Đề kiểm tra cuối học kỳ I môn Tiếng Việt Khối 5 - Năm học 2018-2019 - Trường TH Sơn Cao

doc 7 trang thungat 4131
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kỳ I môn Tiếng Việt Khối 5 - Năm học 2018-2019 - Trường TH Sơn Cao", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_cuoi_hoc_ky_i_mon_tieng_viet_khoi_5_nam_hoc_2018.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối học kỳ I môn Tiếng Việt Khối 5 - Năm học 2018-2019 - Trường TH Sơn Cao

  1. Trường Tiểu học Sơn Cao BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I Khối lớp 5 – Năm học : 2018 – 2019 Họ và tên : Môn : Tiếng Việt Lớp : 5 Ngày kiểm tra : / /2018 Điểm Nhận xét của giáo viên Phân I : Kiểm tra đọc : ( 10 điểm ) 1. Kiểm tra đọc thành tiếng : ( 3 điểm ) Học sinh đọc một đoạn văn thuộc chủ đề đã được học từ tuần 01 đến hết tuần 16 chương trình Tiếng Việt lớp 5 tập 1. - Tên bài : - Trả lời câu hỏi : . trang Tiếng Việt 5 - tập I - Kết quả kiểm tra : Đánh giá Tốc độ đọc đạt yêu cầu Ngắt, nghỉ hơi đúng Trả lời câu hỏi ( 1đ ) (1đ) ( 1đ ) Điểm (GV ghi ) 2. Kiểm tra đọc thầm và làm bài tập : ( 7 điểm ) ( 35 phút ) NGƯỜI GÁC RỪNG TÍ HON Ba em làm nghề gác rừng. Tình yêu rừng của ba đã sớm truyền sang em. Sáng hôm ấy, ba về thăm bà nội ốm. Chiều đến, em đi loanh quanh theo lối ba vẫn đi tuần rừng. Phát hiện những dấu chân người lớn hằn trên đất, em thắc mắc : “Hai ngày nay đâu có đoàn tham quan nào ?” Thấy lạ, em lần theo dấu chân. Khoảng hơn chục cây to cộ đã bị bị chặt thành từng khúc dài. Gần đó có tiếng bàn bạc : - Mày đã dặn lão Sáu Bơ tối đánh xe ra bìa rừng chưa ? Qua khe lá, em thấy hai gã trộm. Lừa khi hai gã mải cột các khúc gỗ, em lén chạy. Em chạy theo đường tắt về quán bà Hai, xin bà cho gọi điện thoại. Một giọng nói rắn rỏi vang lên ở đầu dây bên kia : - A lô ! Công an huyện đây ! Sau khi nghe em báo tin có bọn trộm gỗ, các chú công an dặn dò em cách phối hợp với các chú để bắt bọn trộm, thu lại gỗ. Đêm ấy, lòng em như lửa đốt. Nghe thấy tiếng bành bạch của xe chở trộm gỗ, em lao ra. Chiếc xe tới gần tới gần, mắc vào sợi dây chão chăng ngang đường, gỗ văng ra. Bọn trộm đang loay hoay lượm lại gỗ thì xe công an lao tới. Ba gã trộm đứng khựng lại như rô bốt hết pin. Tiếng còng tay đã vang lên lách cách. Một chú công an vỗ vai em : - Cháu quả là chàng gác rừng dũng cảm ! Theo NGUYỄN THỊ CẨM CHÂU
  2. * Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng ( Từ câu 1 đến câu 7 ) : Câu 1: Theo lối ba vẫn đi tuần rừng, bạn nhỏ phát hiện được điều gì ? A. Phát hiện những dấu chân người lớn hằn trên đất. Phát hiện khoảng hơn chục cây to đã bị chặt và tiếng người bàn bạc. B. Phát hiện thấy có đoàn khách tham quan. C. Phát hiện thấy có xe chở gỗ. D. Cả hai ý trên đều đúng Câu 2 : Trong câu: “ Qua khe lá, em thấy hai gã trộm.” Bộ phận nào là chủ ngữ : A. Em B. Qua khe lá C. Hai gã trộm D. Em thấy Câu 3 : Vì sao bạn nhỏ tự nguyện tham gia bắt bọn trộm gỗ ? A. Vì bạn nhỏ làm giúp ba công việc gác rừng. B. Vì bạn nhỏ yêu rừng, sợ rừng bị phá, bạn hiểu rừng là tài sản chung nên có trách nhiệm giữ gìn. C. Vì khi bắt được bọn trộm, bạn sẽ được hưởng phần gỗ đó. D. Tất cả các ý trên đều đúng. Câu 4 : Em học tập ở bạn nhỏ điều gì ? A. Phải thông minh và dũng cảm khi đối phó với bọn xấu. B. Phải biết coi trọng bản thân hơn việc bảo vệ rừng. C. Phải coi trọng gia đình là trên hết. D. Tất cả các ý trên đều đúng. Câu 5 : Từ trái nghĩa với từ “ lên” là : A. Trên B. Dưới C. Xuống D. Trái, phải Câu 6 : Cặp quan hệ từ “không những mà còn .” trong câu “Bạn nhỏ không những thông minh mà bạn còn dũng cảm” biểu thị quan hệ gì ? A. Biểu thị quan hệ tăng tiến. B. Biểu thị quan hệ tương phản. C. Biểu thị quan hệ nguyên nhân-kết quả. D. Biểu thị quan hệ giả thiết. Câu 7 : Từ nào sau đây viết đúng chính tả ? A. Lách cách B. Lát cách C. Lách cạch D. Tất cả các ý trên. Câu 8 : Phát hiện những dấu chân người lớn hằn trên mặt đất, bạn nhỏ thắc mắc điều gì ? Viết câu trả lời của em :
  3. Câu 9 : Câu chuyện “Người gác rừng tí hon” ca ngợi điều gì ? Viết câu trả lời của em : Câu 10 : Điền từ (bành bạch, trộm gỗ) thích hợp vào chỗ trống để hoàn chỉnh câu : Nghe thấy tiếng . . của xe chở ., em lao ra. Phần II : Kiểm tra viết : ( 10 điểm ) 1/ Chính tả : ( Nghe - Viết ) ( 2 điểm ) 15 phút 2/ Tập làm văn : 35 phút ( 8 điểm ) Đề bài: Em hãy tả một người thân ( ông, bà, cha, mẹ, ) mà em yêu quý. Bài làm :
  4. ĐÁP ÁN MÔN TIẾNG VIỆT 5 – KHỐI 5 Cuối học kì I : 2018 – 2019 * Phần I: Kiểm tra đọc : ( 10 điểm ) 1. Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi : ( 3 điểm ) - GV kiểm tra đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi đối với từng HS, trong các bài tập đọc từ tuần 1 đến hết tuần 16 SGK TV5 tập 1. - Nội dung kiểm tra : HS đọc đoạn văn thuộc chủ điểm đã học ở giữa HKI ( GV chọn đoạn văn trong SGK TV5, T1, ghi tên bài, số trang trong SGK vào phiếu cho từng HS bốc thăm và đọc thành tiếng đoạn văn do GV đã đánh dấu. GV nêu câu hỏi cho HS trả lời thuộc đoạn, bài văn mà HS vừa đọc. - GV đánh giá cho điểm dựa vào những yêu cầu sau : + Tốc độ đọc đạt yêu cầu ( 1 điểm ) + Ngắt nghỉ hơi đúng câu ( 1 điểm ) + Trả lời đúng ý câu hỏi do GV nêu ( 1 điểm ) 2. Đọc thầm và làm bài tập : ( 7 điểm ) Câu 1 2 3 4 5 6 7 Đáp án A A B A C A A Điểm 0,5 0,5 0,5 1,0 0,5 1,0 0,5 Câu 8 : HS ghi đúng câu sau được 1 điểm - Phát hiện những dấu chân người lớn hằn trên đất, em thắc mắc : “Hai ngày nay đâu có đoàn tham quan nào ?” Câu 9 : HS ghi đúng các ý sau được 1 điểm. - Ca ngợi ý thức bảo vệ rừng, sự thông minh và dũng cảm của một công dân nhỏ tuổi. Câu 10 : HS điền đúng mỗi từ được 0,25 điểm. Nghe thấy tiếng bành bạch của xe chở trộm gỗ, em lao ra.
  5. 3/ Chính tả : ( Nghe – viết ) ( 2,0 điểm ) - GV đọc cho HS viết bài chính tả “ Buôn Chư Lênh đón cô giáo” - Chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ, trình bày đúng quy định, viết sạch đẹp : 1 điểm. - Viết đúng chính tả ( không mắc quá 8 lỗi ): 1 điểm. BUÔN CHƯ LÊNH ĐÓN CÔ GIÁO Y Hoa lấy trong gùi ra một trang giấy, trải lên sàn nhà. Mọi người im phăng phắc. Y Hoa nghe rõ cả tiếng đập trong lồng ngực mình. Quỳ hai gối lên sàn, cô viết hai chữ thật to, thật đậm: “Bác Hồ”. Y Hoa viết xong, bỗng bao nhiêu tiếng cùng hò reo: - Ôi, chữ cô giáo này ! Nhìn kìa ! - A, chữ, chữ cô giáo ! Theo Nguyễn Đình Cẩn 4/ Tập làm văn : ( 8,0 điểm ) * Mở bài: Học sinh nêu đúng mở bài của bài văn được: ( 1 điểm) * Thân bài: (4 điểm) - Học sinh nêu đúng nội dung của bài văn tả người được 1,5 điểm. - Học sinh trình bày được các kĩ năng được 1,5 điểm. - Học sinh nêu được cảm xúc của bài văn tả người được 1,0 điểm. * Kết bài: (1 điểm) - Chữ viết rõ ràng, trình bày đúng chính tả được 0,5 điểm. - Học sinh dùng từ đặt câu đúng được 0,5 điểm. - Bài văn có sáng tạo được 1,0 điểm.
  6. MA TRẬN CUỐI HỌC KÌ I Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Tổng TT Chủ đề TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL Đọc Số câu 1 1 1 1 1 1 4 2 1 hiểu văn Câu số 1 8 2 10 3 4 bản Số điểm 0,5 1,0 0,5 0,5 0,5 1,0 2,5 1,5 Kiến Số câu 1 1 1 1 3 1 2 thức Câu số 5 7 6 9 tiếng Số điểm 0,5 0,5 1,0 1,0 2,0 1,0 Việt Tổng số câu 1 1 2 1 2 2 1 7 3 Tổng số điểm 0,5 1,0 1,0 0,5 1,0 2,0 1,0 4,5 2,5