Bài kiểm tra môn Ngữ văn Lớp 7 - Bài viết số 2 - Trường THCS Châu Cường

doc 4 trang thungat 1450
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra môn Ngữ văn Lớp 7 - Bài viết số 2 - Trường THCS Châu Cường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_kiem_tra_mon_ngu_van_lop_7_bai_viet_so_2_truong_thcs_cha.doc

Nội dung text: Bài kiểm tra môn Ngữ văn Lớp 7 - Bài viết số 2 - Trường THCS Châu Cường

  1. TRƯỜNG THCS CHÂU CƯỜNG Tổ Văn – Sử - Anh - GDCD BÀI VIẾT TẬP LÀM VĂN SỐ 3 – VĂN BIỂU CẢM MÔN NGỮ VĂN 7 THỜI GIAN: 90 PHÚT I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: - Ôn tập, củng cố cách làm bài văn biểu cảm, để có thể vận dụng kiến thức đó vào việc tập làm một bài văn biểu cảm cụ thể. 2. Kĩ năng: - Vận dụng kiến thức tổng hợp để đọc - hiểu văn bản biểu cảm. - Nhận biết, vận dụng những kiến thức đã học về kiểu bài biểu cảm để tạo lập văn bản biểu cảm. - Rèn kĩ năng kết hợp yếu tố tự sự, miêu tả trong bài văn biểu cảm. 3. Thái độ: - Có ý thức làm bài nghiêm túc, trung thực trong quá trình làm bài. - Bồi dưỡng tình yêu và sự hứng thú đối với môn học. 4. Năng lực: Hình thành năng lực tư duy, sử dụng ngôn ngữ, tạo lập văn bản, năng lực sáng tạo và cảm thụ thẩm mĩ của học sinh. II. HÌNH THỨC KIỂM TRA 1. Hình thức: Tự luận 2. Thời gian: 90 phút 3. Cách thức tổ chức kiểm tra: Kiểm tra theo lớp III. KHUNG MA TRẬN
  2. Mức độ Mức độ cần đạt Nội Tổng số Nhận Thông Vận dụng Vận dụng dung biết Hiểu cao (Chủ đề) I. Đọc hiểu: - Nhận biết Thông hiểu Đoạn trích PTBĐ tình cảm tác văn bản văn - Chỉ ra cách giả gửi gắm học/văn bản lập ý của đoạn qua đoạn thông tin trích trích Số câu Số câu :2 Số câu :1 Số câu: 3 Số điểm Số điểm: 2 Số điểm: 1 Số điểm:3 Tỷ lệ Tỉ lệ: 20% Tỉ lệ: 10% Tỉ lệ: 30% II. Văn biểu - Xác định - Xây dựng, Vận dụng Vận dụng cảm: Cảm đúng đối sắp xếp các ý kiến thức và kiến thức, kĩ nghĩ về người tượng biểu theo trình tự kĩ năng để năng để tạo thân cảm và tình hợp lý. tạo lập văn lập văn bản cảm cần thể bản biểu cảm biểu cảm có hiện. hoàn chỉnh tính sáng - Bố cục một tạo,mang bài văn biểu tính triết lí cảm sâu sắc. Số câu 1 1 Số điểm 1 2 3 1 7,0 Tỷ lệ 10% 20% 30% 10% 70% Tổng số câu 4 Tổng số điểm 3 3 3 1 10 Tỉ lệ % 30% 30% 30% 10% 100%
  3. TRƯỜNG THCS CHÂU CƯỜNG KIỂM TRA BÀI VIẾT SỐ 2 Họ và tên: Lớp Môn: Tiết PPCT: Thời gian làm bài: phút. Mã đề: Điểm Lời nhận xét của giáo viên ĐỀ RA PHẦN I: ĐỌC HIỂU VĂN BẢN (3đ) Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu: mẹ ru cái lẽ ở đời sữa nuôi phần xác hát nuôi phần hồn bà ru mẹ mẹ ru con liệu mai sau các con còn nhớ chăng ? nhìn về quê mẹ xa xăm lòng ta - chỗ ướt mẹ nằm đêm mưa ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa miệng nhai cơm búng lưỡi lừa cá xương (Trích Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa - Nguyễn Duy, Mẹ và em - NXB Thanh Hóa, 1987) Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu: Câu 1: Xác định PTBĐ chính của đoạn trích. Câu 2: Đoạn thơ lập ý theo cách nào? Câu 3: Theo em, đoạn trích biểu lộ tình cảm gì của tác giả? PHẦN II: LÀM VĂN (7đ) Cảm nghĩ về người thân (ông bà, cha mẹ, anh chị ) BÀI LÀM
  4. V. HƯỚNG DẪN CHẤM, THANG ĐIỂM A. Hướng dẫn chung 1. Giáo viên chấm bài nắm vững Đáp án - Thang điểm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh đếm ý cho điểm. Cần chủ động, linh hoạt trong quá trình chấm. 2. Việc chi tiết hóa điểm số các câu trong Đáp án – Thang điểm phải thống nhất và đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi câu. 3. Bài làm của học sinh được chấm theo thang điểm 10, lấy đến 0,5, không quy tròn điểm. B. Hướng dẫn cụ thể: Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU VĂN BẢN 3,0 1 PTBĐ chính: Biểu cảm 1,0 2 Cách lập ý của đoạn thơ: Hồi tưởng quá khứ và suy nghĩ về hiện 1,0 tại. 3 Đoạn trích thể hiện những suy nghĩ, trăn trở của tác giả về lời ru 1,0 của mẹ. Qua đó, bộc lộ nỗi buồn sâu lắng và nỗi niềm thương nhớ mẹ khôn nguôi. II LÀM VĂN: Viết bài văn trình bày cảm nghĩ về người thân. 7,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn biểu cảm: Có đủ phần mở bài, thân 0, 5 bài, kết bài. Mở bài giới thiệu được đối tượng biểu cảm và tình cảm cần thể hiện , thân bài triển khai được nội dung biểu cảm, kết bài khẳng định lại tình cảm cá nhân đối với đối tượng biểu cảm. b. Xác định đúng đối tượng biểu cảm: người thân của em 0,5 Xác định tình cảm cần thể hiện: yêu mến, thương nhớ, kính trọng,tự hào, c. Triển khai nội dung biểu cảm; sắp xếp các ý theo trình tự hợp 5,0 lý; Vận dụng kiến thức và kĩ năng để tạo lập văn bản biểu cảm. * Giới thiệu người thân và nêu cảm nghĩ chung về người thân 1,0 * Biểu cảm về vẻ đẹp ngoại hình, tính tình, tài năng (nét tiêu 1,0 biểu). * Biểu cảm về đối tượng ở những kỉ niệm sâu sắc với bản thân. 1,0 * Biểu cảm về vai trò của người đó đối với bản thân. 1,0 * Tình cảm của em đối với người thân, lời hứa hẹn với người 1,0 thân. d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc 0,5 về người thân, biết kết hợp các yếu tố tự sự và miêu tả. e. Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu 0,5