Đề thi khảo sát chất lượng học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 6

doc 5 trang thungat 11170
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi khảo sát chất lượng học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_khao_sat_chat_luong_hoc_sinh_gioi_mon_ngu_van_lop_6.doc

Nội dung text: Đề thi khảo sát chất lượng học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 6

  1. Phòng GD- ĐT KỲ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HSG Môn: Ngữ văn Thời gian làm bài: 120 phút Mấy lời tản mạn Mình có tuyển tập trọn bộ 30 đề thi HSG Ngữ văn 6,7, tài liệu luyện thi vào lớp 10 tự biên soạn và sưu tầm nội bộ từ các trường chất lượng trên nhiều đơn vị và hơn 200 trang tài liệu ôn luyện HSG, dạy thêm. Ai bồi dưỡng HSG cũng đều hiểu một điều rằng: Xây dựng một đề thi đúng chuẩn kiến thức chương trình mới rất khó và mất rất nhiều thời gian và càng hiếm trên mạng. Thực tế bộ đề tốt ít người chia sẻ vì công sức nhiều quá nên họ muốn giữ lại cũng là điều dễ hiểu. Nếu bạn nào có tâm huyết thực sự thì nhắn tin gmail hoặc gọi điện mình gửi cho tham khảo. Bạn nào có trọn bộ đề HSG 8 thì giao lưu trao đổi, học tập cũng hay. Thực tế thứ nhất là: nếu đi dạy mà có sẵn bộ đề ưng ý, bộ giáo án chất lượng thì đó là mong ước của mọi giáo viên vì nó giảm cho ta một khoảng thời gian và sức lực vô cùng lớn. Thực tế thứ hai là: Một số lượng đồng nghiệp tải về rất nhiều đến gần 1000 tài liệu nhưng lại có 0 lượt đưa lên. Và đặc biệt hơn là không hề có một lời cảm ơn nào cho tác giả. Vì thế mình sẽ buộc các bạn cảm ơn. Thực tế thứ ba là: Trong quá trình đưa đề lên mạng, 90% người xin đề là phụ nữ. Qua nói chuyện, mình thấy họ rất tâm huyết nhưng lại không có thời gian nghiên cứu, tìm tòi. Chắc chắn học lo việc gia đình, chồng con nhiều quá. Điều này thì những ông chồng cũng cần xem lại cho cái. Thực tế thứ tư là: Đề thì muốn xin nhiều nhưng cái gì cũng tiếc cả, thậm chí tiếc cả tin nhắn cảm ơn chứ đừng nói gọi điện. Thế thì đừng xin mà xin cũng không cho đâu ạ. Thực tế thứ năm là: HẾT - Bạn cứ gọi đi, chả sao cả. Luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu. Bộ tài liệu của mình có đáp án đầy đủ, trọn vẹn, trong đó có rất nhiều bài văn mẫu tự làm hoặc đã đăng trên các tạp chí văn học. ĐT: 0833703100
  2. I. Đọc- hiểu( 4 điểm). Đọc kỹ văn bản sau và trả lời câu hỏi: ĐÔI TAI CỦA TÂM HỒN Một cô bé vừa gầy vừa thấp bị thầy giáo loại ra khỏi dàn đồng ca. Cũng chỉ tại cô bé ấy lúc nào cũng chỉ mặc mỗi một bộ quần áo vừa bẩn, vừa cũ lại vừa rộng nữa. Cô bé buồn tủi ngồi khóc một mình trong công viên. Cô bé nghĩ: Tại sao mình lại không được hát? Chẳng lẽ mình hát tồi đến thế sao? Cô bé nghĩ mãi rồi cô cất giọng hát khe khẽ. Cô bé cứ hát hết bài này đến bài khác cho đến khi mệt lả mới thôi. “Cháu hát hay quá!”. Một giọng nói vang lên: “Cảm ơn cháu, cháu gái bé nhỏ, cháu đã cho ta cả một buổi chiều thật vui vẻ”. Cô bé ngẩn người. Người vừa khen cô bé là một ông cụ tóc bạc trắng. Ông cụ nói xong liền đứng dậy và chậm rãi bước đi. Hôm sau, khi cô bé tới công viên đã thấy ông già ngồi ở chiếc ghế đá hôm trước, khuôn mặt hiền từ mỉm cười chào cô bé. Cô bé lại hát, cụ già vẫn chăm chú lắng nghe. Ông vỗ tay nói lớn: “Cảm ơn cháu, cháu gái bé nhỏ của ta, cháu hát hay quá!” Nói xong cụ già lại chậm rãi một mình bước đi. Cứ như vậy nhiều năm trôi qua, cô bé giờ đây đã trở thành một ca sĩ nổi tiếng. Cô gái vẫn không quên cụ già ngồi tựa lưng vào thành ghế đá trong công viên nghe cô hát. Một buổi chiều mùa đông, cô đến công viên tìm cụ nhưng ở đó chỉ còn lại chiếc ghế đá trống không. “Cụ già ấy đã qua đời rồi. Cụ ấy điếc đã hơn 20 năm nay” – một người trong công viên nói với cô. Cô gái sững người. Một cụ già ngày ngày vẫn chăm chú lắng nghe và khen cô hát lại là một người không có khả năng nghe? ( Trích “Quà tặng tâm hồn”- kỳ 35) Câu 1. Xác đinh phương thức biểu đạt chính của văn bản trên. Câu 2. Những từ gạch chân trong văn bản trên thuộc từ loại nào? Câu 3. Chỉ ra các từ láy, từ ghép có trong đoạn trích? Câu 4.Qua câu chuyện em rút ra được bài học gì ? II. Tự luận( 16 điểm) Câu 2.( 4.0 điểm) Chỉ ra và phân tích nghệ thuật của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn sau: “Mặt trời nhú dần lên rồi lên cho kỳ hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong buổi bình minh để mừng cho sự trường thọ cúa tất cả những người con chài lưới trên muôn thủa biển Đông ”. (Trích “Cô Tô” – Nguyễn Tuân- Ngữ văn 6, tập II) Câu 3( 12.0 điểm) Trong giấc ngủ em thấy mình đang đứng trên đảo Cô Tô và được gặp gỡ với chị Châu Hòa Mãn. Hãy kể và tả lại cuộc gặp gỡ đó. HƯỚNG DẪN CHẤM KSCL HSG NGỮ VĂN 6
  3. CÂU ĐÁP ÁN ĐIỂM Phần I. Đọc- hiểu Câu 1. - Xác đinh đúng phương thức biểu đạt chính của văn bản: tự sự 1.0 Câu 2. - Những từ gạch chân trong văn bản là động từ 1.0 Câu 3 - Chỉ ra các từ láy, từ ghép có trong đoạn trích: 1.0 - Từ láy: khe khẽ, vui vẻ, chăm chú - Từ ghép: Cô bé, thầy giáo, đồng ca, buồn tủi, công viên, mệt lả, cảm ơn, bé nhỏ, ca sĩ, mùa đông, khả năng. Câu 4. - Rút ra được bài học( mỗi ý đúng 0.5 điểm) 1.0 + Cần phải biết cảm thông chia sẻ, yêu thương giúp đỡ những người có hoàn cảnh kém may mắn hơn mình + Trong cuộc sống cần phải có niềm tin và nghị lực để vượt qua khó khăn thử thách, để chiến thắng hoàn cảnh Phần II. Làm văn - Học sinh phải chỉ ra được các biện pháp tu từ được sử dụng Câu 1. trong đoạn văn: (2.0 điểm, đúng mỗi ý cho 1.0 điểm) + Biện pháp so sánh qua các hình ảnh: “Tròn trĩnh, phúc 1.0 hậu như lòng đỏ đầy đặn”; “Y như một mâm lễ phẩm biển Đông” -> Gợi khung cảnh biển trời sau trận bão với vẻ đẹp sáng trong, tinh khôi -mặt trời mọc trên biển- tròn trĩnh, phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn-> Hình ảnh so sánh đặc sắc, rất gần gũi chân thực -> hình dáng tròn trĩnh, phúc hậu vừa hình dung được màu sắc đỏ tươi, rực rỡ, hồng hào thăm thẳm, kích thước kì vĩ của quả trứng thiên nhiên. + Biện pháp ẩn dụ: quả trứng hồng hào, đường bệ( mặt 1.0 trời), mâm bạc ( mặt biển) -> gợi hình dáng, kích thước, màu sắc của mặt trời và mặt biển khi mặt trời mọc, kích thước kì vĩ của thiên nhiên. - Học sinh nêu giá trị nghệ thuật của các phép tu từ (2.0 điểm, đúng mỗi ý cho 1.0 điểm) + Lời văn đậm chất trữ tình, sử dụng nghệ thuật so sánh, ẩn dụ sinh động kết hợp với các từ láy gợi hình, tác giả đã vẽ ra trước 1.0 mắt người đọc cảnh mặt trời mọc trên đảo Cô Tô thật rực rỡ, huy hoàng, tráng lệ không giống như bất cứ cảnh bình minh nào trên đồng bằng hay rừng núi. + Một bức tranh thiên nhiên đầy màu sắc kì ảo nhưng lại rất 1.0 chân thực và sống động-> thể hiện tâm hồn nhạy cảm, yêu thiên nhiên của tác giả
  4. Câu 2. * Yêu cầu về kĩ năng: - Làm đúng kiểu bài kể chuyện tưởng tượng kết hợp với miêu tả sáng tạo. - Bố cục hoàn chỉnh. Hành văn trong sáng, diễn đạt trôi chảy, có sử dụng lời thoại tự nhiên, sinh động gây được hứng thú * Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể tổ chức bài làm theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đáp ứng được những ý cơ bản sau: Mở bài: Tưởng tượng tình huống gặp gỡ nhân vật một cách hợp lý, tự nhiên Thân bài : + Miêu tả cảnh sắc thiên nhiên và cuộc sống của con người vùng đảo Cô Tô ( do em quan sát hoặc qua lời giới thiệu của chị Châu Hòa Mãn) . + Miêu tả được chân dung của nhân vật chị Châu Hòa Mãn + Câu chuyện giữa em và nhân vật( tưởng tượng tự do song phải lấy cơ sở từ chủ đề văn bản và thể hiện được tính cách hoặc thái độ tình cảm của nhân vật đối với quê hương ) + Bộc lộ tình cảm, suy nghĩ về nhân vật, về một vùng biển đảo xinh đẹp của đất nước. Kết bài: Ấn tượng sâu sắc nhất và những mong muốn sau cuộc gặp ấy Cách cho điểm: Điểm 10-12: Hiểu đề sâu sắc. Đáp ứng được hầu hết các yêu cầu về nội dung và phương pháp. Vận dụng tốt văn kể chuyện để kể lại câu chuyện theo trí tưởng tượng, có kết hợp với miêu tả. Trình bày và diễn đạt tốt, bố cục rõ, chữ viết đẹp, bài làm có cảm xúc và sáng tạo. Điểm 8-10 : Hiểu đề. Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu của đề. Biết vận dụng văn kể chuyện để kể lại câu chuyện theo trí tưởng tượng, có kết hợp với miêu tả. Trình bày và diễn đạt tương đối tốt, bố cục rõ, bài làm có cảm xúc nhưng còn đôi chỗ kể chưa sáng tạo Có thể mắc một số lỗi nhỏ về chính tả và ngữ pháp. Điểm 6-8: Tỏ ra hiểu đề. Đáp ứng được các yêu cầu về nội dung và phương pháp.Vận dụng văn kể chuyện tưởng tượng chưa tốt, có miêu tả các nhân vật và khung cảnh nhưng chưa rõ, nhiều chỗ còn lan man. Điểm 4-6: Chưa hiểu yêu cầu của đề bài, chưa biết vận dụng văn
  5. kể chuyện để kể lại một câu chuyện theo trí tưởng tượng, có nhiều đoạn lạc sang kể lể lan man, lủncủng, hoặc sao chép lại văn bản Còn mắc lỗi về chính tả và ngữ pháp. Điểm 2 -4: Chưa hiểu yêu cầu của đề bài, không biết vận dụng văn kể chuyện để kể lại một câu chuyện theo trí tưởng tượng, có nhiều đoạn lạc đề, lủng củng Điểm 1 - 2: Chưa hiểu yêu cầu của đề bài, không biết vận dụng văn kể chuyện để kểlại một câu chuyện theo trí tưởng tượng, có nhiều đoạn lạc đề, lủng củng Điểm 0: Bài để giấy trắng Lưu ý: Biểu điểm chỉ mang tính chất gợi ý, giám khảo cần căn cứ vào bài làm của học sinh để chiết điểm phù hợp