kết. Câu 7: Quan hệ từ ‘‘hơn” trong câu sau biểu thị ý nghĩa quan hệ gì? ‘‘Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?” A. Sở hữu. B.Điều kiện. C. Nhân quả D. So sánh. Câu 8: Câu văn : ‘‘Thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra.” có mấy từ ghép: A. Một. B.Hai. C. Ba. D. Bốn. II. Phần tự luận :( 8đ) Câu 1(2,5 điểm): Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới: BÁNH TRÔI NƯỚC Thân em vừa trắng lại vừa tròn Bảy nổi ba chìm với nước non Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn Mà em vẫn giữ tấm lòng son. (Hồ Xuân Hương) a, Bài thơ “Bánh trôi nước” thuộc thể thơ nào?(0,5đ) b, Hãy ghi lại hai câu hát than thân bắt đầu bằng hai từ “Thân em”?(1đ) c, Chỉ ra mối liên quan trong cảm xúc giữa bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương với các câu hát than thân bắt đầu bằng cụm từ “Thân em”?(1đ) Câu 2(5,5 điểm): Viết một bài văn nói lên cảm xúc của em về một mùa trong năm.
  3. PHÒNG GD & ĐT NAM ĐỊNH ĐÁP ÁN KIỂM TRA 8 TUẦN HỌC KỲ I TRƯỜNG THCS TỐNG VĂN TRÂN Môn Ngữ Văn lớp 7 Năm học 2018 – 2019 Thời gian làm bài : 90 phút( Không kể thời gian phát đề) I. Phần trắc nghiệm (2 điểm) Mỗi câu trả lời đúng được ( 0,5đ ) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án B C B D B C D C II. Phần tự luận(8điểm) Câu 1: (2,5đ) a, Thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt (0,5đ). b, HS ghi lại chính xác hai bài ca dao mở đầu bằng cụm từ “Thân em” Mỗi bài đúng được 0,5 đ. Nếu học sinh chép sai chính tả, giáo viên không cho điểm. c, Mối liên quan trong cảm xúc: đó là mối liên quan gắn bó, tiếp nối trong cảm xúc nhân đạo về đề tài người phụ nữ trong xã hội phong kiến, với các biểu hiện: + Yêu thương, cảm thông cho số phận bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội xưa.(0,5đ) + Trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp phẩm chất, tâm hồn của người phụ nữ.(0,5đ) Câu 2:( 5,5 đ) . Hình thức: - Bố cục bài làm rõ ràng, đầy đủ ba phần: Mở, Thân, Kết. - Diễn đạt lưu loát, có cảm xúc. . Nội dung : - Thể hiện được tình cảm yêu mến, say sưa, thích thú, trước một vẻ đẹp của một mùa trong năm. - Học sinh biết gợi lại những cảnh sắc nổi bật, qua đó gián tiếp bộc lộ tình cảm, cảm xúc của bản thân với cảnh. Đồng thời biết dùng các câu cảm, các từ ngữ bộc lộ trực tiếp tình cảm. Lưu ý: Giáo viên dựa vào bài làm của học sinh và gợi ý của đáp án để linh hoạt cho điểm. Nếu HS chỉ sa đà kể lể hoăc tả cảnh lan man mà không biết cách thể hiện tình cảm cảm, cảm xúc thì không cho quá 50% số điểm của câu hỏi.