Đề kiểm tra định kì giữa học kỳ II môn Đọc thầm Lớp 5

docx 3 trang thungat 8820
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra định kì giữa học kỳ II môn Đọc thầm Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_dinh_ki_giua_hoc_ky_ii_mon_doc_tham_lop_5.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra định kì giữa học kỳ II môn Đọc thầm Lớp 5

  1. KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ II Họ và tên : NĂM HỌC - Lớp : 5/ MÔN ĐỌC THẦM LỚP 5 Trường Tiểu học THỜI GIAN : 25 PHÚT SỐ BÁO DANH Chữ kí GT 1 Chữ kí GT 2 Số mật mã Số thứ tự ĐIỂM- NHẬN XÉT Chữ kí GK 1 Chữ kí GK2 Số mật mã Số thứ tự GT1 GK1 GT2: GK2: PHẦN BÀI LÀM CỦA HỌC SINH I. ĐỌC THẦM Một cuộc đua tài Chris là một cậu bé 8 tuổi vô cùng hiếu động. Cậu bị té gãy tay trong một lần lén chơi ở công trường xây dựng. Cánh tay gãy của cậu bị nhiễm trùng, buộc phải cưa bỏ. Tôi được chỉ định làm y tá hậu phẫu của cậu bé. Khi sức khỏe dần dần khá lên cũng là lúc cậu đau khổ nhận ra sự mất mát của mình. Cậu nằm một chỗ, chờ giúp đỡ, không chịu làm vệ sinh cá nhân. Tôi nhẹ nhàng khích lệ: “Cháu đâu có ở mãi trong bệnh viện. Cháu phải học cách tự phục vụ ”. Cậu bé giận dữ la lên: “Cháu có thể làm gì được với một tay?”. Tôi vắt óc tìm một câu trả lời thích hợp. Cuối cùng tôi bảo: “Dù sao cháu vẫn còn tay phải”. “Nhưng cháu thuận tay trái ” – Cậu bé kêu lên đầy thất vọng Sáng hôm sau, tôi trở lại với một cuộn băng dính. Vòng cuộn băng quanh cổ tay, tôi bảo cậu bé: “Cháu thuận tay trái, còn cô thuận tay phải. Cô sẽ dán tay phải của cô vào hàng nút áo sau lưng của cháu. Bây giờ mỗi khi cô làm việc gì bằng tay trái, cháu phải làm theo bằng tay phải. Nào, cháu muốn bắt đầu bằng việc gì ?”. Nhìn tôi với vẻ nghi ngờ, cậu bé càu nhàu: “Cháu mới ngủ dậy, cháu cần đánh răng”. Tôi xoay xở mở nắp ống kem, đặt bàn chải lên bàn, tìm cách nặn kem lên chiếc bàn chải đang ngả nghiêng Sau gần 10 phút nỗ lực với kem vung vãi đầy trên bàn, tôi mới làm xong. “Cháu có thể làm nhanh hơn ” – cậu bé tuyên bố. Và khi nhanh hơn thật, cậu mỉm cười chiến thắng. Hai tuần sau đó, chúng tôi biến mọi công việc hàng ngày thành những cuộc đua tài hào hứng. Chúng tôi cài nút áo, cột dây giày, Không còn phân biệt tuổi tác, chúng tôi là 2 vận động viên đang ra sức đua tài. Lúc tôi hết thời gian thực tập cũng là lúc cậu bé rời bệnh viện, tự tin đối mặt với cuộc sống (Sưu tầm) II. Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất:( câu 1, 2, 3,4,7,8) /0.5đ 1. Trình trạng thương tật của cậu bé Chris như thế nào? a. Chris hoàn toàn khỏe mạnh, tai nạn không để lại hậu quả nghiêm trọng. b. Cậu bé Chris bị gãy tay, sau đó vết thương của cậu phục hồi tốt. c. Cánh tay gãy của Chris bị nhiễm trùng, bác sĩ buộc phải cưa bỏ. d. Cánh tay gãy của Chris sau tai nạn nhanh chóng được chữa lành.
  2. 2. Khi nhận ra sự mất mát của mình, Chris đã sống ra sao ? /0.5đ a. Chris không tự làm gì cả, chờ được giúp đỡ, thất vọng vì mất cánh tay thuận b. Chris nén đau khổ, cậu học cách tự xoay sở trong mọi công việc cá nhân. c Chris đau khổ vô cùng vì mất cánh tay thuận, cậu la hét giận dữ với tất cả mọi người. d. Chris vẫn cố gắng tự làm tất cả mọi việc, không nhờ đến bất kì sự giúp đỡ của ai khác. 3. Cô y tá đã làm gì thay đổi suy nghĩ và cuộc sống của Chris? /0.5đ a. Cô y tá đã động viên và giúp đỡ Chris trong mọi việc, kể cả việc cá nhân. b. Cô y tá luôn bên cạnh chơi đùa và giúp đỡ Chris bù đắp mất mát của cậu. c. Cô y tá thi tài với Chris để cậu vơi đi nỗi buồn về sự mất mát của cơ thể. d. Cô y tá tập cho cậu dần quen với cuộc sống tự phục vụ qua các cuộc đua tài 4. Điều gì khiến cuộc đua tài giữa cậu bé Chris và cô y tá thật sự đặc biệt ? /0.5đ a. Cuộc đua tài diễn ra tại bệnh viện nơi cậu bé đang chữa trị. b. Vận động viên đua tài là cô y tá và cậu bé. c. Những cuộc đua tài hào hứng chính là những công việc hằng ngày của Chris. d. Cô y tá là người chủ động rủ cậu bé thi tài, cuối cùng cô lại là người thua cuộc. 5. Câu chuyện trên nhắn nhủ chúng ta điều gì? /0.5đ 6. Khi Chris buồn vì mất đi cánh tay trái, em sẽ nói gì để an ủi, động viên bạn Chris? /0.5đ / 0.5đ 7. Các vế câu trong cậu sau: “ Cậu vẫn nằm im một chỗ, không chịu vệ sinh cá nhân dù cô y tá đã động viên rất nhiều.” được nối với nhau bằng cách nào? a. Nối trực tiếp. c. Sử dụng cặp quan hệ từ b. Sử dụng quan hệ từ d. Nối trực tiếp và sử dụng quan hệ từ 8. Hai câu sau “ Chris là một cậu bé 8 tuổi vô cùng hiếu động. Cậu bị té gãy tay trong /0.5đ một lần lén chơi ở công trường xây dựng.” được liên kết với nhau bằng cách nào? a. Lặp từ ngữ. c. Dùng từ ngữ nối b. Thay thế từ ngữ d. Lặp từ ngữ và thay thế từ ngữ 9. Tìm và ghi lại chủ ngữ trong câu sau: /0.5đ Hai tuần sau đó, mọi công việc hàng ngày đã trở thành những cuộc đua tài hào hứng. /0.5đ 10. Đặt 1 câu ghép nói về cậu bé Chris sử dụng cặp quan hệ từ giả thiết– kết quả.