Đề kiểm tra định kỳ môn Ngữ văn Lớp 9 - Đề 1 - Năm học 2017-2018 - Huỳnh Thị Thanh Tâm

doc 4 trang thungat 2910
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra định kỳ môn Ngữ văn Lớp 9 - Đề 1 - Năm học 2017-2018 - Huỳnh Thị Thanh Tâm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_dinh_ky_mon_ngu_van_lop_9_de_1_nam_hoc_2017_2018.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra định kỳ môn Ngữ văn Lớp 9 - Đề 1 - Năm học 2017-2018 - Huỳnh Thị Thanh Tâm

  1. TRƯỜNG T. H. C. S PHỔ VĂN ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ Họ và tên giáo viên : Huỳnh Thị Thanh Tâm Năm học 2017 - 2018 Môn: Văn Lớp: 9 Thời gian: 45’ A/ Mục tiêu cần đạt: Giúp HS nắm được: 1. Kiến thức: Những nét nổi bật về nội dung và nghệ thuật đặc sắc của các bài thơ hiện đại Việt Nam đã học. 2. Kĩ năng: Kĩ năng phân tích thơ hiện đại; nêu cảm nhận của bản thân về về một nội dung trong tác phẩm. Từ đó, nêu cảm nhận của bản thân về một vấn đề trong đời sống có liên quan đến tác phẩm. 3. Thái độ: Giáo dục những tình cảm mang tính nhân văn: tình cha con, lòng yêu kính lãnh tụ, yêu quê hương đất nước B/Thiết kế ma trận : Mức độ Các cấp độ tư duy Tổng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Chủ đề Thấp Cao “Mùa xuân Nêu cảm Nêu cảm nho nhỏ” nhận về ước nhận của bản nguyện của thân về vấn tác giả qua đề lẽ sống văn bản. qua việc học tác phẩm. Số câu, số điểm ½ C (C4a) ½ C (C4a) 1C Tỉ lệ 2đ 2đ 4đ 20% 20% 40% “Viếng lăng - Hoàn cảnh Bác” sáng tác của bài thơ “Viếng lăng Bác”. - Nêu mạch cảm xúc của bài thơ. Số câu, số điểm 1C (C1) 1C Tỉ lệ 2đ 2đ 20% 20% “Sang thu” Phân tích hai dòng cuối của bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh.
  2. 1C (C2) 1C 2đ 2đ 20% 20% “Nói với con” - Chép đúng Phân tích hai câu khổ thơ đầu thơ của bài thơ của bài thơ “Nói với con” của “Nói với Y Phương. con” của Y Phương. Số câu, số điểm ½ C (C1a) ½ C (C1b) 1C 1đ 1đ 2đ Tỉ lệ 10% 10% 20% Tổng số câu, số 1 ½ C 1 ½ C ½ C ½ C 4 C điểm 3đ 3đ 2đ 2đ 10đ Tỉ lệ % 30% 30% 20% 20% 100% Đề 1: Câu 1: (2,0 đ) a. Bài thơ “Viếng lăng Bác” được tác giả Viễn Phương sáng tác trong hoàn cảnh nào? (1đ) b. Nêu mạch cảm xúc của bài thơ. (1đ) Câu 2: (2,0 đ) Phân tích hai dòng thơ cuối của bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh? “Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi” Câu 3: (2,0 đ) a. Chép khổ thơ đầu của bài thơ “Nói với con” của Y Phương. (1đ) b. Em hiểu thế nào về hai câu thơ: “Đan lờ cài nan hoa Vách nhà ken câu hát”? (1đ) Câu 4: (4,0 đ) a. Bằng những hiểu biết của em về bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải, hãy viết một đoạn văn ngắn về ước nguyện của nhà thơ. (2đ) b. Từ đó, em có suy nghĩ gì về lẽ sống của người thanh niên hiện nay? (2đ) Đáp án: Câu/ ý Yêu cầu Điểm 1 2,0 điểm Năm1976, sau ngày thống nhất đất nước, công trình xây dựng 1,0 a. lăng Bác vừa mới hoàn thành, Viễn Phương ra thăm miền Bắc rồi vào lăng viếng Bác.
  3. b. Mạch cảm xúc của bài thơ: diễn ra theo trình tự cuộc vào 1,0 viếng lăng Bác (trước khi vào viếng lăng Bác, khi vào trong lăng, trước khi ra về). 2 - Hình ảnh ẩn dụ : “Sấm cũng bớt bất ngờ. Trên hàng cây 2,0 điểm đứng tuổi” a. + Ý nghĩa tả thực: Hình tượng sấm thường xuất hiện bất ngờ đi (1đ) liền với những cơn mưa rào chỉ có ở mùa hạ (sấm cuối mùa, sâm cuối hạ cũng bớt đi, ít đi lúc sang thu) không còn làm giật mình “Hàng cây đứng tuổi”. b. + Ý nghĩa ẩn dụ : Sấm : những vang động bất thường của ngoại (1đ) cảnh, của cuộc đời. “Hàng cây đứng tuổi” gợi tả những con người từng trải đã từng vượt qua những khó khăn, những thăng trầm của cuộc đời. Qua đó, con người càng trở nên vững vàng hơn. => Gợi cảm xúc tiếc nuối 3 2,0 điểm a. HS chép khổ thơ đầu của bài thơ “Nói với con” của Y Phương. (1đ) b. Hình ảnh thơ vừa cụ thể vừa mang tính khái quát, mộc mạc mà (1đ) vẫn giàu chất thơ diễn tả một cách gợi cảm về cuộc sống lao động cần cù và tươi vui của người dân lao động miền núi. Giữa cuộc sống lao động cần cù ấy, con từng ngày lớn lên. 4 (4đ) - Đảm bảo thể thức của một đoạn văn. (0,25đ) a. Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách, song phải đảm (1,5đ) bảo được nội dung cơ bản sau: - Tác giả muốn làm một con chim trong muôn ngàn loài chim, một nhành hoa trong biết bao loài hoa, một nốt trầm trong bè trầm bao la của thế giới âm nhạc. thể hiện nội dung chính con người luôn gắn bó, hoà nhập với thiên nhiên, đất nước, bất chấp không gian, thời gian nghịch cảnh(“tôi” – “ta”). Đó là sự dâng hiến thầm lặng. - Ông ước muốn làm một “Mùa xuân nho nhỏ”nghĩa là đem những gì tốt đẹp nhất, tinh tuý nhất - dù bé nhỏ của mình - để hoà vào mùa xuân lớn của cuộc đời, của đất nước. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, (0,25đ) ngữ nghĩa tiếng Việt. b. - Đảm bảo thể thức của một đoạn văn. (0,25đ) - Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách, song phải đảm (1,5đ) bảo được các yêu cầu cơ bản sau: - Sự thống nhất giữa cái chung và cái riêng, giữa cá nhân và
  4. cộng đồng. - Ai cũng phải sống có ích cho đời, sống làm đẹp cho đất nước. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ (0,25đ) pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. Tổ trưởng (HPCM): Phổ Văn, ngày 04 - 03 - 2018 Giáo viên: Huỳnh Thị Thanh Tâm