Đè kiểm tra chất lượng giữa học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2017-2018 - Phòng GD&ĐT huyện Trực Ninh

doc 3 trang thungat 1360
Bạn đang xem tài liệu "Đè kiểm tra chất lượng giữa học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2017-2018 - Phòng GD&ĐT huyện Trực Ninh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_chat_luong_giua_hoc_ky_ii_mon_ngu_van_lop_6_nam.doc

Nội dung text: Đè kiểm tra chất lượng giữa học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2017-2018 - Phòng GD&ĐT huyện Trực Ninh

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIỮA KỲ II HUYỆN TRỰC NINH Năm học 2017-2018 Môn Ngữ văn - Lớp 6 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 90 phút PHẦN I. Trắc nghiệm (2,0 điểm) Em hãy chọn phương án đúng và viết chữ cái đứng trước phương án đó vào bài làm. Câu 1. Câu văn: “Đầu tôi to ra và nổi từng tảng rất bướng.”có dùng mấy phó từ? A. Một phó từ C. Ba phó từ B. Hai phó từ D. Bốn phó từ Câu 2. Phó từ gạch chân trong câu văn: “Mùa xuân xinh đẹp đã về!” dùng để: A. chỉ quan hệ thời gian C. chỉ sự phủ định B. chỉ mức độ D. chỉ sự cầu khiến Câu 3. Câu văn nào sau đây không sử dụng phép so sánh? A. Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã. B. Dân làng ngồi lặng lẽ giống như chúng tôi. C. Liệu người ta có bắt cả chúng nó phải hót bằng tiếng Đức không nhỉ? D. Học thầy không tày học bạn. Câu 4. Nhận xét sau đây là nội dung chính của văn bản nào? "Văn bản đã làm nổi bật vẻ hùng dũng và sức mạnh của con người lao động trên nền cảnh thiên nhiên rộng lớn, hùng vĩ." A. Văn bản “Sông nước Cà Mau” B. Văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” C. Văn bản “Bức tranh của em gái tôi” D. Văn bản “Vượt thác” Câu 5. Nét nghệ thuật đặc sắc nhất của văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” trích trong tác phẩm “Dế Mèn phiêu lưu kí” - Tô Hoài là gì? A. Tả cảnh, tả người điển hình trên con thuyền B. Tả thiên nhiên qua cảm nhận trực tiếp C. Tả loài vật sinh động D. Tả tinh tế tâm lí nhân vật Câu 6. Biện pháp nghệ thuật nào được dùng trong hai câu thơ sau: “Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng.” (Nguyễn Khoa Điềm) A. So sánh C. Ẩn dụ B. Nhân hóa D. Điệp ngữ
  2. Câu 7. Câu thơ “Cỏ gà rung tai" (Trần Đăng Khoa) đã sử dụng biện pháp nhân hóa theo cách nào? A. Dùng từ vốn để chỉ tính chất của người để chỉ tính chất của vật. B. Dùng từ vốn để chỉ hoạt động của người để chỉ hoạt động của vật. C. Dùng từ vốn gọi người để gọi vật. D. Dùng cách xưng hô với vật như đối với người. Câu 8. Tác phẩm nào sau đây của tác giả Đoàn Giỏi: A. Dế Mèn phiêu lưu kí B. Đất rừng phương Nam C. Quê nội D. Bức tranh của em gái tôi PHẦN II. Tự luận (8,0 điểm) Câu 1. (3,5 điểm) Đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi sau: Buổi sáng hôm ấy, đã quá trễ giờ đến lớp, tôi rất sợ bị quở mắng, càng sợ vì thầy Ha-men đã dặn trước rằng thầy sẽ hỏi bài chúng tôi về các phân từ mà tôi chẳng thuộc lấy một chữ. Tôi thoáng nghĩ hay là trốn học và rong chơi ngoài đồng nội. Trời sao mà ấm đến thế, trong trẻo đến thế! Nghe thấy sáo hót ven rừng và trên cánh đồng cỏ Ríp-pe, sau xưởng cưa, lính Phổ đang tập. Tất cả những cái đó cám dỗ tôi hơn là quy tắc về phân từ; nhưng tôi cưỡng lại được, và ba chân bốn cẳng chạy đến trường. (Sgk Ngữ văn 6 tập II, NXBGDVN) a) Đoạn trích thuộc tác phẩm nào? Tác giả là ai? (0,5 điểm) b) Buổi sáng hôm ấy, Phrăng thoáng có ý định gì? Vì sao Phrăng lại có ý định đó? (1,0 điểm) c) Những gì đã cám dỗ Phrăng? Phrăng đã chiến thắng bản thân mình bằng cách nào? Bài học em rút ra từ hành động và suy nghĩ của Phrăng trong đoạn trích là gì? (1,5 điểm) d) Hiện nay, còn một số bạn hay vi phạm nội quy của lớp, của trường em sẽ làm gì để giúp bạn. Hãy chia sẻ bằng 2-3 câu văn? (0,5 điểm) Câu 2. (4,5 điểm) Em hãy tả cảnh cánh đồng quê hương vào buổi sáng mùa xuân. Họ tên và chữ kí của giám thị 1 : Họ tên và chữ kí của giám thị 2: Họ tên của thí sinh: Lớp Trường: