Đề kiểm tra định kỳ hệ số 2 môn Ngữ văn Khối 8 - Phần văn - Mã đề 001 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Nguyễn Du

docx 2 trang thungat 1640
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra định kỳ hệ số 2 môn Ngữ văn Khối 8 - Phần văn - Mã đề 001 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Nguyễn Du", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_dinh_ky_he_so_2_mon_ngu_van_khoi_8_phan_van_ma_d.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra định kỳ hệ số 2 môn Ngữ văn Khối 8 - Phần văn - Mã đề 001 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Nguyễn Du

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO – ĐÀ LẠT ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KỲ – HỆ SỐ 2 TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ NGUYỄN DU MÔN: Ngữ văn – Khối lớp 8 – Phần Văn Năm học 2017 – 2018 Mã đề 001 Thời gian làm bài: 60 phút (không kể thời gian giao đề) Đề thi gồm 02 trang Đề bài gồm 2 phần: Trắc nghiệm và Tự luận. Phần A: Trắc nghiệm (3.0 điểm) gồm 12 câu – mỗi câu đúng 0.25 điểm. Câu 1: Khung cảnh núi rừng nơi “Hùm thiêng ngự trị” theo lời của con hổ trong “Nhớ rừng” là một khung cảnh như thế nào? A. Là khung cảnh nhỏ bé, u buồn, không có gì hấp dẫn. B. Là khung cảnh núi non hùng vĩ, oai linh. C. Là khung cảnh tầm thường, giả dối.D. Là khung cảnh tối tăm, chứa đựng nhiều cạm bẫy. Câu 2: Bài thơ “Ông đồ” của tác giả Vũ Đình Liên muốn nhấn mạnh điều gì? A. Nghệ thuật viết chữ của Ông đồ rất đặc sắc. B. Mùa xuân khi hoa đào nở cũng là lúc ông đồ lại trổ tài viết chữ. C. Tiếc thương một nét đẹp văn hóa dần bị mai một. D. Báo động tình trạng xa rời văn hóa trong đời sống. Câu 3: Bài thơ “Quê hương” của tác giả Tế Hanh gợi lên điều gì? A. Hành trình vất vả của đoàn thuyền ra khơi đánh cá. B. Vẻ đẹp hùng vĩ và thơ mộng của biển quê hương mỗi khi con tàu ra khơi. C. Cuộc sống thầm lặng của người dân vùng biển. D. Nỗi nhớ nhung da diết về quê hương làng chài của người con tha hương. Câu 4: Câu thơ: “Sáng ra bờ suối tối vào hang” (Trích: Tức cảnh Pác Bó – Hồ Chí Minh) có ý nghĩa nào sau đây? A. Là cuộc sống hài hòa, thư thái.B. Là cách làm chủ cuộc sống trong mọi hoàn cảnh. C. Là cuộc sống gian khổ, thiếu thốn.D. Là cuộc sống thiếu thốn mà tâm trạng thư thái, vô tư. Câu 5: Tập thơ “Nhật ký trong tù” gồm bao nhiêu bài thơ và phần lớn được viết theo thể thơ nào? A. Gồm 133 bài – chủ yếu viết bằng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt. B. Gồm 143 bài – chủ yếu viết bằng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt. C. Gồm 153 bài – chủ yếu viết bằng thể thơ song thất lục bát. D. Gồm 163 bài – chủ yếu viết bằng thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật. Câu 6: Trong bài thơ “Ngắm trăng”, mối quan hệ giữa Bác và trăng là quan hệ: A. Mối quan hệ giữa những người bạn tri âm, tri kỷ.B. Mối quan hệ giữa thi sĩ và trăng. C. Mối quan hệ giữa hai con người đồng cảnh ngộ.D. Mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên tươi đẹp. Câu 7: Bài thơ “Đi đường” thể hiện tinh thần gì của Bác Hồ? A. Tinh thần kiên trì vượt qua mọi khó khăn thử thách và thái độ lạc quan. B. Tinh thần gan dạ, dũng cảm, chiến đấu anh dũng vì sự nghiệp cách mạng . C. Tinh thần yêu đời, yêu cuộc sống. D. Tinh thần yêu độc lập, tự do. Câu 8: “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi được công bố vào năm nào? A. 1426. B. 1429. C. 1430. D. 1428. Câu 9: Tố Hữu là nhà thơ Cách mạng có sự thống nhất đẹp đẽ giữa ___. Hãy chọn câu thích hợp với phần để chỗ trống. A. Cuộc đời người chiến sĩ cách mạng.B. Cuộc đời cách mạng và cuộc đời thơ. C. Cuộc đời cách mạng vì quê hương.D. Tình yêu quê hương và tình yêu con người. Trang 1/2 – Mã đề thi 001
  2. Câu 10: Nội dung chính của văn bản “Hịch Tướng Sĩ” của tác giả Trần Quốc Tuấn là gì? A. Thể hiện lòng yêu nước của tác giả. B. Thể hiện lòng căm thù giặc. C. Thể hiện tinh thần trách nhiệm của người lãnh đạo. D. Thể hiện nhận thức và hành động trước nguy cơ đất nước bị xâm lược. Câu 11: Theo Nguyễn Thiếp, mục đích chân chính của việc học là gì? A. Học để đạt tới đạo làm người. B. Học để đạt quyền lợi. C. Học để có danh vị. D. Cả A, B, C đều đúng. Câu 12: Phương thức biểu đạt chính của văn bản “Chiếu dời Đô” của tác giả Lý Công Uẩn là gì? A. Thuyết minh.B. Nghị luận. C. Tự sự kết hợp biểu cảm.D. Miêu tả kết hợp tự sự. Phần B: Tự luận (7.0 điểm) Câu 1: (2.0 điểm) 1. Cho câu thơ sau: “Khi con tu hú gọi bầy”. a) Viết các câu thơ tiếp theo để kết thúc phần 1 của bài thơ “Khi con tu hú” của tác giả Tố Hữu. b) Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn vừa ghi. 2. Nêu cảm nghĩ của em về nội dung 2 khổ thơ sau (khoảng 5 – 7 ý): “Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới: Nước bao vây cách biển nửa ngày sông. Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng, Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá: Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi, Thoáng con thuyền, rẽ sóng chạy ra khơi, Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!” (Trích: Quê hương – Tế Hanh) Câu 2: (2.0 điểm) 1. Văn bản “Nước Đại Việt Ta” (Trích: Bình Ngô Đại Cáo – Nguyễn Trãi) được coi như là: “Bản Tuyên ngôn Độc Lập” của nước Đại Việt ta đã được tác giả nêu ra với những nguyên lý nào, hãy kể ra? 2. Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản “Chiếu dời đô” của tác giả Lý Công Uẩn. Câu 3: (3.0 điểm) Hãy viết một đoạn văn (từ 10 – 15 câu) nêu ý kiến của mình về luận điểm sau: “Theo điều học mà làm”. (Trích: Bàn luận về phép học – Nguyễn Thiếp) Hết Trang 2/2 – Mã đề thi 001