Đề kiểm tra chất lượng học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2016-2017 - Phòng GD&ĐT huyện Vũ Thư (Có ma trận và đáp án)

doc 6 trang thungat 1870
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chất lượng học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2016-2017 - Phòng GD&ĐT huyện Vũ Thư (Có ma trận và đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_chat_luong_hoc_ky_i_mon_ngu_van_lop_7_nam_hoc_20.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra chất lượng học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2016-2017 - Phòng GD&ĐT huyện Vũ Thư (Có ma trận và đáp án)

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I HUYỆN VŨ THƯ Môn: Ngữ văn lớp 7 Năm học: 2016–2017 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC PHẦN I. ĐỌC HIỂU (5,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: Cháu chiến đấu hôm nay Vì lòng yêu Tổ quốc Vì xóm làng thân thuộc Bà ơi, cũng vì bà Vì tiếng gà cục tác Ổ trứng hồng tuổi thơ. Câu 1 (0,5 điểm): Em hãy cho biết đoạn thơ trên trích từ văn bản nào? Của ai? Câu 2 (1,5 điểm): Hãy tìm điệp ngữ trong đoạn thơ trên và nói rõ đó là dạng điệp ngữ gì? Nêu tác dụng của phép điệp ngữ vừa tìm được. Câu 3 (1,0 điểm): Nêu nội dung của đoạn trích trên. Câu 4 (2,0 điểm): Qua đoạn trích trên, em hãy nêu cảm nghĩ của mình về người cháu bằng một đoạn văn ngắn từ 5 - 7 câu, trong đó có sử dụng ít nhất một cặp quan hệ từ. Gạch chân dưới cặp quan hệ từ mà em đã sử dụng trong đoạn văn. PHẦN II. LÀM VĂN (5,0 điểm) Phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ “Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh
  2. HƯỚNG DẪN CHẤM NGỮ VĂN 7 PHẦN I. ĐỌC HIỂU (5,0 điểm) Câu 1: - Đoạn trích trên trích từ văn bản: “Tiếng gà trưa”. (0,25 điểm) - Tác giả: nhà thơ Xuân Quỳnh. (0,25 điểm) Câu 2: - Điệp ngữ trong đoạn thơ trên là từ “Vì” (0,5 điểm) - Đây là điệp ngữ cách quãng (0,5 điểm) - Tác dụng của điệp ngữ “Vì” trong đoạn thơ: Nhấn mạnh nguyên nhân chiến đấu của người cháu - người chiến sĩ. (0,5 điểm) Câu 3: Nội dung của đoạn trích: - Lời tâm sự chân thành của người chiến sĩ trẻ trên đường ra tiền tuyến gửi về người bà kính yêu nơi hậu hương về mục đích chiến đấu của mình. (0,5 điểm) - Tình yêu bà hòa quyện trong tình yêu quê hương đất nước. (0,5 điểm) Câu 4: * Hình thức: (0,5 điểm) - Đoạn văn ngắn 5 – 7 câu. - Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, biết cách dùng từ, đặt câu. * Nội dung: Đoạn văn viết đúng chủ đề. Học sinh có thể tự do nêu cảm nghĩ của mình, nhưng cần phải đảm bảo ý: Trân trọng và cảm phục người cháu. - Người cháu luôn yêu thương, kính trọng bà, chấp nhận mọi hy sinh gian khổ để bảo vệ bình yên cho bà. (0,5 điểm) - Ở người cháu có tình cảm lớn lao (tình yêu quê hương, đất nước) hòa quyện với tình cảm gia đình (tình bà cháu) (0,5 điểm) - Đoạn văn có sử dụng hợp lí và xác định bằng hình thức gạch chân cặp quan hệ từ. (0,5 điểm)
  3. PHẦN II. LÀM VĂN (5,0 điểm) 1. Yêu cầu chung: - Đây là bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học, yêu cầu học sinh phải trình bày được những cảm xúc, suy nghĩ chân thành của mình về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. - Bài viết đảm bảo bố cục 3 phần mở bài, thân bài, kết bài rõ ràng, chặt chẽ. Học sinh thuộc và trích dẫn chính xác dẫn chứng. Diễn đạt trong sáng, lời văn chân thật, tránh sáo rỗng, tán dương quá lời. Dùng từ, đặt câu chính xác. a/ Mở bài: - Giới thiệu về tác giả Hồ Chí Minh và hoàn cảnh ra đời bài thơ “Cảnh khuya”. - Nêu khái quát cảm xúc, suy nghĩ về tác phẩm. Gợi ý: - Giới thiệu: Hồ Chí Minh (1890 - 1969) là một vị lãnh tụ vĩ đại kính yêu của dân tộc, đồng thời là nhà thơ xuất sắc của nền văn học cách mạng. - Hoàn cảnh sáng tác: Năm 1947, Bác đã sáng tác bài thơ “Cảnh khuya” ở Việt Bắc, trong thời kì đầu đầu của cuộc kháng chiến đầy khó khăn, gian khổ chống thực dân Pháp - Hoàn cảnh tiếp xúc: Em may mắn được học trong chương trình Ngữ văn lớp 7 - Chép thơ: “Tiếng suối trong như tiếng hát xa, Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa. Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ, Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.” b/ Thân bài: Triển khai cụ thể cảm xúc, suy nghĩ được gợi lên từ nội dung và nghệ thuật của tác phẩm: học sinh có nhiều cách cảm nhận và bộc lộ cảm xúc khác nhau nhưng vẫn phải đảm bảo các nội dung cơ bản theo gợi ý định hướng sau: Gợi ý:
  4. * Nêu được cảm nhận chung: Bằng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt với ngòi bút trữ tình chứa chan tình cảm và nhiều hình ảnh đẹp, nhà thơ đã gây xúc động cho người đọc, người nghe bằng những câu thơ miêu tả cảnh đẹp đêm trăng ở chiến khu Việt Bắc, đồng thời thể hiện tình yêu thiên nhiên gắn liền với tình yêu nước sâu nặng của tác giả. * Cảm xúc 1: Bài thơ cho ta được say mê chìm đắm với cảnh vật thiên nhiên thơ mộng đêm trăng nơi núi rừng Việt Bắc: “Tiếng suối trong như tiếng hát xa, Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.” - Cảnh thiên nhiên nơi núi rừng Việt Bắc thật đẹp. Qua ngòi bút điêu luyện của Bác, trời vào đêm ở đây khác hẳn với ban đêm ở nơi phồn hoa đô thị. Khung cảnh nơi đây thật nhẹ nhàng, êm đềm: xa xa vẳng lại tiếng suối trong như một tiếng hát. - Tiếng suối được diễn tả sinh động qua lối so sánh đặc sắc. Xưa trong thơ Nguyễn Trãi, tiếng suối được ví như “Tiếng đàn cầm bên tai” gợi cung bậc cảm xúc, âm điệu trầm lắng man mác buồn. Nay, trong thơ Hồ Chí Minh tiếng suối vẫn là điệu nhạc khiến cho vần thơ vừa mang màu sắc cổ điển vừa có nét hiện đại bởi nó vút cao như tiếng hát xa, gợi sự trẻ trung đầy sức sống của một tâm hồn thơ lạc quan phơi phới. Tiếng suối như gần gũi với con người hơn, xua tan cái hoang vắng, lạnh lẽo của núi rừng Việt Bắc. - Hình ảnh “Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa” làm cho thiên nhiên càng đáng yêu hơn khi em được thưởng thức vẻ đẹp của một bức tranh nhiều tầng lớp, đường nét đa dạng: có dáng hình vươn toả rộng của vòm cổ thụ, phía trên cao lấp loáng ánh trăng. Bức tranh thật lung linh, huyền ảo. Bức tranh được tạo bởi hai mảng màu sáng tối nhưng vẫn ấm áp, hoà quyện thành những hình khối đa dạng nhiều tầng lớp, lại ấm áp, hoà hợp, quấn quýt bởi cách dùng điệp từ “lồng” tài tình của tác giả. - Em thấy trước mắt mình cảnh trăng cảnh rừng Cảm ơn tác giả Hồ Chí Minh. Ngòi bút tài hoa và tâm hồn yêu thiên nhiên say đắm của Người đã giúp em cảm nhận sự ngọt ngào của âm thanh tiếng suối chảy, vẻ đẹp nên thơ
  5. của rừng Việt Bắc. Thơ Hồ Chí Minh đã khơi gợi trong em bao ước muốn được có mặt ở rừng Việt Bắc để thưởng thức vẻ đẹp thiên nhiên nơi ấy Cảm xúc 2: Em xúc động, cảm phục biết bao trước tâm hồn và tấm lòng của Bác “Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ, Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.” - Cảnh khuya thật đẹp, làm say lòng thi sĩ, khiến Người không ngủ được, thả hồn vào cảnh đẹp thiên nhiên. Điệp ngữ “chưa ngủ” là bản lề mở ra hai phía tâm trạng thống nhất trong con người Hồ Chí Minh: nhà thơ say mê vẻ đẹp thiên nhiên, người chiến sĩ lo lắng cho vận mệnh nước nhà. Người chưa ngủ vì luôn canh cánh bên lòng nỗi lo cho vận mệnh dân tộc. Dù mê cảnh đẹp, Người vẫn không xao lãng việc nước. Ở Hồ Chí Minh, tâm hồn thi sĩ và chiến sĩ hoà làm một. Em thật khâm phục phong thái ung dung, lạc quan của Bác khi biết bài thơ ra đời vào những ngày đầu gian khổ của kháng chiến chống Pháp. Trân trọng và cảm phục biết bao trước lòng yêu nước, đức hi sinh cao cả của Bác. Tâm hồn và cuộc đời Bác là bài học lớn cho tuổi trẻ Việt Nam (Có thể liên hệ thêm các bài thơ “Đi thuyền trên sông Đáy” và bài “Đêm nay Bác không ngủ” ) c/ Kết bài: Khẳng định lại ấn tượng chung về tác phẩm. - Bài thơ đọng lại trong em những cảm xúc dạt dào, - Hồ Chí Minh đã để lại cho đời một bài thơ hay và ý nghĩa. Vần thơ khơi gợi tình yêu thiên nhiên, yêu những miền đất xa xôi của đất nước và niềm kính trọng vô hạn vị cha già dân tộc, Lưu ý: Khi nêu cảm xúc, suy nghĩ học sinh phải bám sát các chi tiết, hình ảnh có dẫn chứng cụ thể tránh tình trạng nêu cảm nghĩ chung chung. Cảm nghĩ trong bài phải sâu sắc chân thành. 2. Cho điểm: * Điểm 5:
  6. Bài viết đúng thể loại, kiểu bài, bố cục rõ ràng, lời văn sáng tạo, câu văn biến hoá, cảm xúc rõ nét, chân thành, tự nhiên, diễn đạt lưu loát, trình bày sạch đẹp. * Điểm 3 - 4: Bài viết đúng thể loại, bố cục 3 phần rõ ràng tuy nhiên cảm nghĩ chưa sâu cả về nội dung và nghệ thuật; bài viết còn mắc một số lỗi diễn đạt. * Điểm 1 - 2: Bài viết cảm xúc hời hợt, tỏ ra không hiểu văn bản; bố cục chưa rõ ràng, chữ viết cẩu thả, diễn đạt yếu, mắc nhiều lỗi chính tả. * Điểm 0: Bài bỏ giấy trắng hoặc kể lể mà thiếu suy nghĩ, cảm xúc. Bài viết vụng về, chữ xấu, diễn đạt quá yếu. * Lưu ý: - Giáo viên khi chấm cần vận dụng linh hoạt biểu điểm, chú ý khuyến khích những bài làm có sự sáng tạo, nắm chắc kiến thức văn bản, kĩ năng làm văn phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học, văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc. - Làm tròn điểm đến một chữ số thập phân (VD: 6,25 làm tròn thành 6,3).