Giáo án tích hợp liên môn Ngữ văn Lớp 6 - Trần Thị Thanh Vân

doc 27 trang thungat 2940
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tích hợp liên môn Ngữ văn Lớp 6 - Trần Thị Thanh Vân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tich_hop_lien_mon_ngu_van_lop_6_tran_thi_thanh_van.doc
  • pptCÔ TÔ - GIÁO ÁN LIÊN MÔN.1.ppt
  • docBìa thi liên môn.doc
  • mp3Cô Tô Thành Phố Tương Lai.mp3
  • mp4Cô Tô đảo xa.mp4

Nội dung text: Giáo án tích hợp liên môn Ngữ văn Lớp 6 - Trần Thị Thanh Vân

  1. Hồ sơ dự thi: Giáo án tích hợp liên môn PHỤ LỤC III PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC DỰ THI CỦA GIÁO VIÊN 1. Tên bài học: Tích hợp liên môn vào giảng dạy bài 25 (Tiết 107,108 ) CÔ TÔ (Nguyễn Tuân - Ngữ văn lớp 6 Tập 2) 2. Mục tiêu của bài học: 2.1. Về kiến thức: * Qua môn Ngữ văn: - Cảm nhận được sự phong phú và độc đáo của thiên nhiên, sông nước và sinh hoạt của con người trên vùng đảo Cô Tô. - Nắm được nghệ thuật miêu tả cảnh sông nước thiên nhiên, con người qua ngôn ngữ tinh tế điêu luyện của tác giả Nguyễn Tuân. * Qua môn Địa lý: - Nắm và hiểu giá trị kinh tế - du lịch của địa hình biển đảo Cô Tô, biết cách bảo vệ tài nguyên sinh vật biển đảo Cô Tô. * Qua môn Sinh học: - Biết thêm đặc điểm của một số loại động vật, thực vật của vùng đảo Cô Tô. * Qua môn GDCD: - Giáo dục ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường, sống hoà hợp với thiên nhiên * Qua môn Lịch sử: - Học sinh biết và hiểu được tên gọi, lịch sử phát triển của vùng đảo Cô Tô. * Qua môn Âm nhạc: - Qua bài hát “Cô Tô thành phố tương lai.” thấy được sự giàu đẹp, phát triển ngày càng đi lên của vùng đất Cô Tô. * Qua môn Mĩ thuật: - Hiểu được nội dung văn bản “Cô Tô” để minh họa bằng tranh vẽ theo đề tài về bảo vệ cuộc sống quanh em. 2.2. Về kỹ năng: * Qua môn Ngữ văn: - Rèn kĩ năng phân tích, cảm thụ những nét đặc sắc của một đoạn văn miêu tả với ngôn ngữ điêu luyện và sự miêu tả tinh tế, chính xác, giàu hình ảnh, cảm xúc trước cảnh đẹp thiên nhiên sông nước và con người vùng biển đảo Cô Tô. 1 Giáo viên: Trần Thị Thanh Vân – Trường PTDTBTTHCS Quảng Sơn
  2. Hồ sơ dự thi: Giáo án tích hợp liên môn * Qua môn Địa lý: - Rèn kĩ năng khai thác, sử dụng bản đồ để xác định vị trí đảo Cô Tô. * Qua môn lịch sử: - Rèn luyện kĩ năng tìm hiểu thông tin về tên gọi, lịch sử phát triển của đảo Cô Tô. * Qua môn GDCD: - Tuyên truyền ý thức bảo vệ môi trường, sống hoà hợp với thiên nhiên, bồi đắp tình yêu quê hương đất nước. * Qua môn Âm nhạc: - Cảm thụ được cái hay, cái đẹp của tác phẩm âm nhạc, giá trị của âm nhạc đối với đời sống con người. * Qua môn Mĩ thuật: - Vẽ được bức tranh miêu tả thiên nhiên, con người trên biển đảo Cô Tô theo sự cảm nhận qua văn bản và trí tưởng tượng của học sinh. 2.3. Về thái độ: Lòng yêu mến và hiểu biết thêm một vùng đất của Tổ quốc – quần đảo Cô Tô. 2.4. Về phát triển năng lực: Năng lực giải quyết vấn đề; năng lực sáng tạo; năng lực hợp tác; năng lực giao tiếp tiếng Việt; năng lực thưởng thức văn học/cảm thụ thẩm mĩ. 3. Đối tượng dạy học: Đối tượng học sinh: - Số lượng: 31 học sinh - lớp: 6A - Những đặc điểm khác: + Khó khăn: 99% học sinh là con em đồng bào dân tộc thiểu số người Dao, học sinh đầu cấp nên các em chưa thật mạnh dạn trong giao tiếp. + Thuận lợi: Đa số học sinh ngoan, các em học tập và sinh hoạt tại trường nên có thời gian tự học, trao đổi, nhiều em ham học hỏi, ham hiểu biết 4. Ý nghĩa của bài học: - Qua thực tế dạy học, tôi thấy rằng việc liên môn kiến thức giữa các môn học như Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Sinh học, Giáo dục công dân, Âm nhạc, Mĩ thuật vào để giải quyết một vấn đề nào đó trong môn Ngữ văn là việc làm hết sức cần thiết. Học sinh sẽ có được những kiến thức nhất định về kiến thức Lịch sử, Địa lí, Sinh học, Ngữ văn, Giáo dục công dân, Âm nhạc, Mĩ thuật. - Việc tạo ra các Slide là để hỗ trợ cho việc dạy học đồng thời tiết kiệm thời gian và gây cho người học hứng thú học tập. Bên cạnh đó còn có các Video, bài hát và tranh ảnh minh họa thêm để bổ trợ, làm phong phú cho tiết học. - Đồng thời, trong thực tế, “tích hợp” là một khái niệm được khuyến khích sử dụng trong giáo dục. Tích hợp kiến thức các môn học vào để giải quyết các vấn đề trong một môn học sẽ giúp học sinh hiểu rộng hơn, sâu hơn về vấn đề trong môn học đó. Và cũng giúp giáo viên tiếp cận tốt hơn, hiểu rõ hơn, sâu hơn những vấn đề đặt ra trong sách giáo khoa. Từ đó bài dạy sẽ trở nên linh hoạt, sinh động hơn 2 Giáo viên: Trần Thị Thanh Vân – Trường PTDTBTTHCS Quảng Sơn
  3. Hồ sơ dự thi: Giáo án tích hợp liên môn - Vấn đề áp dụng chủ đề tích hợp tạo cho học sinh kỹ năng sống biết nhận thức, giáo dục, thẫm mĩ, hình thành tư duy từ hình tượng nghệ thuật văn học trở về cuộc sống thực tại. Học sinh hiểu được vẻ đẹp của thiên nhiên và cuộc sống con người một vùng biển đảo thân yêu của tổ quốc. - Từ tiết Ngữ văn, học sinh có thể áp dụng cho các môn học khác và ngược lại. Học sinh sẽ phải đào sâu và mở rộng kiến thức, vận dụng linh hoạt, không thụ động mà phải tìm tòi, chắt lọc kiến thức, xử lí kiến thức cho hợp lí 5. Thiết bị dạy học, học liệu: * Các thiết bị, đồ dùng dạy học, học liệu sử dụng trong dạy học: Máy tính xách tay, máy chiếu, hệ thống kênh hình, bản đồ, clip tư liệu, bài hát “Cô Tô thành phố tương lai”; giáo án soạn trên Power Point và Word, bảng, phấn ; Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 6, sách giáo viên Ngữ văn lớp 6, sách nâng cao Ngữ văn lớp 6, các trang Wed Gogle, Violet * Các ứng dụng CNTT trong việc dạy học của dự án: Với bài soạn giảng của giáo viên: Giáo án soạn trên Word; giáo án soạn trên Power Point: Hệ thống hiệu ứng, hệ thống sơ đồ hoá kiến thức, bản đồ tư duy, đường link nhạc, bài hát “Cô Tô thành phố tương lai.”; đường linh clip giới thiệu về đảo Cô Tô, hệ thống kênh hình 6. Tiến trình dạy học Ngày soạn: Ngày giảng: . Tiết 107 CÔ TÔ - Nguyễn Tuân- 1.Mục tiêu cần đạt Giúp học sinh 1.1.Kiến thức: - Cảm nhận được vẻ đẹp sinh động, trong sáng của bức tranh thiên nhiên và đời sống con người ở vùng đảo Cô Tô được miêu tả trong bài kí. - Thấy được nghệ thuật miêu tả tinh tế, chính xác, giàu hình ảnh, cảm xúc và tài năng sử dụng ngôn ngữ điêu luyện của tác giả Nguyễn Tuân. 1.2.Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng đọc, cảm thụ và nhận biết nghệ thuật miêu tả và tài năng sử dụng ngôn ngữ điêu luyện của tác giả. Rèn luyện tư duy ngôn ngữ, tư duy hình tượng. 1.3.Tư tưởng, tình cảm: - Yêu mến thiên nhiên và con người lao động. 1.4. Định hướng phát triển năng lực: 3 Giáo viên: Trần Thị Thanh Vân – Trường PTDTBTTHCS Quảng Sơn
  4. Hồ sơ dự thi: Giáo án tích hợp liên môn - Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác. 2.Chuẩn bị - GV: Giáo án, SGK, SGV, STK, máy tính, máy chiếu - HS: Sgk, vở soạn, vở ghi, đồ dùng học tập. 3.Phương pháp - Phương pháp: Đọc sáng tạo, nghiên cứu, tái tạo, gợi tìm, giảng bình, nhóm - Kĩ thuật: Động não, trình bày một phút 4. Tiến trình bài dạy: 4.1.Ổn định trật tự lớp:1’ 4.2.Kiểm tra bài cũ: 5’ Hình thức vấn đáp. GV trình chiếu slides 2 câu hỏi. ? Đọc thuộc lòng và diễn cảm bài thơ “ Mưa” ? Cảm xúc của em về bài thơ? Dòng nào nói đúng nhất về nghệ thuật của bài thơ? A. Sử dụng rộng rãi phép nhân hoá, thể thơ tự do, nhịp thơ ngắn và nhanh. B. Sử dụng kết hợp giữa nhân hoá và so sánh, miêu tả. C.Sử dụng rộng rãi phép nhân hoá, thể thơ năm chữ tự nhiên. D.Sử dụng nhân hoá, so sánh, hoán dụ, điệp từ. Đáp án và biểu điểm: - HS đọc thuộc lòng và diễn cảm: 4đ. - HS nêu được cảm xúc của bản thân: 4đ - Lựa chọn đáp án đúng: A: 2đ Dự kiến học sinh được kiểm tra: HS Khá: 4.3.Bài mới: GV Giới thiệu bài: Đất nước Việt Nam thân yêu - một đất nước với nhiều cảnh đẹp thiên nhiên tươi đẹp, kì vĩ. Đã có rất nhiều bức tranh được đi vào văn, vào thơ như: “Đường lên Xứ Lạng bao xa, Cách một trái núi với ba quãng đồng. Ai ơi đứng mà lại trông, Kìa núi Thành Lạng kìa sông Tam Cờ.” Hay: “Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ, Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn. Đài Nghiên, tháp Bút chưa mòn, Hỏi ai xây dựng nên non nước này” 4 Giáo viên: Trần Thị Thanh Vân – Trường PTDTBTTHCS Quảng Sơn
  5. Hồ sơ dự thi: Giáo án tích hợp liên môn Cùng với những vùng đất nổi tiếng trên đất nước Việt Nam như Huế - Sài Gòn- Hà Nội vùng đất Quảng Ninh thân yêu của chúng ta cũng vang danh trên bản đồ đất Việt với những địa danh nổi tiếng như Vịnh Hạ Long, Yên Tử. Với vị trí địa lí thuận lợi có rừng vàng, biển bạc không chỉ mạnh về công nghiệp, du lịch mà khai thác đánh bắt thuỷ hải sản cũng là một trong những thế mạnh của tỉnh Quảng Ninh.Và hôm nay, chúng ta sẽ cùng đến tham quan một địa danh – nơi có nhiều tiềm năng về phát triển kinh tế cũng như du lịch của tỉnh nhà. Đó là Cô Tô. *Tích hợp liên môn Địa lí 8 ( Vùng biển Việt Nam, Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ, Địa lí địa phương tỉnh Quảng Ninh) - GV cho HS quan sát bản lược đồ tỉnh Quảng Ninh và gọi 1 HS lên bảng xác định vị trí của đảo Cô Tô. GV trình chiếu slides 3 5 Giáo viên: Trần Thị Thanh Vân – Trường PTDTBTTHCS Quảng Sơn
  6. Hồ sơ dự thi: Giáo án tích hợp liên môn - HS: Xác định vị trí Cô Tô trên lược đồ. GV phát vấn: Là người con quê hương Quảng Ninh anh hùng, em biết gì về Cô Tô? - HS trình bày. - GV trình chiếu slides 4,5,6,7,8 một số hình ảnh về Cô Tô và giới thiệu: 6 Giáo viên: Trần Thị Thanh Vân – Trường PTDTBTTHCS Quảng Sơn
  7. Hồ sơ dự thi: Giáo án tích hợp liên môn Trạm Hải Đăng Cô Tô Bãi biển Vàn Chải Nhà lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh nằm tại Khu 3, thị trấn Cô Tô Bãi tắm Bác Hồ nằm ngay phía ngoài mặt vào của đảo Cô Tô là 1 quần đảo gồm nhiều đảo lớn nhỏ nằm trong vịnh Bái Tử Long thuộc vịnh Bắc Bộ, cách bờ biển Quảng Ninh khoảng 100km. Cô Tô nổi tiếng với những loài như cá mực, tôm, bào ngư Ngày 23/3/1994 đổi tên huyện Cẩm Phả thành huyện Vân Đồn, tách quần đảo Cô Tô thành 2 xã Thanh Luân và Cô Tô, thành lập huyện Cô Tô. Ngày 24/12/1994 huyện Cô Tô chính thức ra đời. Dưới ngòi bút của nhà văn Nguyễn Tuân bức tranh thiên nhiên và đời sống con người ở Cô Tô được miêu tả rất sinh động. Để hiểu rõ điều đó chúng ta cùng vào bài học. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cần đạt Hoạt động 1.Tìm hiểu chung Phương pháp: vấn đáp, thuyết trình I. Tìm hiểu chung GV trình chiếu slides 10 chân dung nhà 1.Tác giả văn - Nguyễn Tuân (1910- 1987) HS quan sát chân - Quê ở Hà Nội dung nhà văn. - Có sở trường về tùy bút và bút kí 7 Giáo viên: Trần Thị Thanh Vân – Trường PTDTBTTHCS Quảng Sơn
  8. Hồ sơ dự thi: Giáo án tích hợp liên môn ? Em hãy giới thiệu vài nét về nhà văn Nguyễn Tuân? - GV bổ sung thêm thông tin về tác HS trả lời - Văn phong tài hoa, giả:Nguyễn Tuân quê ở làng Mục thôn độc đáo, điêu luyện Thượng Đình xã Nhân Mục này là quận Thanh Xuân, Hà Nội. +Bút danh: Tuấn Thừa Sắc, Thanh Hà, Nhất Lang Ông là nhà văn nổi tiếng. Ông sáng tác rất nhiều thể loại: truyện ngắn, bút kí, tùy bút, phê bình văn học. Nhưng thành công nhất ở tùy bút. Ông được suy tôn là “ông vua tùy bút”. +Phong cách nghệ thuật của ông gói gọn - Nhà văn nổi tiếng trong 1 chữ “ngông”. “Ngông” thể hiện ở với phong cách rất chỗ nói năng, viết lách, cách sử dụng ngôn “ngông”. Ông là bậc ngữ khác người nhưng tài hoa, uyên bác. thầy về ngôn ngữ và Ông được coi là bậc thầy vì ngôn ngữ và HS nghe kết hợp ghi sáng tạo nghệ thuật phát triển nghệ thuật. chép. +Ông được nhà nước tặng giải thưởng HCM và văn học nghệ thuật GV chốt, ghi bảng. ?Em hãy kể tên những tác phẩm chính 2.Tác phẩm của nhà văn Nguyễn Tuân? ?Nêu xuất xứ của đoạn trích, hoàn HS trình bày:Tác *.Vị trí đoạn trích: cảnh sáng tác bài kí? phẩm tiêu biểu: Vang phần cuối bài kí Cô Tô GV mở rộng:Đoạn trích nằm ở phần bóng một thời -1940; cuối của bài kí Cô Tô, được sáng tác vào Chiếc lư đồng mắt cua * Hoàn cảnh sáng tác: tháng 4/1976 in trong cuốn “Nguyễn - 1941. Tùy bút 4/1976 (trong một Tuân toàn tập” tác phẩm ghi lại những kháng chiến (1955). chuyến ra thăm đảo ấn tượng chung về thiên nhiên và con Ký Cô Tô (1965) Cô Tô – Quảng Ninh người ở Cô Tô. của tác giả.) GV trình chiếu slides 11 một số tác HS nêu. phẩm của Nguyễn Tuân. HS quan sát. 8 Giáo viên: Trần Thị Thanh Vân – Trường PTDTBTTHCS Quảng Sơn
  9. Hồ sơ dự thi: Giáo án tích hợp liên môn Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản II.Đọc, hiểu văn bản Phương pháp: Đọc sáng tạo, vấn đáp, 1. Đọc, chú thích thuyết trình, phân tích, bình. ? Em hãy nêu cách đọc văn bản? HS trả lời: Giọng hăm hở, liệt kê, giới thiệu, nhấn mạnh Đọc mẫu, gọi 2-3 HS đọc văn bản, các các tên riêng.Chú ý HS khác nhận xét cách đọc của bạn. các tính từ: lam biếc, xanh mượt, vàng giòn 2-3 HS đọc văn bản, GV tổ chức cho HS tìm hiểu một số chú nhận xét cách đọc thích: của bạn. ? Đá đầu sư là loại đá như thế nào? HS: đá có đầu tròn, GV trình chiếu slides 12 hình ảnh đá nhẵn như đầu ông đầu sư. sư, thường quần tụ *Tích hợp liên môn địa lí 8 (Bài 24 thành bãi. vùng biển Việt Nam). ? Tại huyện Hải Hà liệu em có thể nhìn thấy đá đầu sư tại đâu? HS nêu: Có thể nhìn thấy tại đảo Cái Chiên – một điểm du lịch hoang sơ hấp dẫn của huyện Hải Hà nói riêng và tỉnh Quảng Ninh nói chung. ? Là người con huyện Hải Hà, em biết HS nêu: Cái Chiên gì về đảo Cái Chiên? là một hòn đảo còn khá hoang sơ của huyện Hải Hà. Vài năm lại đây, Cái Chiên đang trở thành nơi thu hút nhiều khách du lịch 9 Giáo viên: Trần Thị Thanh Vân – Trường PTDTBTTHCS Quảng Sơn
  10. Hồ sơ dự thi: Giáo án tích hợp liên môn ghé thăm bởi vẻ đẹp nguyên sơ của mình. HS quan sát và lắng nghe GV trình chiếu slides 13,14 hình ảnh về đảo Cái Chiên và giới thiệu: Cái Chiên là một hòn đảo nhỏ xinh đẹp thuộc địa phận huyện Hải Hà, thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh (cách Hà Nội khoảng 330 km). Đến nay đây vẫn còn là một hòn đảo khá hoang sơ với bãi cát dài trắng mịn, bao quanh là hàng phi lao xanh rì ngút tầm mắt. Với diện tích trên 500 ha rừng nguyên sinh, đây là nơi cư ngụ của rất nhiều loài chim, thú rừng.Để ra được hòn đảo xinh đẹp này, bạn phải di chuyển đến cảng Hải Hà, sau đó đi thuyền khoảng 30 – 40 phút là ra đến đảo Cái Chiên, hoặc bạn cũng có thể đi cano hay xuồng máy để rút ngắn bớt khoảng thời gian. Cái Chiên nay đã được kéo điện và làm đường bê tông nên mọi sinh hoạt trên đảo cũng không còn khó khăn như trước. ? Em biết gì về hải sâm,cá hồng? Học sinh trả lời: Hải sâm là động vật ở biển, thân tròn, dài và mềm, da có gia nhỏ, giống quả dưa chuột, sống ở vùng đáy biển, là một thực phẩm quý. 10 Giáo viên: Trần Thị Thanh Vân – Trường PTDTBTTHCS Quảng Sơn
  11. Hồ sơ dự thi: Giáo án tích hợp liên môn Cá hồng sống ở tầng đáy biển, thân hình bầu dục, có vệt màu đỏ. GV trình chiếu slides 15 giới thiệu: Cuộc sống của người dân Cô Tô trù phú với nghề đánh bắt cá từ lâu đời. Cô Tô được biết đến là một ngư trường rộng lớn với mặt hàng hải sản tươi sống, đa dạng phù hợp để phát triển kinh tế biển. Quanh đảo, có khoảng 1.000 loài cá, trong đó có khoảng 60 loài có giá trị kinh tế cao như: cá hồng, cá song, cá mú, cá chim, mực biển. Ở độ sâu từ 5 đến 20m, Cô Tô cũng sở hữu những loài động vật quý hiếm như ngọc trai, bào ngư, hải sâm, cầu gai. ? Văn bản được viết theo thể loại nào? 2.Bố cục, thể loại GV bổ sung:Người viết kí phải đem đến HS trình bày: Kí ghi cho người đọc bức tranh chân thực chép lại những việc +Thể loại: thể kí ngoài đời thường qua cách cảm nhận diễn tả về người riêng. Bởi vậy khi những cảnh, những thật, việc thật, trung người xung quanh khi có ánh sáng nghệ thành với hiện thực. thuật soi vào trở nên sinh động lạ thường. “Cô Tô” là 1 trường hợp như vậy. ? Đoạn kí sử dụng phương thức biểu HS nêu PTBĐ: Tự +Phương thức biểu đạt nào? sự kết hợp miêu tả đạt: tự sự kết hợp * Tích hợp Tập làm văn: và biểu cảm. miêu tả, biểu cảm ? Bài văn miêu tả cảnh gì? Theo trình HS trả lời: Tả cảnh tự nào? thiên nhiên và sinh hoạt của con người Cô Tô theo trình tự thời gian, không gian. ? Dựa vào trình tự đó em hãy xác định HS trình bày: Gồm 3 +Bố cục: 3 phần bố cục của văn bản? phần: P.1: “từ đầu Phần 1: Vẻ đẹp Cô Tô mùa sóng ở đây”: vẻ sau cơn bão. GV nhận xét, định hướng và trình chiếu đẹp Cô Tô sau cơn Phần 2:Cảnh mặt trời 11 Giáo viên: Trần Thị Thanh Vân – Trường PTDTBTTHCS Quảng Sơn
  12. Hồ sơ dự thi: Giáo án tích hợp liên môn slides 16 bố cục. bão. mọc trên biển. P.2:“tiếp là là nhịp Phần 3: Cảnh sinh cánh”: cảnh mặt trời hoạt buổi sáng trên mọc trên biển. đảo. P.3: còn lại: Cảnh sinh hoạt trên đảo. Hoạt động 3: Hướng dẫn phân tích 3.Phân tích phần 3.1 3.1.Vẻ đẹp Cô Tô sau Phương pháp: Vấn đáp, gợi tìm, giảng cơn bão bình, thảo luận nhóm. -Gọi hs đọc phần 1. HS đọc phần 1 SGK GV trình chiếu slides 17 bức tranh thiên tr.88 nhiên Cô Tô sau trận bão. HS quan sát ? Bức tranh thiên nhiên Cô Tô được HS nêu: Thời điểm ghi lại vào thời điểm nào? vào ngày thứ 5 trên GV: Ghi cụ thể thời gian là đặc điểm của đảo - sau cơn bão thể kí. ? Tại sao tác giả lại chọn thời điểm sau -Thời gian: ngày thứ 5 cơn bão để tả cảnh Cô Tô? trên đảo - một ngày GV giải thích:Đây là khoảnh khắc sau cơn bão. bình yên và cũng là quan niệm nghệ thuật của tác giả. Ông không chọn HS nghe thời điểm trước hay trong cơn bão mà ở đây là sau khi cơn bão đi qua bởi ông luôn thích sự độc đáo ,khác người. ? Để miêu tả cảnh Cô Tô tác giả đã HS quan sát SGK trả 12 Giáo viên: Trần Thị Thanh Vân – Trường PTDTBTTHCS Quảng Sơn
  13. Hồ sơ dự thi: Giáo án tích hợp liên môn chọn vị trí quan sát nào? lời:cảnh Cô Tô được -Vị trí quan sát: nóc ? Vị trí này có gì thuận lợi? miêu tả từ cao đồn biên phòng. * Tích hợp Tập làm văn: xuống thấp. Từ nóc GV: Khi miêu tả thì điểm nhìn, điểm đồn trên đảo, tác giả quan sát rất quan trọng.Điểm nhìn cao nhìn ra bao la Thái vời vợi, không gian bao la, giúp tác giả Bình Dương bốn có cái nhìn bao quát toàn cảnh Cô Tô. phương tám hướng, quay gót 180 độ mà ngắm cả toàn cảnh đảo Cô Tô. ? Vẻ đẹp Cô Tô được khái quát qua HS trả lời:Câu mở -Cảnh vật trong trẻo, câu văn nào? đầu văn bản. sáng sủa. ? Tìm những chi tiết, hình ảnh miêu tả sự trong trẻo, sáng sủa của Cô Tô? +Bầu trời: trong sáng GV:Thông thường khi cơn bão đi qua, người ta nhận thấy sự đổ nát, tàn phá HS quan sát văn bản +Cây cối : xanh mượt. của nó. Riêng ở bài kí này qua sự cảm trả lời: Bầu trời: nhận của nhà văn ta lại không thấy điều trong sáng. Cây cối : +Nước biển: lam biếc, đó. Thậm chí cảnh vật lại hiện lên một xanh mượt. Nước đậm đà . sắc thái mới, tinh khôi, quang đẵng như biển: lam biếc, đậm vừa được gột rửa, thay áo mới. Tất cả đà. Cát: vàng giòn +Cát: vàng giòn hơn . như báo hiệu ‘trời yên biển lặng”.Không hơn .Cá: càng thêm chỉ cảnh đẹp mà cá cũng nhiều hơn “ nặng mẻ lưới giã +Cá: càng thêm nặng. lưới càng nặng thêm những mẻ cá giã đôi. đôi”.Trong dân gian có câu sau bão “mưa đền cây cối”, như trong bài kí này ta thấy trời đã “đền” cho con người những mẻ cá nặng. Cô Tô có cả vẻ đẹp cả vật chất lẫn tinh thần Nó gắn liền với HS lắng nghe con người, đẹp thêm nhờ sự có mặt của con người, khẳng định sự hồi sinh sau bão.Đó là một dụng ý nghệ thuật của tác giả. GV kết hợp cho HS quan sát bức tranh thiên nhiên Cô Tô, chỉ rõ cho HS thấy được màu xanh chủ đạo của cây, của trời,của trên bức tranh có điểm xuyết màu vàng giòn của cát. GV tổ chức hoạt động nhóm cặp đôi – HS thảo luận cặp và thời gian 2’ trình chiếu slides 18 trình bày ý kiến của 13 Giáo viên: Trần Thị Thanh Vân – Trường PTDTBTTHCS Quảng Sơn
  14. Hồ sơ dự thi: Giáo án tích hợp liên môn nhóm mình. Nghệ thuật: ? Qua những chi tiết.hình ảnh miêu - BPNT: quan sát và +Quan sát, lựa chọn tả Cô Tô sau cơn bão hãy tìm và chỉ miêu tả các hình ảnh và miêu tả các hình ra những biện pháp nghệ thuật mà tiêu biểu, cách dùng ảnh tiêu biểu. tác giả đã sử dụng trong đoạn văn? từ của Nguyễn Tuân + Sử dụng ngôn từ ? Qua đó em có nhận xét gì về cách rất độc đáo, điêu tinh tế, điêu luyện như dùng từ của tác giả? luyện khác người, tính từ chỉ màu sắc: ?Qua ngòi bút miêu tả của tác giả qua đó ta thấy bức xanh (mượt), vàng con thấy bức tranh thiên nhiên Cô tranh Cô Tô sau cơn (giòn), lam ( biếc), Tô sau cơn bão thế nào? bão đẹp một cách đặm đà – cảm nhận trong sáng tinh khôi. được bằng cả thị giác, GV phân tích + bình: Trong văn bản ta vị giác. thấy ta thấy tác giả không dùng từ “ đậm - Bức tranh Cô Tô đẹp đà”- chỉ thấy được cái vẻ đẹp của nước trong sáng, tinh khôi. biển bằng thị giác. Còn dùng từ “ đặm đà” thì ta còn cảm nhận được bằng vị giác,tạo sắc thái mạnh hơn làm người đọc ấn tượng nhiều hơn về nước biển. HS lắng nghe. Cát vàng giòn, ta như nghe thấy được cái tiếng giòn tan khi cắn. Ta thấy rất ít người dùng -> vốn từ của Nguyễn Tuân rất phong phú và ông rất điêu luyện trong cách dùng từ ngữ, là bậc thầy của việc sử dụng ngôn ngữ, là nghệ sĩ tài hoa trong việc phát hiện và sáng tạo cái đẹp từ kho từ vựng phong phú để tạo nên những cân văn có nhạc điệu. Ông đã miêu tả sự vật đến tận cùng,,chỉ Nguyễn Tuân mới thế. Đó là nét độc đáo riêng - Vô cùng yêu mến của ông. hòn đảo, con người Cô GV liên hệ với cách sử dụng từ ngữ Tô phong phú tinh tế của đại thi hào Nguyễn Du như : “ Dưới trăng quyên đã gọi hè Đầu tường lửa lựu lập loè đơm bông” ? Qua đó ta thấy tình cảm của tác giả HS trình bày: Tác đối với Cô Tô như thế nào? giả rất yêu quý hòn GV:Lòng tác giả thêm nặng tình cảm với đảo và con người Cô Cô Tô,gửi lòng đến con người Cô Tô “ Tô. thăm hỏi sức khỏe chiến sĩ ”, tác giả 14 Giáo viên: Trần Thị Thanh Vân – Trường PTDTBTTHCS Quảng Sơn
  15. Hồ sơ dự thi: Giáo án tích hợp liên môn yêu mến Cô Tô “như bất kì người dân chài nào đã từng đẻ ra và lớn lên theo mùa sóng ở đây”. *Tích hợp thơ Chế Lan Viên Chế Lan Viên đã nói “ Khi ta ở chỉ là nơi đất ở/ Khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn.”Nghĩa là chỉ khi con người ta rời xa một miền đất nào đó thì mới cảm thấy yêu mến, và có một tình cảm đặc biệt. Nhưng riêng Nguyễn Tuân còn đang ở trên đảo Cô Tô mà đã thấy mình yêu mến Cô Tô đến vậy. Thế mới thấy Nguyễn Tuân là con người giàu tình cảm. *Tích hợp liên môn GDCD 6 bài: Yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên. ? Qua đó em có nhận xét gì về mối HS trả lời quan hệ giữa thiên nhiên và con người - Con người sống nơi đây? hoà hợp với thiên - GV giảng: Thiên nhiên là tài sản vô nhiên giá, có ý nghĩa quan trọng đối với con người và sự phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy chúng ta cần phải biết yêu thiên nhiên, sống hoà hợp với thiên nhiên. Học sinh nghe 4.4.Củng cố: GV trình chiếu slides 19 * Tích hợp liên môn Âm nhạc (Âm nhạc thường thức) GV cho HS nghe bài hát “Cô Tô thành phố tương lai” sáng tác Thanh Thủy (Bí thư Đoàn T.N Sở nội vụ tỉnh Quảng Ninh) ? Bước đầu các em đã có được những hiểu biết về vùng đảo Cô Tô qua ngòi bút điêu luyện của nhà văn Nguyễn Tuân sau khi đã tìm hiểu xong phần 1 của văn bản. Thông qua nội dung phân tích phần 1 và qua nghe bài hát “Cô Tô thành phố tương lai” ấn tượng của em về vùng đất Cô Tô như thế nào? - HS tự bộc lộ. 4.5. Hướng dẫn về nhà: GV trình chiếu slides 20 * Bài cũ: - Nắm được những nét cơ bản về tác giả, tác phẩm - Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản 15 Giáo viên: Trần Thị Thanh Vân – Trường PTDTBTTHCS Quảng Sơn
  16. Hồ sơ dự thi: Giáo án tích hợp liên môn - Làm bài tập phần luyện tập, đọc phần đọc thêm - Vẽ một bức tranh về vùng đảo Cô Tô theo sự tưởng tượng của em. * Bài mới: - Chuẩn bị tiếp tiết 2 ( Tiết 108 theo PPCT) Cô Tô: - Đọc tiếp phần còn lại của văn bản và phân tích được cảnh mặt trời mọc trên đảo: Vào thời gian, không gian nào? Được tác giả miêu tả qua những hình ảnh nào? Nghệ thuật và tác dụng? - Cảnh sinh hoạt trên đảo diễn ra như thế nào? (Địa điểm ở đâu? Hoạt động của con người ra sao? Ý nghĩa?) - Nêu giá trị nghệ thuật và nội dung của văn bản Cô Tô? - Nêu cảm nhận của em về tác giả. - Em học tập được điều gì sau khi học xong văn bản? - Sưu tầm những bài hát, bài thơ, video về đảo Cô Tô. 5.Rút kinh nghiệm: . ___ Ngày soạn: Ngày giảng: . Tiết 108 CÔ TÔ - Nguyễn Tuân- 1.Mục tiêu cần đạt Giúp học sinh 1.1.Kiến thức: - Cảm nhận được vẻ đẹp sinh động, trong sáng của bức tranh thiên nhiên và đời sống con người ở vùng đảo Cô Tô được miêu tả trong bài kí. - Thấy được nghệ thuật miêu tả tinh tế, chính xác, giàu hình ảnh, cảm xúc và tài năng sử dụng ngôn ngữ điêu luyện của tác giả Nguyễn Tuân. 1.2.Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng đọc, cảm thụ và nhận biết nghệ thuật miêu tả và tài năng sử dụng ngôn ngữ điêu luyện của tác giả. Rèn luyện tư duy ngôn ngữ, tư duy hình tượng. 1.3.Tư tưởng, tình cảm: - Yêu mến thiên nhiên và con người lao động. 1.4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác. 2.Chuẩn bị 16 Giáo viên: Trần Thị Thanh Vân – Trường PTDTBTTHCS Quảng Sơn
  17. Hồ sơ dự thi: Giáo án tích hợp liên môn - GV: Giáo án, SGK, SGV, STK, máy tính, máy chiếu - HS: Sgk, vở soạn, vở ghi, đồ dùng học tập. 3.Phương pháp - Phương pháp: Đọc sáng tạo, nghiên cứu, tái tạo, gợi tìm, giảng bình, nhóm - Kĩ thuật: Động não, trình bày một phút 4. Tiến trình bài dạy: 4.1.Ổn định trật tự lớp:1’ 4.2.Kiểm tra bài cũ: 5’ Hình thức vấn đáp. GV trình chiếu slides 22 câu hỏi. ? Em hãy phân tích vẻ đẹp Cô Tô sau cơn bão? Nêu cảm nhận ban đầu của em về Cô Tô? Đáp án và biểu điểm: - HS phân tích: 7đ. - Sau cơn bão: Cảnh vật trong trẻo, sáng sủa. +Bầu trời: trong sáng. Cây cối : xanh mượt. Nước biển: lam biếc, đậm đà. Cát: vàng giòn hơn .Cá: càng thêm nặng. Nghệ thuật: +Quan sát, lựa chọn và miêu tả các hình ảnh tiêu biểu. + Sử dụng ngôn từ tinh tế, điêu luyện như tính từ chỉ màu sắc: xanh (mượt), vàng (giòn), lam ( biếc), đặm đà – cảm nhận được bằng cả thị giác, vị giác. - Bức tranh Cô Tô đẹp trong sáng, tinh khôi. - HS nêu được cảm nhận của bản thân: 3đ Dự kiến học sinh được kiểm tra: HS Khá: 4.3.Bài mới: 30’ GV giới thiệu: (1’) Sau cơn bão, Cô Tô hiện lên đẹp dịu dàng trong trẻo với trời xanh, biển xanh, cây cối xanh tươi. Không chỉ dừng ở đó, Cô Tô còn khiến người đọc say mê với nhiều cảnh đẹp khác nhau của mình. Dưới ngòi bút tài hoa của Nguyễn Tuân, cảnh đẹp thiên nhiên kết hợp với sức sống con người hiện lên tiếp theo như thế nào, chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Ghi bảng Hoạt động 1: Hướng dẫn phân tích phần 3.2.Cảnh mặt trời 3.2. mọc trên biển. Phương pháp:Vấn đáp, gợi tìm, trình bày, giảng bình, thảo luận nhóm. GV chuyển ý : Đối với ai yêu biển, gắn HS nghe ngòi bút có hồn với biển thì phút giây mặt trời mặt trời nhô lên từ phía chân sóng được xem là thời điểm đặc biệt. Đối với Nguyễn Tuân cũng vậy. GV Gọi học sinh đọc đoạn 2 văn bản. HS đọc GV trình chiếu slides 23 hình ảnh 17 Giáo viên: Trần Thị Thanh Vân – Trường PTDTBTTHCS Quảng Sơn
  18. Hồ sơ dự thi: Giáo án tích hợp liên môn HS quan sát tranh. ? Em nhìn thấy hình ảnh gì trong bức HS nêu: Hình ảnh tranh? mặt trời đang từ từ GV tổ chức hoạt động nhóm theo cặp đôi nhô lên phía chân thời gian 2’ trình chiếu slides 24 trời với ánh sáng chan hoà. ?Tác giả miêu tả cảnh mặt trời mọc HS quan sát SGK - Thời gian: ngày thứ vào thời gian nào? thảo luận theo 6 trên đảo Thanh ?Cách đón mặt trời mọc của tác giả nhóm và trình bày: Luân. diễn ra như thế nào? Có gì đặc biệt - Thời gian: ngày trong cách đón nhận này? thứ 6 trên đảo ?Tại sao tác giả lại dùng từ “ Rình” Thanh Luân, dậy +dậy từ rất sớm:canh mà không dùng các từ như “ ngắm, từ canh tư (1-> 3h tư (1-> 3h sáng ). trông, đợi” ? sáng ).Tác giả ra +ra đầu mũi đảo đầu mũi đảo “ + “ rình” mặt trời GV:“Ngắm ,trông ,đợi”đều là nhìn cả. rình” mặt trời. -> Công phu, trân Nhưng nếu dùng các từ đó thì lại không có trọng. gì độc đáo,không phải phong cách của Cách dùng từ “ Nguyễn Tuân.“Rình” nghĩa là theo dõi kỹ rình” thể hiện lưỡng theo từng động tác của mặt trời bằng phong cách khác tất cả sự thích thú tò mò, nóng lòng chờ đợi người của Nguyễn cảnh mặt trời lên.“Rình” cho ta cảm giác Tuân, cho thấy tác nếu lộ liễu quá mặt trời sẽ không mọc. giả rất háo hức, Đúng là chỉ Nguyễn Tuân mới thế! Sự công công phu để quan phu chờ đợi của tác giả cũng đã được đền sát cảnh mặt trời đáp khi mặt trời lên. mọc trên đảo. 18 Giáo viên: Trần Thị Thanh Vân – Trường PTDTBTTHCS Quảng Sơn
  19. Hồ sơ dự thi: Giáo án tích hợp liên môn GV tổ chức hoạt động nhóm theo nhóm 2 HS quan sát SGK bàn một nhóm - thời gian 3’ thảo luận theo trình chiếu slides 25 nhóm và trình bày. -Không gian: Chân Không gian: Chân trời ngấn bể sạch như ?Không gian cảnh mặt trời mọc được trời ngấn bể sạch một tấm kính lau hết miêu tả như thế nào,qua biện pháp như một tấm kính mây hết bụi – nghệ nghệ thuật gì? Tác dụng? lau hết mây hết bụi thuật so sánh tạo cảm ?Cảnh mặt trời được miêu tả như thế – nghệ thuật so giác trong sạch đến nào và qua biện pháp nghệ thuật gì sánh tạo cảm tinh khiết trong đoạn văn này? Tác dụng ? giáctrong sạch đến ? Cảm nhận của em về khung cảnh đó tinh khiết. - Mặt trời mọc: ra sao? - Mặt trời mọc: +Nhú lên dần dần Nhú lên dần dần. +Tròn trĩnh ,phúc hậu GV phân tích, bình: Tác giả vẽ ra một Tròn trĩnh ,phúc y như lòng đỏ quả phông nền rộng lớn,tinh khiết để chuẩn bị hậu như lòng đỏ trứng thiên nhiên đón vầng thái dương.Đã có rất nhiều nhà quả trứng thiên +Y như một mân lễ thơ miêu tả cảnh mặt trời như Huy Cận: nhiên. Y như một phẩm – nghệ thuật so “Mặt trời xuống biển như hòn lửa mân lễ phẩm – sánh, cách sử dụng từ Sóng đã cài then đêm sập cửa” nghệ thuật so sánh ngữ điêu luyện, độc Huy Cận ví mặt trời như hòn lửa. Cách tạo nên một bức đáo -> tạo nên một miêu tả ,ví von rất trừu tượng.Nhưng đến tranh tráng lệ, rực bức tranh tráng lệ, rực lượt Nguyên Tuân thì laị hoàn toàn khác rỡ, thơ mộng. rỡ, thơ mộng. .Ông có cách diễn đạt riêng,rất độc đáo,có HS lắng nghe một không hai: Mặt trời như “quả trứng thiên nhiên”,“tròn trĩnh ,phúc hậu” rất khác người.Ví với“mân lễ phẩm” khiến ta cảm thấy mặt trời gần gũi thân thuộc như cầm nắm được. Đó là nghi lễ thiêng liêng mà thiên nhiên ban tặng cho con người lao động. Một sự ban tặng vị tha ,nhân hậu. ? Hình ảnh “chiếc nhạn” và “ hải âu” HS trình bày:Cùng gợi cho em điều gì? với mặt trời, nó GV chốt :Một bức tranh thiên nhiên vừa báo hiệu điềm động vừa tĩnh, cảnh vật thật bình yên. lành. ?Tại sao tác giả lại dùng từ “ chiếc nhạn” mà lại không dùng “ cánh nhạn”? -HS trình bày: GV:Tác giả dùng như thế mới mục đích tả Cách dùng từ thể cảnh con chim nhạn bay nhẹ nhàng chao hiện nét riêng của liệng như chiếc lá, càng làm cho khung Nguyễn Tuân cảnh bình yên. Và đó cũng là điểm khác 19 Giáo viên: Trần Thị Thanh Vân – Trường PTDTBTTHCS Quảng Sơn
  20. Hồ sơ dự thi: Giáo án tích hợp liên môn giữa tác giả và nhưng nhà văn khác. Cách - HS lắng nghe +Tác giả yêu thiên dùng từ của tác giả thật tinh tế. nhiên say đắm và ? Từ đó em có nhận xét gì về tình cảm HS nêu: Tác giả luôn ham muốn khám của tác giả? yêu thiên nhiên say phá thiên nhiên. đắm và luôn ham muốn khám phá thiên nhiên. GV liên hệ giáo dục: HS trình bày: ? Sau Nguyễn Du ta thấy Nguyễn Tuân Muốn dùng từ cũng là một bậc thầy về sử dụng ngôn đúng và hay cần ngữ. Qua đó em học tập được điều gì về phải hiểu rõ nghĩa cách sử dụng từ ngữ và rút ra cho mình của từ , trau dồi bài học như thế nào khi sử dụng từ ngữ? vốn từ tiếng việt thông qua từ điển, các cuốn sách, tác phẩm văn học để học cách sử dụng từ của các nhà thơ, nhà văn và học cả trong chính cuộc sống hàng ngày, trong chính lời ăn tiếng nói của nhân Hoạt động 2: Hướng dẫn phân tích phần dân. 3.3.Cảnh sinh hoạt 3.3. trên đảo Cô Tô. GV chuyển: Cảnh vật thật rực rỡ tráng lệ và bình yên. Sau những ngày giông tố cuộc sống có trở lại bình thường không ? chúng ta cùng sang đoạn 3.GV gọi HS đọc đoạn 3, trình chiếu slides 26 HS đọc đoạn 3. Cảnh sinh hoạt trên đảo Cô Tô 20 Giáo viên: Trần Thị Thanh Vân – Trường PTDTBTTHCS Quảng Sơn
  21. Hồ sơ dự thi: Giáo án tích hợp liên môn ? Quan sát bức tranh và cho biết bức HS nêu: Bức tranh tranh đang miêu tả điều gì? miêu tả cảnh sinh hoạt – cảnh gánh nước lên thuyền của người dân Cô Tô. ?Tác giả chọn địa điểm nào để tả cảnh HS nêu: Vì cái -Địa điểm: Cái giếng sinh hoạt? Vì sao tác giả lại chọn địa giếng là linh hồn nước ngọt – linh hồn điểm này ? của đảo, rất thân của đảo. GV tích hợp thơ Chính Hữu quen và gắn bó sâu “Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính” sắc với người dân trong bài Đồng chí. Thậm chí có biết bao trong sinh hoạt đôi trai gái nên duyên nhờ chiếc giếng hằng ngày. làng: “Cây đa giếng nước sân đình Thành nơi hò hẹn chúng mình yêu nhau”. Gv tổ chức thảo luận nhóm – chia 4 nhóm thảo luận thời gian 3’, chiếu slides 27 HS chia nhóm thảo luận và trình bày ?Cảnh sinh hoạt trên đảo diễn ra như -Hoạt động: thế nào? +Người gánh nước ?Trong bức tranh sinh hoạt ấy tác ngọt, người tắm, giả khắc họa hình ảnh vợ chồng anh người múc nước vào Châu Hòa Mãn. Điều đó có dụng ý gì? ang, sạp. ?Nêu các biện pháp nghệ thuật được +Anh Châu Hòa Mãn sử dụng trong đoạn văn này ? quẩy nước, chị Châu ?Qua đoạn văn em thấy tác giả đã thể Hòa Mãn địu con hiện tình cảm của mình như thế nào ? *Nghệ thuật: HS lắng nghe + Chọn lọc chi tiết GV phân tích:Hình ảnh tiêu biểu cho vẻ tiêu biểu, so sánh -> đẹp lấp lánh của người dân chài khỏe Cảnh sinh hoạt khẩn khoắn, yêu lao động. Tiêu biểu cho con trương, tấp nập, thanh người trong xã hội mới. Nghệ thuật so sánh bình. tiêu biểu cho ta thấy biển trong cảm nhận của nhà văn thật bao dung. Huy Cận có + Tình cảm chân câu: thành và thân thiện ‘Biển cho ta cá như lòng mẹ với con người và cuộc Nuôi lớn đời ta từ thuở nào” sống nơi đây. Coi biển cả như máu thịt nên tác giả đã bộc 21 Giáo viên: Trần Thị Thanh Vân – Trường PTDTBTTHCS Quảng Sơn
  22. Hồ sơ dự thi: Giáo án tích hợp liên môn lộ tình cảm rất chân thành ,thân thiện với con người và cuộc sống nơi đây. *GV tích hợp môn địa lý 8 bài 24 Vùng biển Việt Nam (phần 2:Tài nguyên và bảo vệ môi trường biển Việt Nam) ?Tài nguyên biển của chúng ta có phải là HS trả lời: Không tài nguyên vô tận không? phải tài nguyên vô *GV tích hợp môn GDCD 7 bài 14 Bảo vệ tận. môi trường và tài nguyên thiên nhiên; Môn sinh học 9 bài 59 Khôi phục môi trường và giữ gìn thiên nhiên hoang dã ?Nếu không phải là tài nguyên vô tận thì HS nêu ý kiến: chúng ta cần làm gì để bảo vệ nguồn tài Chúng ta phải có ý nguyên quý giá đó? thức giữ gìn bảo vệ GV phân tích liên hệ: Biển của chúng ta là biển đảo quê một kho tài nguyên lớn nhưng không phải hương bằng các là vô tận. Hiện nay biển đảo Việt Nam nói biện pháp như chung đang gặp nhiều thách thứ như thiên tuyên truyền vận tai vùng biển, ô nhiễm biển do nhiều động để mọi người nguyên nhân như chất thải dầu khí, chthải có nhận thức đúng sinh hoạt khiến nguồn lợi hải sản giảm đắn về giá trị của sút, ảnh hưởng đến mỹ quan Chính vì thế biển đảo quê mỗi chúng ta phải nâng cao ý thức trách hương và cùng nhiệm để giữ gìn biển đảo quê hương nói nhau chung tay chung. Và đặc biệt là người con đất mỏ anh chung sức làm thì hùng chúng ta cũng phải tích cực đóng góp mới đạt kết quả. công sức của mình để bảo vệ vùng biển đảo Quảng Ninh nói chung chung, đảo Cô Tô, Cái Chiên nói riêng – phát huy tối ưu thế mạnh về kinh tế của các vùng biển đảo trên để làm giàu đẹp thêm quê hương Quảng Ninh, góp phần đưa đất nước Việt Nam ta ngày một giàu mạnh đi lên sánh vai các cường quốc năm châu như lời Bác Hồ căn dặn. * Tích hợp liên môn Lịch sử (Lịch sử địa phương Cô Tô), chiếu slides 28,29 - GV giới thiệu và chiếu video clip về Cô Tô: Cô Tô có tên cổ là Chàng Sơn (Núi HS xem vi deo. Chàng), từ lâu đời đã là nơi cư trú ngụ của 22 Giáo viên: Trần Thị Thanh Vân – Trường PTDTBTTHCS Quảng Sơn
  23. Hồ sơ dự thi: Giáo án tích hợp liên môn thuyền bè ngư dân Vùng Đông Bắc. Năm 1832, Nguyễn Công Trứ với cương vị Tổng Đốc Hải An (Hải Dương - An Quảng) đã xin triều đình cho thành lập làng xã, cắt cử người cai quản. Làng đầu tiên ở đây được Nguyễn Công Trứ đặt là làng Hướng HS nghe Hoá. Ít lâu sau, nhà Nguyễn cho thu thuế và lập đồn Hướng Hoá canh phòng giặc biển. Dân cư đông dần, tất cả đều là người gốc nhiều dân tộc thiểu số ở vùng ven biển Quảng Đông, Phúc Kiến và đảo Hải Nam phiêu bạt đến.Thời Pháp thuộc, Cô Tô là một tổng có năm xã (Đông giáp, Nam giáp, Tây giáp, Bắc giáp, Trung giáp) thuộc châu Hà Cối phủ Hải Đông tỉnh Hải Ninh. Đầu năm 1954, Cô Tô là xã thuộc huyện Móng Cái, sau đó là hai xã đặc biệt trực thuộc tỉnh. Từ 1964, hai xã đã được sát nhập vào huyện Cẩm Phả.Năm 1994, chính phủ đổi tên huyện Cẩm Phả thành huyện Vân Đồn đồng thời tách quần đảo Cô Tô gồm hai xã Thanh Lân, Cô Tô thành lập huyện Cô Tô. * Tích hợp Tập làm văn: ?Nếu cần đóng vai trò là một người hướng dẫn viên du lịch, cần thuyết minh HS tự bộc lộ cho một người chưa biết gì về vùng đất Cô Tô thì em sẽ chọn chi tiết nào để giới thiệu ? HS nêu: Tác giả có ?Qua đoạn trích “Cô Tô”, em có nhận xét sự hiểu biết thật gì về sự hiểu biết cũng như tình cảm của phong phú, tường tác giả đối với vùng đất này? tận cuộc sống của người dân Cô Tô và có tấm lòng gắn bó yêu mến sâu sắc với vùng đất này. HS nêu: Yêu quý ?Qua việc tìm hiểu văn bản “Cô Tô” đã mảnh đất này, giúp em bồi đắp thêm tình cảm gì đối với muốn được đến vùng đất Cô Tô nói riêng, đối với đất thăm vùng đất đó 23 Giáo viên: Trần Thị Thanh Vân – Trường PTDTBTTHCS Quảng Sơn
  24. Hồ sơ dự thi: Giáo án tích hợp liên môn nước Việt Nam nói chung? để cảm nhận được những điều mình đã học. Tự hào vì đất nước ta nơi nào cũng đẹp, nơi nào cũng đáng yêu *Tích hợp liên môn GDCD 7 ( Bảo vệ tài môi trường và tài nguyên thiên nhiên) ?Vậy theo các em chúng ta cần phải làm HS tự bộc lộ gì để bảo vệ cảnh quan, môi trường Cô Tô? Hoạt động 3: Tổng kết (5’) 4.Tổng kết *Phương pháp: Vấn đáp, trình bày, phân tích. GV dẫn dắt chuyển ý: Một tác phẩm vhọc thành công nhờ có sự đóng góp của hai yếu tố nội dung và nghệ thuật. Vậy để khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản chúng ta cùng chuyển sang phần 4. GV trình chiếu slides 30 câu hỏi trắc 4.1Nghệ thuật nghiệm Ngôn ngữ điêu luyện, miêu tả tinh tế, chính ?Dòng nào nói đúng nhất về nghệ thuật HS quan sát thảo xác và giàu hình ảnh của văn bản Cô Tô? luận và lựa chọn cảm xúc. A.Ngôn ngữ điêu luyện, miêu tả tinh tế, phương án đúng: A - So sánh táo bạo,bất chính xác và giàu hình ảnh cảm xúc với ngờ. những so sánh táo bạo,bất ngờ. B. Nghệ thuật nhân hoá, so sánh tinh tế. C.Ngôn ngữ điêu luyện, miêu tả tinh tế, nhân hoá táo bạo,bất ngờ. D. Cả 3 ý trên. 4.2Nội dung HS trình bày nội Vẻ đẹp độc đáo của ? Em cảm nhận được gì về nội dung của dung: Bài văn cho thiên nhiên và con văn bản Cô Tô? thấy vẻ đẹp độc người trên biển đảo đáo của thiên nhiên Cô Tô. Qua đó thấy trên biển đảo Cô được tình cảm yêu Tô, vẻ đẹp của quý của tác giả đối người lao động với một vùng đất của trên vùng đảo này. Tổ quốc – quần đảo 24 Giáo viên: Trần Thị Thanh Vân – Trường PTDTBTTHCS Quảng Sơn
  25. Hồ sơ dự thi: Giáo án tích hợp liên môn Qua đó thấy được Cô Tô. tình cảm yêu quý của tác giả đối với mảnh đất quê hương * Ghi nhớ: SGK tr.91 HS đọc ghi nhớ GV chốt gọi học sinh đọc ghi nhớ. IV.Luyện tập 1. Bài tập 1: SGK-91 Hoạt động 4: HD luyện tập 2. Bài tập 2: SGK-91 *Phương pháp: vấn đáp, dạy học theo dự án - GV hướng dẫn HS về nhà làm bài tập phần luyện tập. - Bài tập 1+2 SGK 91. - HS làm bài tập *Tích hợp liên môn Mĩ thuật 7(Đề tài cuộc theo sự hướng dẫn sống quanh em) chiếu slides 31 của GV Trong thời gian vừa qua, em đã đạt kết quả cao trong học tập. Phần thưởng bố mẹ dành cho em là một chuyến tham quan đảo Cô Tô.Dựa vào văn bản “Cô Tô” của nhà văn Nguyễn Tuân kết hợp với trí tưởng tưởng của bản thân, em hãy vẽ một bức tranh về vùng đảo này. GV giao bài tập bài tập - yêu cầu HS nộp sản phẩm sau một tuần 4.4. Củng cố: GV trình chiếu slides 32 Phương pháp khăn trải bàn: GV chia lớp thành 3 nhóm lớn (3 tổ) thực hiện các hoạt động: + Nhóm 1: Sau khi học xong văn bản Cô Tô các em thấy chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ cảnh quan, môi trường biển đảo Cô Tô? (Nêu các giải pháp, đề nghị với các cơ quan ban ngành, lãnh đạo địa phương, bản thân em thấy mình cần phải làm gì ? +Nhóm 2: Vẽ tranh về đề tài Cô Tô +Nhóm 3: 25 Giáo viên: Trần Thị Thanh Vân – Trường PTDTBTTHCS Quảng Sơn
  26. Hồ sơ dự thi: Giáo án tích hợp liên môn Đóng vai là một hướng dẫn viên du lịch, em sẽ giới thiệu với khách tham quan những gì về Cô Tô ( Viết dưới dạng một bài văn giới thiệu về Cô Tô) 4.5. Hướng dẫn về nhà: GV chiếu slides 33 * Bài cũ: - Nắm được những nét cơ bản về tác giả, tác phẩm - Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản. - Làm bài tập phần luyện tập. - Vẽ một bức tranh về vùng sông nước Cô Tô. - Sưu tầm một bài thơ viết về đảo Cô Tô. * Bài mới: - Soạn bài: Cây tre Việt Nam: - Đọc văn bản, tìm hiểu chú thích, tìm hiểu tác giả, tác phẩm. - Trả lời câu hỏi đọc hiểu văn bản, cụ thể: + Nêu đại ý của bài văn + Tìm bố cục của bài và nêu ý chính của mỗi đoạn + Tìm những chi tiết, hình ảnh thể hiện sự gắn bó của cây tre với con người trong lao động và cuộc sống hàng ngày. + Tìm các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài và nêu tác dụng. + Cây tre có vị trí như thế nào đối với cuộc sống của người dân Việt Nam nói chung và trong cộng cuộc phát triển đất nước ta hiện nay. + Qua bài văn em thấy được những vẻ đẹp, phẩm chất gì của cây tre? Vì sao có thể nói cây tre là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam? + Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản. - Chuẩn bị học tiết sau: So sánh 5- Rút kinh nghiệm: 7. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập * Cách thức, tiêu chí đánh giá kết quả học tập của học sinh: - Giáo viên đặt các câu hỏi tích hợp giáo dục liên môn; Giáo viên củng cố bài học từng phần và toàn bài. - Học sinh trả lời tốt các câu hỏi tích hợp giáo dục liên môn, rèn kĩ năng sử dụng bản đồ tốt, trả lời được các câu hỏi mang tính khái quát; học sinh vẽ được tranh minh họa, vẽ sơ đồ tư duy như vậy học sinh hiểu bài và vận dụng kiến thức tốt, linh hoạt. Cụ thể như sau: - Trả lời các câu hỏi tích hợp giáo dục liên môn: *Tích hợp liên môn Địa lí 8, ( Bài 24: Vùng biển Việt Nam, Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ, Địa lí địa phương tỉnh Quảng Ninh) 26 Giáo viên: Trần Thị Thanh Vân – Trường PTDTBTTHCS Quảng Sơn
  27. Hồ sơ dự thi: Giáo án tích hợp liên môn - GV yêu cầu học sinh xác định vị trí đảo Cô Tô trên bản đồ Việt Nam. ?Tài nguyên biển của chúng ta có phải là tài nguyên vô tận không? *Tích hợp liên môn sinh học 9 (bài 59 Khôi phục môi trường và giữ gìn thiên nhiên hoang dã ) ?Nếu không phải là tài nguyên vô tận thì chúng ta cần làm gì để bảo vệ nguồn tài nguyên quý giá đó? *Tích hợp liên môn GDCD 6+7 (Yêu thiên nhiên, sống hoà hợp với thiên nhiên; Bảo vệ tài môi trường và tài nguyên thiên nhiên) ? Qua đó em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người nơi đây? ? Vậy theo các em chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ cảnh quan, môi trường Cô Tô ? *Tích hợp liên môn Lịch sử (Lịch sử địa phương Cô Tô) - GV: Giới thiệu lịch sử hình thành và tên gọi đảo Cô Tô. *Tích hợp liên môn Âm nhạc (Âm nhạc thường thức) GV cho HS nghe bài hát “Cô Tô thành phố tương lai”sáng tác Thanh Thủy (Bí thư Đoàn T.N Sở nội vụ tỉnh Quảng Ninh) ? Thông qua nội dung phân tích phần 1 và qua nghe bài hát “Cô Tô thành phố tương lai” ấn tượng của em về vùng đất Cô Tô như thế nào? *Tích hợp liên môn Mĩ thuật 7(Đề tài cuộc sống quanh em) Trong thời gian vừa qua, em đã đạt kết quả cao trong học tập. Phần thưởng bố mẹ dành cho em là một chuyến tham quan đảo Cô Tô. Dựa vào văn bản “Cô Tô” của nhà văn Nguyễn Tuân kết hợp với trí tưởng tưởng của bản thân, em hãy vẽ một bức tranh về vùng đảo này. Trả lời câu hỏi trắc nghệm: ?Dòng nào nói đúng nhất về nghệ thuật của văn bản Cô Tô? A.Ngôn ngữ điêu luyện, miêu tả tinh tế, chính xác và giàu hình ảnh cảm xúc với những so sánh táo bạo,bất ngờ. B. Nghệ thuật nhân hoá, so sánh tinh tế. C.Ngôn ngữ điêu luyện, miêu tả tinh tế, nhân hoá táo bạo,bất ngờ. D. Cả 3 ý trên. 8. Các sản phẩm của học sinh: + Nhóm 1: Sau khi học xong văn bản Cô Tô các em thấy chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ cảnh quan, môi trường biển đảo Cô Tô? (Nêu các giải pháp, đề nghị với các cơ quan ban ngành, lãnh đạo địa phương, bản thân em thấy mình cần phải làm gì ? +Nhóm 2: Vẽ tranh về đề tài Cô Tô +Nhóm 3: Đóng vai là một hướng dẫn viên du lịch, em sẽ giới thiệu với khách tham quan những gì về Cô Tô ( Viết dưới dạng một bài văn giới thiệu về Cô Tô) 27 Giáo viên: Trần Thị Thanh Vân – Trường PTDTBTTHCS Quảng Sơn