Đề kiểm tra cuối học kỳ II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2020-2021 (Có ma trận và đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kỳ II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2020-2021 (Có ma trận và đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_cuoi_hoc_ky_ii_mon_tieng_viet_lop_5_nam_hoc_2020.doc
Nội dung text: Đề kiểm tra cuối học kỳ II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2020-2021 (Có ma trận và đáp án)
- PHÒNG GD&ĐT ĐỀ THI CUỐI HỌC KÌ 2 TRƯỜNG TIỂU HỌC Năm học: 2020 - 2021 Môn: Tiếng Việt - Lớp 5 Đề chính thức Thời gian 60 phút (không kể thời gian giao đề) Điểm Nhận xét bài kiểm tra Ghi bằng số Ghi bằng chữ A. KIỂM TRA ĐỌC: I. Kiểm tra đọc thành tiếng ( 3 điểm) Học sinh bốc thăm đọc một đoạn văn khoảng 120 tiếng/phút và trả lời một câu hỏi có liên quan đến nội dung đoạn đọc trong các bài tập đọc từ tuần 29 đến tuần 34. II. Kiểm tra đọc hiểu - kiến thức Tiếng Việt: (7 điểm). Đọc bài văn sau: Cho và nhận Một cô giáo đã giúp tôi hiểu rõ ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận. Khi thấy tôi cầm sách trong giờ tập đọc, cô đã nhận thấy có gì không bình thường, cô liền thu xếp cho tôi đi khám mắt. Cô không đưa tôi đến bệnh viện, mà dẫn tôi đến bác sĩ nhãn khoa riêng của cô. Ít hôm sau, như với một người bạn, cô đưa cho tôi một cặp kính. - Em không thể nhận được! Em không có tiền trả đâu thưa cô! – Tôi nói, cảm thấy ngượng ngùng vì nhà mình nghèo. Thấy vậy, cô liền kể một câu chuyện cho tôi nghe. Chuyện kể rằng: “ Hồi cô còn nhỏ, một người hàng xóm đã mua kính cho cô. Bà ấy bảo, một ngày kia cô sẽ trả cho cặp kính đó bằng cách tặng cho một cô bé khác. Em thấy chưa, cặp kính này đã được trả tiền từ trước khi em ra đời”. Thế rồi, cô nói với tôi những lời nồng hậu nhất, mà chưa ai khác từng nói với tôi: “Một ngày nào đó, em sẽ mua kính cho một cô bé khác”. Cô nhìn tôi như một người cho. Cô làm cho tôi thành người có trách nhiệm. Cô tin tôi có thể có một cái gì để trao cho người khác. Cô chấp nhận tôi như thành viên của cùng một thế giới mà cô đang sống. Tôi bước ra khỏi phòng, tay giữ chặt kính trong tay, không phải như kẻ vừa được nhận món quà, mà như người chuyển tiếp món quà cho người khác với tấm lòng tận tụy. Xuân Lương Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy ghi lại chữ cái trước ý trả lời đúng hoặc viết câu trả lời vào giấy kiểm tra. Câu 1 (M1): Vì sao cô giáo lại dẫn bạn học sinh đi khám mắt ? (0,5 điểm) a. Vì bạn ấy bị đau mắt. b) Vì bạn ấy không có tiền
- c. Vì bạn ấy không biết chỗ khám mắt. d. Vì cô đã thấy bạn ấy cầm sách đọc một cách không bình thường. Câu 2 (M1): Cô giáo đã làm gì để bạn học sinh vui vẻ nhận kính ? (0,5 điểm) a. Nói rằng đó là cặp kính rẻ tiền, không đáng là bao nên bạn không phải bận tâm. b. Nói rằng có ai đó nhờ cô mua tặng bạn. c. Kể cho bạn nghe một câu chuyện để bạn hiểu rằng bạn không phải là người được nhận quà mà chỉ là người chuyền tiếp món quà cho người khác. d. Vì lời ngọt ngào, dễ thương của cô . Câu 3 (M2): Dấu gạch ngang trong câu sau có tác dụng gì? (0,5 điểm) - Em không thể nhận được ! Em không có tiền trả đâu thưa cô ! a. Đánh dấu những ý liệt kê. b. Đánh dấu bộ phận giải thích. c. Đánh dấu những từ đứng sau nó là lời nói trực tiếp của nhân vật. d. Báo hiệu đó là các ý đối thoại trong đoạn văn. Câu 4 (M2): Việc cô thuyết phục bạn học sinh nhận kính của mình cho thấy cô là người thế nào? (0,5 điểm) a. Cô là người thường dùng phần thưởng để khuyến khích học sinh. b. Cô là người hiểu rất rõ ý nghĩa của việc cho và nhận. c. Cô là người luôn sống vì người khác. d. Cô là người biết làm cho người khác vui lòng. Câu 5 (M3): Câu chuyện muốn nói với em điều gì? (1 điểm) Câu 6 (M4): Qua câu chuyện trên em học được điều gì ở các nhân vật? (1 điểm) Câu 7 (M1): Từ nào dưới đây trái nghĩa với từ in đậm trong câu sau: “Một cô giáo đã giúp tôi hiểu rõ ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận.” (0,5 điểm) a. đơn giản b. đơn điệu c. đơn sơ d. đơn thuần Câu 8 (M2): Câu nào sau đây là câu ghép: (0,5 điểm) a. Một cô giáo đã giúp tôi hiểu rõ ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận. b. Khi thấy tôi cầm sách trong giờ tập đọc, cô đã nhận thấy có gì không bình thường, cô liền thu xếp cho tôi đi khám mắt. c. Thấy vậy, cô liền kể một câu chuyện cho tôi nghe. d. Bà ấy bảo, một ngày kia cô sẽ trả cho cặp kính đó bằng cách tặng cho một cô bé khác. Câu 9 (M3): Xác định bộ phận trạng ngữ, chủ ngữ và vị ngữ trong câu sau: (1 điểm) Em thấy chưa, cặp kính này đã được trả tiền từ trước khi em ra đời. Câu 10 (M4): Điền cặp từ hô ứng vào các chỗ trống cho thích hợp và viết lại câu văn đó ? (1 điểm) Tôi cầm sách để đọc, cô giáo nhận ra là mắt tôi không bình thường. B. KIỂM TRA VIẾT: I. Chính tả (Nghe-viết): (2 điểm)
- Cô gái của tương lai Qua một cuộc thi trên mạng in-tơ-nét, cô bé Lan Anh 15 tuổi được mời làm đại biểu của Nghị viện Thanh niên thế giới năm 2000 (tổ chức tại Ốt-xtrây-li-a). Em đã đặt chân tới 11 quốc gia khi chưa tròn 17 tuổi và đã viết hàng trăm bài báo. Trong mọi cuộc gặp gỡ quốc tế, Lan Anh đều trình bày trôi chảy những vấn đề mà em quan tâm bằng tiếng Anh. Nhìn vào những gì Lan Anh đã làm được hôm nay, có thể tin rằng em chính là một trong những mẫu người của tương lai. Theo HOÀNG DUY II. Tập làm văn: (8 điểm) Đề bài: Tả cô giáo (hoặc thầy giáo) đã từng dạy em và để lại cho em nhiều tình cảm tốt đẹp. Đáp án: Câu 1 2 3 4 7 8 Ý đúng d c c b a b Câu 5: Phải biết giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn. Câu 6: Sống không chỉ biết nhận mà phải biết cho. Câu 8: Em / thấy chưa,// cặp kính này đã được trả tiền / từ trước khi em ra đời. CN1 VN1 CN2 VN2 TN Câu 10: vừa đã Bảng ma trận đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 Chủ đề Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 TT Tổng Mạch KT, KN (20%) (20%) (30%) (30%) TN TL TN TL TN TL TN TL Đọc 1 hiểu Số câu 2 2 1 1 6 văn bản Số 1 1 1 1 4 điểm Kiến thức 2 Số câu 1 1 1 1 4 Tiếng Việt Số 0,5 0,5 1 1 3 điểm
- Tổng Số câu 3 3 2 2 10 Số 1,5 1,5 2 2 7 điểm