Đề kiểm tra chất lượng lớp nâng cao tháng 4 môn Sinh học Lớp 11 - Mã đề 201 - Trường THPT Bắc Kiến Xương (Có đáp án)

doc 4 trang thungat 2290
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chất lượng lớp nâng cao tháng 4 môn Sinh học Lớp 11 - Mã đề 201 - Trường THPT Bắc Kiến Xương (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_chat_luong_lop_nang_cao_thang_4_mon_sinh_hoc_lop.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra chất lượng lớp nâng cao tháng 4 môn Sinh học Lớp 11 - Mã đề 201 - Trường THPT Bắc Kiến Xương (Có đáp án)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÁI BÌNH ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG LỚP TRƯỜNG THPT BẮC KIẾN XƯƠNG CƠ BẢN NÂNG CAO THÁNG 04 NĂM 2018 Mã đề: 201. Môn: Sinh học 11 (Đề kiểm tra gồm 04 trang; 40 câu) Thời gian làm bài: 50 phút Họ và tên thí sinh: SBD: Câu 1: Ở đậu Hà Lan, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp. Cho cây thân cao giao phấn với cây thân cao, thu được F1 gồm 900 cây thân cao và 299 cây thân thấp. Tính theo lý thuyết, tỷ lệ cây F1 tự thụ phấn cho F2 gồm toàn cây thân cao so với tổng số cây F1 là: A. 1/4 B. 3/4 C. 2/3 D. 1/2 Câu 2: Thế nào là gen đa hiệu? A. Gen điều khiển sự hoạt động của gen khác B. Gen tạo ra nhiều loại mARN C. Gen tạo ra sản phẩm với hiệu quả cao D. Gen mà sản phẩm của nó có ảnh hưởng đến nhiều tính trạng khác nhau Câu 3: Theo Jacôp và Mônô, các thành phần cấu tạo của opêron Lac gồm: A. gen điều hoà, nhóm gen cấu trúc, vùng khởi động (P) B. gen điều hoà, nhóm gen cấu trúc, vùng vận hành (O) C. gen điều hoà, nhóm gen cấu trúc, vùng vận hành (O), vùng khởi động (P) D. vùng vận hành (O), nhóm gen cấu trúc, vùng khởi động (P) Câu 4: Giống lúa X khi trồng ở đồng bằng Bắc Bộ cho năng suất 8 tấn/ha, ở vùng Trung Bộ cho năng suất 6 tấn/ha, ở đồng bằng sông Cửu Long cho năng suất 10 tấn/ha. Nhận xét nào sau đây là đúng? A. Điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, thay đổi đã làm cho kiểu gen của giống lúa X bị thay đổi theo B. Tập hợp tất cả các kiểu hình thu được về năng suất (6 tấn/ha, 8 tấn/ha, 10 tấn/ha ) được gọi là mức phản ứng của kiểu gen quy định tính trạng năng suất của giống lúa X C. Năng suất thu được ở giống lúa X hoàn toàn do môi trường sống quy định D. Giống lúa X có nhiều mức phản ứng khác nhau về tính trạng năng suất Câu 5: Một gen ở vi khuẩn E.coli có chiều dài 4080A 0 và có tổng hai loại nuclêôtit bằng 40% số nuclêôtit của gen. Khi gen phiên mã tạo ra 1 phân tử mARN cần môi trường nội bào cung cấp 540G và 120A. Số lượng hai loại nu còn lại của mARN là: A. 300X và 240G B. 360X và 180U C. 360U và 180X D. 240X và 300U Câu 6: Điều không đúng về di truyền qua tế bào chất là: A. vật chất di truyền và tế bào chất được chia đều cho các tế bào con B. các tính trạng di truyền không tuân theo các quy luật di truyền nhiễm sắc thể C. tính trạng do gen trong tế bào chất quy định vẫn sẽ tồn tại khi thay thế nhân tế bào bằng một nhân có cấu trúc khác D. kết quả lai thuận nghịch khác nhau trong đó con lai thường mang tính trạng của mẹ và vai trò chủ yếu thuộc về tế bào chất của giao tử cái Câu 7: Cảm ứng ở động vật là? A. Khả năng tiếp nhận kích thích và phản ứng lại các kích thích từ môi truờng sống đảm bảo cho sinh vật tồn tại và phát triển B. Phản ứng của cơ thể thông qua hệ thần kinh để trả lời các kích thích C. Phản xạ có điều kiện D. Phản xạ không điều kiện Câu 8: Dịch mã là quá trình tổng hợp nên phân tử: A. mARN B. tARN C. ADN D. prôtêin Câu 9: Loại đột biến nào sau đây thường không làm thay đổi số lượng và thành phần gen trên một nhiễm sắc thể? A. Đảo đoạn nhiễm sắc thể B. Mất đoạn nhiễm sắc thể C. Lặp đoạn nhiễm sắc thể D. Chuyển đoạn giữa 2 nhiễm sắc thể Trang 1/4 - Mã đề thi 201
  2. Câu 10: Chất nào sau đây được cây xanh sử dụng làm nguyên liệu của quá trình quang hợp? A. Đường và khí CO2 B. Khí O2 và đường C. Khí CO2 và nước D. Đường và nước Câu 11: Trong giảm phân, ở kỳ sau I và kỳ sau II có điểm giống nhau là : A. Các nhiễm sắc thể đều ở trạng thái đơn B. Sự dãn xoắn của các nhiễm sắc thể C. Các nhiễm sắc thể đều ở trạng thái kép D. Sự phân li các nhiễm sắc thể về 2 cực tế bào Câu 12: Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của hooccmôn thực vật? A. Được tạo ra ở một nơi nhưng gây ra phản ứng ở một nơi khác trong cây B. Tính chuyên hoá cao hơn nhiều so với hoocmôn ở động vật bậc cao C. Tính chuyên hoá thấp hơn nhiều so với hoocmôn ở động vật bậc cao D. Với nồng độ rất thấp gây ra những biến đổi mạnh trong cơ thể Câu 13: Quần thể nào sau đây có thành phần kiểu gen đạt trạng thái cân bằng? A. 16%AA: 20%Aa: 64%aa B. 25%AA: 11%Aa: 64%aa C. 36%AA: 28%Aa: 36%aa D. 2,25%AA: 25,5%Aa: 72,25%aa Câu 14: Ở 1 loài thực vật lưỡng bội, xét 2 gen nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể thường khác nhau: gen quy định chiều cao cây có 2 alen (A và a); gen quy định hình dạng quả có 2 alen (B và b). Phép lai nào sau đây cho cho tỉ lệ kiểu gen giống tỉ lệ kiểu hình? A. AABB x Aabb B. AaBb x AaBB C. AaBB x aaBb D. Aabb x aaBb Câu 15: Khi lai hai thứ đại mạch xanh lục bình thường và lục nhạt với nhau thì thu được kết quả như sau: Lai thuận: P: ♀ xanh lục ♂ lục nhạt F1: 100% xanh lục. Lai nghịch: P: ♀ lục nhạt ♂ xanh lục F1: 100% lục nhạt. Nếu cho cây F1 của phép lai nghịch tự thụ phấn thì kiểu hình ở F2 như thế nào? A. 5 xanh lục : 3 lục nhạt B. 1 xanh lục : 1 lục nhạt C. 100% lục nhạt D. 3 xanh lục : 1 lục nhạt Câu 16: Thế hệ xuất phát của một quần thể thực vật có ki ểu gen Bb. Sau 4 thế hệ tự thụ phấn, tính theo lý thuyết thì tỷ lệ thể dị hợp (Bb) trong quần thể đó là: A. (1/2)4 B. 1/4 C. 1/8 D. 1- (1/2)4 Câu 17: Phép lai một tính trạng cho đời con phân li kiểu hình theo tỉ lệ 1: 4 : 6 : 4 : 1. Tính trạng này di truyền theo quy luật: A. Di truyền liên kết với giới tính B. Tác động cộng gộp C. Hoán vị gen D. Liên kết gen Câu 18: Bản chất quy luật phân ly của MenĐen là: A. Sự phân ly kiểu hình ở F2 theo tỉ lệ 1: 1: 1: 1 B. Sự phân ly kiểu hình ở F2 theo tỉ lệ 3 : 1 C. Sự phân ly đồng đều của các alen về các giao tử trong quá trình giảm phân D. Sự phân ly kiểu hình ở F2 theo tỉ lệ 1: 2: 1 Câu 19: Ở ruồi giấm, mắt đỏ trội hoàn toàn so với mắt trắng. Gen quy định màu mắt nằm trên NST X, còn NST Y không mang gen tương ứng. Ruồi cái mắt đỏ thuần chủng giao phối với ruồi đực mắt trắng được ruồi F1. Cho ruồi F1 giao phối với nhau, kết quả thu được về tỉ lệ kiểu hình ở ruồi F 2 như thế nào ? A. 3 ruồi mắt đỏ : 1 ruồi mắt trắng (toàn ruồi cái) B. 3 ruồi mắt đỏ : 1 ruồi mắt trắng (toàn ruồi đực) C. 1 ruồi mắt đỏ : 1 ruồi mắt trắng D. 3 ruồi mắt đỏ : 1 ruồi mắt trắng Câu 20: Xét các kết luận sau đây: (1) Hoán vị gen làm hạn chế sự xuất hiện biến dị tổ hợp. (2) Các cặp gen càng nằm ở vị trí gần nhau thì tần số hoán vị gen càng cao. (3) Số lượng gen nhiều hơn số lượng nhiễm sắc thể nên liên kết gen là phổ biến. (4) Hai cặp gen nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể khác nhau thì không liên kết với nhau. (5) Số nhóm gen liên kết bằng số nhiễm sắc thể có trong tế bào sinh dưỡng. Có bao nhiêu kết luận đúng? A. 4 B. 5 C. 2 D. 3 Trang 2/4 - Mã đề thi 201
  3. Câu 21: Ađênôzin triphotphat là tên đầy đủ của hợp chất nào sau đây ? A. ADP B. ATP C. AMP D. Cả 3 trường hợp trên Câu 22: Ở tế bào nhân thực, hoạt động hô hấp xảy ra ở bào quan nào sau đây ? A. Ribôxôm B. Không bào C. Ti thể D. Bộ máy Gôngi Câu 23: Trong quần thể tự phối, thành phần kiểu gen của quần thể có xu hướng: A. phân hóa thành các dòng thuần có kiểu gen khác nhau B. tăng tỉ lệ thể dị hợp, giảm tỉ lệ thể đồng hợp C. phân hoá đa dạng và phong phú về kiểu gen D. duy trì tỉ lệ số cá thể ở trạng thái dị hợp tử Câu 24: Sinh trưởng ở thực vật là: A. Quá trình tăng về bề mặt của cơ thể do tăng bề mặt thước của tế bào B. Quá trình tăng về kích thước (chiều dài, bề mặt, thể tích) của cơ thể do tăng số lượng và kích thước của tế bào C. Quá trình tăng về chiều dài của cơ thể do tăng chiều dài của tế bào D. Quá trình tăng về thể tích của cơ thể do tăng thể tích của tế bào Câu 25: Ở người, gen qui định tật dính ngón tay 2 và 3 nằm trên nhiễm sắc thể Y, không có alen tương ứng trên nhiễm sắc thể X. Một người đàn ông bị tật dính ngón tay 2 và 3 lấy vợ bình thường, sinh con trai bị tật dính ngón tay 2 và 3. Người con trai này đã nhận gen gây tật dính ngón tay từ: A. Ông ngoại B. Mẹ C. Bà nội D. Bố Câu 26: Đến thời kỳ sinh sản, tò vò cái đào một cái hố trên mặt đất để làm tổ rồi bay đi bắt 1 con sâu bướm, đốt cho sâu bị tê liệt, rồi bỏ vào tổ. Tiếp đó, tò vò cái đẻ trứng vào tổ và bịt tổ lại. Sau một thời gian, tò vò con nở từ trứng ra và ăn con sâu. Các tò vò cái con lớn lên lặp lại trình tự đào hố và đẻ trứng như tò vò mẹ (dù không nhìn thấy các tò vò cái khác làm tổ và sinh đẻ). Đây là: A. Tập tính hỗn hợp B. Tập tính bẩm sinh C. Tập tính học được D. Vừa là tập tính bẩm sinh, vừa là tập tính học được Câu 27: Nội dung chủ yếu của quy luật tương tác gen không alen là: A. Các gen không alen tương tác bổ trợ cho nhau quy định kiểu hình mới B. Một gen cùng quy định nhiều tính trạng C. Các gen không alen tương tác át chế lẫn nhau quy định kiểu hình mới D. Hai hay nhiều gen không alen có thể cùng tác động lên sự biểu hiện của một tính trạng Câu 28: Gen I có 3 alen, gen II có 4 alen, gen III có 5 alen. Biết gen I và II nằm trên X không có alen trên Y và gen III nằm trên Y không có alen trên X. Số kiểu gen trong quần thể là? A. 138 B. 184 C. 154 D. 214 Câu 29: Màu sắc vỏ ốc sên Châu Âu được quy định bởi một gen có 3 alen : A1 (nâu); A2 (hồng) và A3 (vàng). Alen màu nâu là trội so với hồng và vàng; màu hồng trội so với vàng; màu vàng là lặn hoàn toàn. Trong một quần thể ốc sên các màu sắc được phân bố như sau: 0,51 nâu: 0,24 hồng: 0,25 vàng. Nếu như quần thể này ở trạng thái cân bằng thì tần số của các alen Al, A2, A3 lần lượt là : A. 0,2: 0,3:0,5 B. 0,3: 0,2:0,5 C. 0,3: 0,5: 0,2 D. 0,5: 0,2: 0,3 Câu 30: Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp, alen B quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định quả vàng. Cho cây thân cao, quả vàng thuần chủng giao phấn với cây thân thấp, quả đỏ được Fl. Tiếp tục cho F1 tự thụ phấn được F2. Trong tổng số các cây thu được ở F2, số cây có kiểu hình thân thấp, quả vàng chiếm tỉ lệ 1%. Biết rằng không xảy ra đột biến, tính theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình thân cao, quả đỏ có kiểu gen dị hợp tử về cả hai cặp gen nói trên ở F1 là: A. 59% B. 1% C. 34% D. 51% Câu 31: Ưu thế lai là: A. Hiện tượng con lai có năng suất, sức chống chịu, khả năng sinh trưởng và phát triển thấp hơn so với các dạng bố mẹ Trang 3/4 - Mã đề thi 201
  4. B. Hiện tượng bố mẹ có năng suất, sức chống chịu, khả năng sinh trưởng và phát triển cao vượt trội so với các dạng con cháu C. Hiện tượng con lai có năng suất, sức chống chịu, khả năng sinh trưởng và phát triển bằng so với các dạng bố mẹ D. Hiện tượng con lai có năng suất, sức chống chịu, khả năng sinh trưởng và phát triển cao vượt trội so với các dạng bố mẹ Câu 32: Động vật nào sau đây hô hấp bằng phổi? A. Bò sát, chim, thú B. Cua, cá, chim, thú C. Côn trùng, bò sát, chim D. Côn trùng, chim, thú Câu 33: Biết hoán vị gen xảy ra với tần số 24%. Theo lí thuyết, cơ thể có kiểu gen AB/ab giảm phân cho ra loại giao tử Ab với tỉ lệ : A. 48% B. 76% C. 24% D. 12% Câu 34: Quá trình nguyên phân tạo ra các tế bào con có bộ nhiễm sắc thể bằng bộ nhiễm sắc thể so với tế bào ban đầu do: A. Nhiễm sắc thể nhân đôi 1 lần và phân chia 2 lần B. Nhiễm sắc thể nhân đôi 2 lần và phân chia 1 lần C. Nhiễm sắc thể nhân đôi 1 lần và phân chia 1 lần D. Nhiễm sắc thể nhân đôi 3 lần và phân chia 1 lần Câu 35: Gen S đột biến thành gen s. Khi gen S và gen s cùng tự nhân đôi liên tiếp 3 lần thì số nuclêôtit tự do mà môi trường nội bào cung cấp cho gen s ít hơn so với cho gen S là 14 nuclêôtit. Dạng đột biến xảy ra với gen S là : A. mất 1 cặp nuclêôtit B. đảo vị trí 2 cặp nuclêôtit C. thay thế 1 cặp nuclêôtit D. mất 2 cặp nuclêôtit Câu 36: Khi nói về mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình, nhận định nào sau đây không đúng? A. Kiểu hình là kết quả sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường B. Kiểu gen quy định khả năng phản ứng của cơ thể trước môi trường C. Kiểu hình của cơ thể chỉ phụ thuộc vào kiểu gen mà không phụ thuộc vào môi trường D. Bố mẹ không truyền đạt cho con những tính trạng đã hình thành sẵn mà truyền đạt một kiểu gen Câu 37: Trong tạo giống cây trồng, phương pháp nào dưới đây cho phép tạo ra cây lưỡng bội đồng hợp tử về tất cả các gen ? A. Lai tế bào xôma khác loài B. Lai hai dòng thuần có kiểu gen khác nhau C. Nuôi cấy hạt phấn D. Tự phụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn Câu 38: Chất cônxixin thường được dùng để gây đột biến đa bội ở thực vật, do cônxixin có khả năng? A. Tăng cường quá trình sinh tổng hợp chất hữu cơ B. Cản trở sự hình thành thoi phân bào làm cho nhiễm sắc thể không phân li C. Kích thích cơ quan sinh dưỡng phát triển D. Tăng cường sự trao đổi chất ở tế bào Câu 39: Trên 1 mạch đơn của gen có có số nu loại A = 60, G=120, X= 80, T=30. Khi gen nhân đôi liên tiếp 3 lần, môi trường cung cấp số nuclêôtit mỗi loại là: A. A = T= 630, G = X = 1400 B. A = T= 180,G = X = 400 C. A=T = 270, G = X = 600 D. A = T = 90, G = X=200 Câu 40: Khi nói về quá trình nhân đôi ADN, phát biểu nào sau đây sai? A. Quá trình nhân đôi ADN diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn B. Enzim ADN pôlimeraza tổng hợp và kéo dài mạch mới theo chiều 3' → 5' C. Nhờ các enzim tháo xoắn, hai mạch đơn của ADN tách nhau dần tạo nên chạc chữ Y D. Enzim ligaza nối các đoạn Okazaki thành mạch đơn hoàn chỉnh HẾT Trang 4/4 - Mã đề thi 201