Đề kiểm tra cuối học kỳ II môn Toán + Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2017-2018 - Trường TH Dương Quang (Có ma trận và đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kỳ II môn Toán + Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2017-2018 - Trường TH Dương Quang (Có ma trận và đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_cuoi_hoc_ky_ii_mon_toan_tieng_viet_lop_5_nam_hoc.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra cuối học kỳ II môn Toán + Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2017-2018 - Trường TH Dương Quang (Có ma trận và đáp án)
- MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA MÔN TOÁN CUỐI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2017-2018 LỚP 5A Số Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Tổng Mạch kiến thức, câu và kỹ năng số TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL điểm Số câu 2 2 1 1 4 2 Số tự nhiên,phân Câu số 1,3 2,6 9 10 số ,số thập phân,tỉ Số 1,0 1,0 2,0 1,0 2,0 3,0 số phần trăm . điểm Đại lượng và đo Số câu 1 1 đại lượng (độ Câu số 5 dài,khối 0,5 0,5 Số lượng,thời điểm gian,diện tích) Số câu 3 1 3 1 Yêu tố hình 4,7, 11 học(chu vi,diện Câu số 8 tích,thể tích các Số 1,5 1,0 1,5 1,0 hình đã học) điểm Số câu 1 1 Giải bài toán về Câu số 12 chuyển động đều. Số 2,0 2,0 điểm Số 6 2 1 2 1 8 4 câu Tổng Số 3,0 1,0 2,0 3,0 1,0 4,0 6,0 điểm
- Trường TH Dương Quang ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II Họ, tên: Môn: TOÁN – Thời gian: 60 phút Lớp: 5A Năm học: 2017 – 2018 Điểm Lời nhận xét của thầy, cô Phần 1: Trắc nghiệm(4,0 điểm):Khoanh tròn vào chứ cái trước câu trả lời đúng. Câu 1 : Số thập phân gồm 55 đơn vị, 7 phần trăm, 2 phần nghìn viết là: A. 55, 720 B. 55, 072 C. 55,027 D. 55,702 Câu 2 : Khoanh vào trước câu trả lời đúng 3 4 viết dưới dạng số thập phân là ? 100 A. 3,445 B. 4,03 C. 4,3 D. 4,003 Câu 3:136,5 – 100 : 2,5 x 0,9 là: A. 100,5 B. 110,5 C. 100 D.105,5 Câu 4:Một hình hộp chữ nhật có thể tích là 270 cm 3; chiều dài 6 cm; chiều cao 9 cm. Chiều rộng của hình hộp chữ nhật đó là: A. 5 cm B. 9 cm C. 15 cm D. 30 cm Câu 5 : Viết số thích hợp vào chỗ chấm: 55 ha 17 m2 = , ha A. 55,0017 B. 55,17 C. 55, 017 D. 55, 000017 Câu 6: Lớp học có 18 nữ và 12 nam. Hỏi số học sinh nữ chiếm bao nhiêu phần trăm số học sinh cả lớp? A. 150% B. 60% C. 40% D. 80% Câu 7:Hình lập phương có cạnh 6cm, Thể tích của hình lập phương A 36 cm3 B.316 cm3 C. 216 cm3 D:261cm3 Câu 8:Một hình tròn có đường kính là 3,5cm thì có chu vi là cm? A:29,98 B.98,20 C.10,99 D.13,69 II. Tự luận: (6 điểm) Câu 9: Đặt tính rồi tính (2 điểm) a) 355,23 + 347,56 b) 479,25 – 367,18
- c) 28,5 x 4,3 d) 24,5 : 7 Cau 10(1 điểm): a. tìm X, X – 23,4 = 8,4 x 2 b.tính nhanh 21,22 + 9,072 x 10 + 24,72 : 12 Câu 11(1điểm)Một đám đất hình thang có đáy lớn 150 m và đáy bé bằng 3/5 đáy lớn, chiều cao bằng 2/5 đáy lớn. Tính diện tích đám đất hình thang đó? Câu 12: (2 điểm) Một người đi xe máy từ khởi hành từ A lúc 8 giờ 30 phút và đến B lúc 9 giờ 42 phút. Quãng đường AB dài 60km. Em hãy tính vận tốc trung bình của xe máy với đơn vị đo là km/ giờ? HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN TOÁN LỚP 5 HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2017 -2018 Phần 1:Trắc nghiệm-khoanh mỗi câu đúng được 0,5 điểm. Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 B B D A A B C C Phần 2:Tự luận (6 điểm) Câu 9: a) 702,79 b) 112,07 c) 122,55 d) 3,5 Câu 10 a)X – 23,4 = 8,4 x 2 X – 23,4 = 16,8 X = 23,4 + 16,8 X = 40,2 b) 21,22 + 9,072 10 + 24,72 : 12 = 21,22 + 90,72 + 2,06 = 114 Câu 11 Đáy bé hình thang. 150 : 5 x 3 = 90 (m)
- Chiều cao hình thang: 150 : 5 x 2 = 60 (m) Diện tích hình thang: (150 + 90) x 60 : 2 = 7200 (m2) Đáp số: 7200 m2 Câu 12 Thời gian xe máy đi từ A đến B là: 9 giờ 42 phút - 8 giờ 30 phút = 1 giờ 12 phút Đổi 1 giờ 12 phút = 1, 2 giờ Vận tốc trung bình của xe máy là: 60 : 1,2 = 50 (km/giờ) Đáp số: 50 km /giờ
- MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II MÔN: TIẾNG VIỆT – LỚP 5A Ma trận nội dung câu hỏi kiểm tra đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt Số câu, Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Tổn Mạch kiến thức câu số, TN TL TN TL TN TL T TL g số điểm N điểm Đọc hiểu văn bản: -Xác định được hình ảnh, chi Số câu 1 1 3 1 6 tiết trong bài đọc, nêu đúng ý nghĩa của chi tiết hình ảnh trong bài. -Hiểu được nội dung của bài 2,3, Câu số 1 6 4 đọc. 5 -Giải thích được chi tiết đơn giản trong bài bằng suy luận trực tiếp hoặc rút ra thông tin Số đơn giản từ bài đọc. 0,5 1,0 1,5 1,0 4,0 -Nhận xét được một số hình điểm ảnh, chi tiết trong bài. Kiến thức tiếng việt: - Xác định được một số kiểu câu Số câu 1 1 1 1 4 đã học.Tìm được chủ ngữ,vị ngữ trong câu. - Hiểu được các cách liên kết các vế câu ghép; nắm được cách Câu số 7 8 9 10 biểu thị các mối quan hệ của câu ghép từ đó biết điền các cặp quan hệ từ biểu thị mối quan hệ thích hợp. - Nhận biết được cái hay, cái Số 0,5 0,5 1,0 1,0 3,0 đẹp của các biện pháp tu từ và điểm biết dùng các biện pháp ấy để viết các câu văn hay. Số câu 3 4 2 1 10 Tổng Số 2,0 2,0 2,0 1,0 7,0 điểm
- PHÒNG GD & ĐT MỸ HÀO TRƯỜNG TIỂU HỌC DƯƠNG QUANG (Không kể thời gian phát đề) ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II MÔN TIẾNG VIỆT – LỚP 5A Thời gian làm bài: 70 phút Họ và tên học sinh : Lớp: 5A Điểm Lời nhận xét của giáo viên Đọc: . Viết: . Tổng: ĐỀ BÀI A. KIỂM TRA ĐỌC: 1. Đọc thành tiếng: (3đ) Giáo viên làm phiếu cho học sinh bốc thăm đọc các bài tập đọc đã học ở Học kì II (từ tuần 19-35) và trả lời câu hỏi theo nội dung bài. (Làm trong tiết ôn tập) 2. Đọc hiểu: (7đ) Em đọc thầm bài “Hai mẹ con” và trả lời các câu hỏi sau đây: Hai mẹ con Lần đầu mẹ đưa Phương vào lớp 1, cô giáo kêu mẹ ký tên vào sổ, mẹ bẽn lẽn nói: "Tôi không biết chữ!". Phương thương mẹ quá! Nó quyết định học cho biết chữ để chỉ giúp mẹ cách ký tên. Sáng nào mẹ cũng đưa Phương đến lớp. Bữa đó, đi ngang qua đoạn lộ vắng giữa đồng, hai mẹ con chợt thấy cụ Tám nằm ngất bên đường. Mẹ nói: "Tội nghiệp cụ sống một mình". Rồi mẹ bảo Phương giúp mẹ một tay đỡ cụ lên, chở vào bệnh viện. Hôm ấy, lần đầu Phương đến lớp trễ, cô giáo lấy làm lạ, hỏi mãi, Phương không dám nói, trong đầu nó nghĩ: Lỗi tại mẹ! Nó lo bị nêu tên trong tiết chào cờ đầu tuần, bởi vi phạm nội quy. Nó thấy giận mẹ. Về nhà, Phương không ăn cơm, nó buồn và hơi ngúng nguẩy. Mẹ dịu dàng dỗ dành, Phương vừa khóc vừa kể lại chuyện. Mẹ nói: "Không sao đâu con, để ngày mai mẹ xin lỗi cô giáo."
- Hôm sau, mẹ dẫn Phương đến lớp. Chờ cô giáo tới, mẹ nói điều gì với cô, cô cười và gật đầu. Tiết chào cờ đầu tuần đã đến. Phương giật thót mình khi nghe cô hiệu trưởng nhắc tên mình: "Em Trần Thanh Phương Em còn nhỏ mà đã biết giúp đỡ người neo đơn, hoạn nạn Việc tốt của em Phương đáng được tuyên dương". Tiếng vỗ tay làm Phương bừng tỉnh. Mọi con mắt đổ dồn về phía nó. Nó cúi gầm mặt xuống, cảm thấy ngượng nghịu và xấu hổ. Vậy mà nó đã giận mẹ! (Theo: Nguyễn Thị Hoan) Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng. Câu 1(0,5đ). Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống trong câu sau để được ý đúng: Phương thương mẹ quá! Nó quyết định cách ký tên. Câu 2(0,5đ) Vì sao sau buổi đi học muộn, Phương cảm thấy giận mẹ? A. Vì Phương nghĩ rằng mẹ làm cho Phương bị vi phạm nội quy. B. Vì Phương nghĩ rằng mẹ làm cho Phương bị cô giáo hỏi mãi. C. Vì Phương nghĩ rằng mẹ làm cho Phương ngượng nghịu xấu hổ. D. Vì Phương nghĩ rằng mẹ làm cho Phương đã bị nêu tên ở tiết chào cờ. Câu 3(0,5đ) Theo em,vì sao khi được tuyên dương về việc giúp đỡ người neo đơn, hoạn nạn Phương lại cảm thấy "ngượng nghịu và xấu hổ"? A. Vì Phương nghĩ đó là thành tích của mẹ. B. Vì Phương trót nghĩ sai về mẹ và đã giận mẹ. C. Vì Phương nghĩ việc đó không đáng khen. D. Vì Phương thấy mọi người đều nhìn mình. Câu 4(1,0đ). Dựa vào bài tập đọc, xác định các câu tục ngữ dưới đây đúng hay sai? Khoanh vào "Đúng" hoặc "sai" Thông tin Trả lời Con cái khôn ngoan vẻ vang cha mẹ. Đúng / Sai Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ. Đúng / Sai Thương người như thể thương thân. Đúng / Sai Thương nhau củ ấu cũng tròn. Đúng / Sai Câu 5(0,5đ) Theo em, Chuyện gì xảy ra khiến Phương đến lớp trễ? A. Mẹ cho Phương ăn sáng. B. Mẹ bảo Phương cùng mẹ đưa cụ Tám bị ngất bên đường vào bệnh viện. C. Mẹ và Phương bị kẹt xe. D. Phương ngủ nướng nên dậy trể. Câu 6(1,0đ Em nhập vai là Phương, viết vào dòng trống những điều Phương muốn nói lời xin lỗi mẹ.(Viết 2- 3 câu) . . Câu 7(0,5đ) Các câu trong đoạn văn sau được nối với nhau bằng các cách nào?
- “Lần đầu mẹ đưa Phương vào lớp 1, cô giáo kêu mẹ ký tên vào sổ, mẹ bẽn lẽn nói: "Tôi không biết chữ!". Phương thương mẹ quá! Nó quyết định học cho biết chữ để chỉ giúp mẹ cách ký tên.” A. Lặp từ ngữ; thay thế từ ngữ. B. Lặp từ ngữ; dùng từ ngữ nối. C. Thay thế từ ngữ; dùng từ ngữ nối. D. Lặp từ ngữ; thay thế từ ngữ; dùng từ ngữ nối. Câu 8(0,5đ). Trong câu: “ Hôm ấy, lần đầu Phương đến lớp trễ, cô giáo lấy làm lạ, hỏi mãi, Phương không dám nói, trong đầu nó nghĩ: Lỗi tại mẹ! Nó lo bị nêu tên trong tiết chào cờ đầu tuần, bởi vi phạm nội quy. Nó thấy giận mẹ.” Có mấy câu ghép? A. 1 câu ghép B. 2 câu ghép C. 3 câu ghép D. 4 câu ghép Câu 9(1,0đ) Bộ phận vị ngữ trong câu: "Bữa đó, đi ngang qua đoạn lộ vắng giữa đồng, hai mẹ con chợt thấy cụ Tám nằm ngất bên đường". là những từ ngữ nào? Viết câu trả lời của em: Câu 10(1,0đ). Em hãy đặt một câu ghép có sử dụng cặp quan hệ từ biểu thị mối quan hệ tăng tiến. B. KIỂM TRA VIÊT I.Chính tả: (2 điểm) Nghe -viết bài: “Cây chuối mẹ” Trang 96 SGK TiếngViệt 5 Tập 2 Viết đầu bài và đoạn Mới ngày nào đến ngoi lên đến ngọn rồi đấy . II. Tập làm văn:( 8 điểm) Hãy tả một con vật mà em thích . ĐÁP ÁN MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5 A.PHẦN ĐỌC: (10Đ) 1. Đọc thành tiếng: (3đ) GV tổ chức cho HS bốc thăm các bài tập đọc và trả lời câu hỏi. (Làm ở các tiết ôn tập) 2. Đọc hiểu Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 5 Câu 7 Câu 8 học cho biết chữ A B B D B để chỉ giúp 0,5đ 0,5 0,5đ 0,5đ 0,5đ
- mẹ 0,5đ Câu 4: Dựa vào bài đọc, xác định các điều nêu dưới đây đúng hay sai. (1 điểm) Khoanh vào "Đúng" hoặc "sai" Thông tin Trả lời Con cái khôn ngoan vẻ vang cha mẹ. Sai Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ. Sai Thương người như thể thương thân. Đúng Thương nhau củ ấu cũng tròn. Sai Câu 6: (1 điểm) Hs tự viết. Chẳng hạn: Mẹ ơi, con sai rồi. Con xin lỗi mẹ. Câu 9: (1 điểm) chợt thấy cụ Tám nằm ngất bên đường. Câu 10: (1 điểm) Không những bạn Hòa học giỏi mà bạn ấy còn chơi thể thao rất cừ. B. KIỂM TRA VIÊT: (10Đ) 1 - Chính tả: (2 điểm) - Trình bày đúng quy định, chữ viết đúng cỡ chữ, rõ ràng, sạch, đẹp: 1 điểm. - Viết đúng chính tả (mắc không quá 5 lỗi): 1 điểm. 2 - Tập làm văn: (8 điểm) TT Điểm thành phần Mức điểm 1,5 1,0 0,5 0 1 Mở bài (1 điểm) 2a Nội dung (1,5 điểm) 2b Thân bài Kĩ năng (1,5 điểm) 2c (4 điểm) Cảm xúc (1 điểm) 3 Kết bài (1 điểm) 4 Chữ viết, chính tả (0,5 điểm) 5 Dùng từ, đặt câu (0,5 điểm) 6 Sáng tạo (1 điểm)
- MA TRẬN ĐỀ CUỐI KÌ II NĂM HỌC 2017 – 2018 MÔN KHOA HỌC LỚP 5A Mạch kiến Số câu và Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Tổng thức, số điểm TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL kĩ năng Số câu 1 1 1 1 1. Sự biến Câu số 5 11 đổi của chất Số điểm 0,5 1,0 0,5 1,0 Số câu 3 3 2. Sử dụng năng lượng Câu số 1,2,3 Số điểm 1,5 1,5 1 Số câu 1 1 1 3. Sự sinh sản của thực Câu số 4 9 vật Số điểm 0,5 1,0 0,5 1,0 Số câu 1 1 1 1 4. Sự sinh sản của Câu số 6 10 động vật Số điểm 0,5 2,0 0,5 2,0 Số câu 1 1 5. Môi trường và Câu số 7 tài nguyên Số điểm 0,5 0,5 Số câu 1 1 1 1 6. Mối quan hệ giữa môi Câu số 8 12 trường và con người Số điểm 0,5 2,0 0,5 2,0 Số câu 5 1 3 1 1 1 8 4 Tổng Số điểm 2,5 1,0 1,5 2,0 2,0 1,0 4,0 6,0
- Họ và tên: BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II Lớp : 5A Môn: KHOA HỌC, Lớp 5 Trường TH Dương Quang Năm học: 2017 - 2018 (Thời gian làm bài 40 phút) Điểm Lời nhận xét của thầy, cô I. Phần trắc nghiệm: (4 điểm) Khoanh tròn vào ý em cho là đúng. ĐỀ BÀI Em hãy khoanh vào chữ cái trước ý đúng : Câu 1: Điền chữ Đ vào ô trống trước ý đúng: (0,5 điểm) A.Đồng là vật dẫn điện B.Nhôm là chất dẫn nhiệt kém C.Nước không dẫn điện D.Nhựa là chất dẫn điện tốt. Câu 2: Vật nào dưới đây hoạt động được nhờ năng lượng gió ? (0,5 điểm) A. Pin mặt trời. B. Thuyền buồm. C. Quạt điện. D. Tua-bin nhà máy thủy điện. Câu 3: Để đề phòng dòng điện quá mạnh có thể gây cháy đường dây và cháy nhà, người ta lắp thêm vào mạch điện cái gì ? (0,5 điểm) A. Một cái quạt. B. Một bóng đèn. C. Một cầu chì. D. Một chuông điện. Câu 4: Noãn phát triển thành gì ? (0,5 điểm) A. Phôi. B. Quả. C. Quả chứa hạt. D. Hạt Câu 5: Hỗn hợp nào dưới đây không phải là dung dịch ? (0,5 điểm) A. Nước và dầu. B. Nước và giấm. C. Nước muối. D. Nước đường. Câu 6: Hươu mẹ dạy con tập chạy nhằm mục đích gì ? (0,5 điểm) A. Trốn tránh kẻ thù. B. Rượt đuổi kẻ thù. C. Kiếm ăn. D. Chạy cho kịp đàn. Câu 7: Em đồng ý với ý kiến nào dưới đây ? (0,5 điểm) A. Tài nguyên trên Trái đất là có hạn, con người cứ việc sử dụng thoải mái. B. Tài nguyên trên Trái đất là có hạn nên phải sử dụng có kế hoạch và tiết kiệm.
- C. Tài nguyên trên Trái đất là vô tận có thể sử dụng cho mọi việc thoải mái. D. Tài nguyên trên Trái đất là vô tận ,con người cứ việc sử dụng thoải mái. Câu 8: Trong các biện pháp làm tăng sản lượng lúa trên diện tích đất canh tác, biện pháp nào sẽ làm ô nhiễm môi trường đất ? (0,5 điểm) A. Tăng cường dùng phân hóa học và thuốc trừ sâu. B. Chọn giống tốt. Tăng cường mối quan hệ giữa cây lúa, các sinh vật tiêu diệt sâu hại lúa và sâu hại C. lúa. D. Tăng cường làm thủy lợi. Câu 9: Em hãy tìm từ thích hợp để điền vào chỗ chấm trong nội dung sau: (1 điểm) “sinh dục, sinh sản, nhị, nhụy”: Hoa là cơ quan của những loài thực vật có hoa. Cơ quan đực gọi là Cơ quan sinh dục cái gọi là Câu 10: Hãy điền tên giai đoạn còn thiếu trong mỗi sơ đồ dưới đây: (2,0 điểm) Trứng Dòi Ruồi Nòng nọc Ếch Trứng Nhộng Bướm Câu 11: Em hãy nêu 2 ví dụ về sự biến đổi hóa học. (1 điểm) Câu 12: Bảo vệ môi trường là việc của ai? Em hãy nêu các việc bản thân cần làm để góp phần bảo vệ môi trường ? (2 điểm) Đáp án và hướng dẫn chấm. I.Phần trắc nghiệm: (4 điểm). Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Ý đúng A B C D A A B C II. Phần tự luận: (6 điểm).
- Câu 9: Em hãy tìm từ thích hợp để điền vào chỗ chấm trong nội dung sau: (1 điểm) “sinh dục, sinh sản, nhị, nhụy”: Hoa là cơ quan sinh sản của những loài thực vật có hoa. Cơ quan sinh dục đực gọi là nhị Cơ quan sinh dục cái gọi là nhụy. Lưu ý: Học điền đúng cả 4 từ thì được 1 điểm, nếu điền đúng từ 2 đến 3 từ thì được 0,5 điểm, niếu 1 từ thì không ó điểm. Câu 10: Hãy điền tên giai đoạn còn thiếu trong mỗi sơ đồ dưới đây: (2,0 điểm) Trứng Dòi Nhộng Ruồi Trứng Nòng nọc Ếch Trứng Sâu Nhộng Bướm Câu 11: 2 ví dụ về sự biến đổi hóa học: (1 điểm) - Chưng đường trên ngọn lửa, đường cháy khét. - Cho vôi sống vào nước tạo thành vôi tôi. Câu 12: Bảo vệ môi trường là việc của ai? Em hãy nêu các việc bản thân cần làm để góp phần bảo vệ môi trường ? (2 điểm). - Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ chung của tất cả mọi người trên thế giới. (0,5đ) - Học sinh nêu các việc mình cần làm. (Tùy theo mức độ học sinh trả lời để cho điểm) (1,5đ)
- MA TRẬN ĐỀ CUỐI KÌ II NĂM HỌC 2017 – 2018 MÔN LICH SỬ ,ĐỊA LÝ LỚP 5A Mạch kiến Số câu Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Tổng thức, và số kĩ năng TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL điểm 1. Xây dựng Số câu 2 2 chủ nghĩa xã hội ở miền Câu số 1,2 Bắc và đấu tranh thống nhất nước Số điểm 1,0 1,0 nhà (1954 - 1975) 2. Xây dựng Số câu 1 1 1 3 chủ nghĩa xã hội trong cả Câu số 3 4 5 nước (1975 Số điểm 2,0 1,0 1,0 4,0 đến nay) Số câu 2 1 2 1 3. Việt Nam, Châu Á, Châu Câu số 1,2 5 Âu Số điểm 1,0 1,5 1,0 1,5 Số câu 1 1 4. Châu phi, Châu Mĩ Câu số 3 Số điểm 0,5 0,5 1 1 5. Châu Đại Số câu Dương, Châu Câu số 4 Nam Cực và các đại dương Số điểm 2,0 2,0 Số câu 4 1 1 1 2 1 5 5 Tổng Số điểm 2,0 2,0 0,5 2,0 2,5 1,0 2,5 7,5
- Họ và tên: BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II Lớp : 5A Môn: LỊCH SỬ, Lớp 5 Trường TH Dương Quang Năm học: 2017 - 2018 (Thời gian làm bài 40 phút) Điểm Lời nhận xét của thầy, cô I. PHẦN LỊCH SỬ: Câu 1: Quân giải phóng tiến công vào Sứ quán Mĩ ở Sài Gòn Tết Mậu Thân năm : (0,5 điểm) A. 1966 B. 1967 C. 1968 D. 1969 Câu 2: Lá cờ cách mạng bay trên Dinh Độc Lập, đất nước được thống nhất vào giờ phút lịch sử nào ?(0,5 điểm) A. 11 giờ 30 phút ngày 30-4-1973. B. 11 giờ 30 phút ngày 30-4-1974. C. 11 giờ 30 phút ngày 30-4-1975. D. 11 giờ 30 phút ngày 30-4-1976. Câu 3: Hãy chọn và điền các từ ngữ sau đây vào chỗ trống của đoạn văn cho thích hợp: (2 điểm) (thống nhất; nhân dân; bầu cử, cả nước) Ngày 25-4-1976 ta vui mừng, phấn khởi đi Quốc hội chung cho Kể từ đây, nước ta có Nhà nước Câu 4: Ta mở đường Trường Sơn vào thời gian nào ? Mục đích gì ? (1 điểm) Câu 5: Tại sao nói: “Ngày 30 - 4 - 1975 là mốc quan trọng trong lịch sử dân tộc ta ? (1 điểm)
- II.PHẦN ĐỊA LÝ Câu 1: Đặc điểm chính của địa hình nước ta là: (0,5 điểm) A. diện tích là đồi núi, diện tích là đồng bằng. B. diện tích là đồi núi, diện tích là đồng bằng. C. diện tích là đồi núi, diện tích là đồng bằng. D. diện tích là đồi núi, diện tích là đồng bằng. Câu 2: Các nước láng giềng của Niệt Nam là: (0,5 điểm) A. Cam-pu-chia, Lào, Trung Quốc. B. Ấn Độ, Cam-pu-chia, Lào. C. Trung Quốc, Lào, Thái Lan. D. Ấn Độ, Lào, Trung Quốc. Câu 3: Dân cư châu Phi chủ yếu là người: (0,5 điểm) A. Da trắng B. Da vàng C. Da đen D. cả 3 ý đều đúng Câu 4: Hãy chọn và điền các từ ngữ sau đây vào chỗ trống của đoạn văn cho thích hợp: (2 điểm) (có 4 đại dương; độ sâu; Ấn Độ Dương; Thái Bình Dương) Trên trái đất đó là: Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, và Bắc Băng Dương là đại dương có diện tích và trung bình lớn nhất. Câu 5: Vì sao khu vực Đông Nam Á lại sản xuất nhiều lúa gạo ? (1,5 điểm) ĐÁP ÁN THI CUỐI HỌC KÌ I MÔN: ĐỊA LÝ VÀ LỊCH SỬ
- PHẦN I: LỊCH SỬ Câu 1 2 Ý đúng C C 0,5 0,5 Điểm điểm điểm Câu 3: Hãy chọn và điền các từ ngữ sau đây vào chỗ trống của đoạn văn cho thích hợp: (2 điểm) (thống nhất; nhân dân; bầu cử, cả nước) Ngày 25 - 4 - 1976, nhân dân ta vui mừng, phấn khởi đi bầu cử Quốc hội chung cho cả nước. Kể từ đây, nước ta có Nhà nước thống nhất. Câu 4: Ta mở đường Trường Sơn vào thời gian nào ? Mục đích gì ? (1điểm) Ngày 19-5-1959, Trung ương Đảng quyết định mở đường Trường Sơn. Đây là con đường để miền Bắc chi viện sức người, vũ khí, lương thực, cho chiến trường, góp phần to lớn vào sự nghiệp giải phóng miền Nam. Câu 5: Tại sao nói: “Ngày 30 - 4 - 1975 là mốc quan trọng trong lịch sử dân tộc ta ? (1 điểm) Ngày 30 - 4 - 1975, quân ta giải phóng Sài Gòn, kết thúc Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Đất nước được thống nhất và độc lập. PHẦN II:ĐỊA LÝ Câu 1 2 3 Ý đúng B A C 0,5 0,5 0,5 Điểm điểm điểm điểm Câu 4: Hãy chọn và điền các từ ngữ sau đây vào chỗ trống của đoạn văn cho thích hợp: (2 điểm) (có 4 đại dương; độ sâu; Ấn Độ Dương; Thái Bình Dương) Trên trái đất có 4 đại dương đó là: Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương và Bắc Băng Dương. Thái Bình Dương là đại dương có diện tích và độ sâu trung bình lớn nhất. Câu 5: Vì sao khu vực Đông Nam Á lại sản xuất nhiều lúa gạo ? (1,5 điểm) Trả lời: Khu vực Đông Nam Á lại sản xuất nhiều lúa gạo vì: Có đồng bằng rộng lớn, đất đai phù sa màu mở. Khí hậu gió mùa nóng ẩm. Người dân cần cù có nhiều kinh nghiệm trong lao động sản xuất