Đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 7 - Mã đề 132-209 - Năm học 2018-2019 - Phòng GD&ĐT huyện Lai Vung
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 7 - Mã đề 132-209 - Năm học 2018-2019 - Phòng GD&ĐT huyện Lai Vung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_giua_hoc_ky_i_mon_ngu_van_lop_7_ma_de_132_209_na.pdf
Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 7 - Mã đề 132-209 - Năm học 2018-2019 - Phòng GD&ĐT huyện Lai Vung
- PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA CHUNG GIỮA HỌC KỲ 1 HUYỆN LAI VUNG NĂM HỌC 2018 - 2019 ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA MÔN: NGỮ VĂN – Lớp 7 Ngày kiểm tra: 26/10/2018 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề) I. TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm) – Mã đề: 132 Thí sinh làm bài bằng cách ghi lại thứ tự câu hỏi và phương án trả lời đúng (A; B; C hoặc D) của các câu hỏi theo mẫu sau Câu 1: A; Câu 2: C; A. PHẦN VĂN BẢN (2,0 điểm) Câu 1: Truyện ngắn Cuộc chia tay của những con búp bê gửi đến người đọc thông điệp gì? A. Hãy hành động vì trẻ em. B. Hãy tôn trọng những ý thích của trẻ em. C. Hãy tạo điều kiện để trẻ em phát triển tài năng sẵn có. D. Hãy để trẻ em được sống trong một mái ấm gia đình. Câu 2: Bài thơ Bánh trôi nước có ngụ ý sâu sắc gì? A. Cảm thông, xót xa cho thân phận chìm nổi của người phụ nữ. B. Trân trọng, ca ngợi vẻ đẹp duyên dáng, phẩm chất trong sáng, nghĩa tình sắt son của người phụ nữ, đồng thời cảm thông, xót xa cho thân phận chìm nổi của họ. C. Miêu tả bánh trôi nước. D. Trân trọng, ca ngợi vẻ đẹp và nghĩa tình sắt son của người phụ nữ. Câu 3: “Lom khom dưới núi, tiều vài chú Lác đác bên sông, chợ mấy nhà” Nghệ thuật nổi bật trong hai câu thơ trên là gì? A. Nhân hóa. B. Dùng từ láy. C. So sánh. D. Đảo ngữ. Câu 4: Bài Sông núi nước Nam được làm theo thể thơ nào? A. Ngũ ngôn. B. Thất ngôn tứ tuyệt. C. Thất ngôn bát cú. D. Song thất lục bát. Câu 5: Bài thơ “Sông núi nước Nam” được coi như là A. Khúc ca khải hoàn. B. Bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta. C. Bài ca chiến thắng. D. Áng thiên cổ hùng văn. Câu 6: Nhà thơ Hồ Xuân Hương được mệnh danh là gì? A. Bà chúa thơ Nôm. B. Đệ nhất nữ sĩ. C. Nữ hoàng thi ca. D. Bà Huyện Thanh Quan. Câu 7: Bài thơ Qua đèo Ngang thể hiện tâm trạng gì của tác giả? A. Buồn thương da diết khi phải sống trong cảnh ngộ cô đơn. B. Yêu mến, ngây ngất trước vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước.
- C. Cô đơn trước thực tại, da diết nhớ về quá khứ. D. Đau xót ngậm ngùi trước sự thay đổi của quê hương. Câu 8: Nhân vật chính trong truyện ngắn Cuộc chia tay của những con búp bê là ai? A. Người mẹ. B. Cô giáo. C. Những con búp bê. D. Hai anh em. B. PHẦN TIẾNG VIỆT (2,0 điểm) Câu 9: Trong những từ sau, từ nào là từ láy bộ phận? A. Nhanh nhẹn. B. Ầm ầm. C. Oa oa. D. Nho nhỏ. Câu 10: Tại sao người Việt Nam thích dùng từ Hán Việt để đặt tên người, tên địa lí? A. Dùng từ Hán Việt nghe lịch sự. B. Từ Hán Việt mang tính chân thật. C. Từ Hán Việt mang sắc thái trang trọng. D. Từ Hán Việt mang mang tính biểu cảm. Câu 11: Thế nào là từ láy bộ phận? A. Từ có các tiếng giống nhau về phụ âm đầu. B. Từ có các tiếng giống nhau về phần vần. C. Từ có nhiều tiếng có nghĩa. D. Từ có các tiếng giống nhau về phụ âm đầu hoặc phần vần. Câu 12: Đâu là từ ghép đẳng lập trong các từ sau? A. Nhà cao tầng. B. Tím nâu. C. Nhà cửa. D. Xanh ngắt. Câu 13: Từ láy chia làm mấy loại? A. Không phân loại. B. Hai loại. C. Ba loại. D. Bốn loại. Câu 14: Từ ghép gồm những loại từ nào? A. Từ ghép - từ láy. B. Từ ghép chính phụ - từ ghép đẳng lập. C. Từ đơn - từ phức. D. Từ ghép đẳng lập - từ láy. Câu 15: Chữ “thiên” trong từ nào sau đây không có nghĩa là trời? A. Thiên lí. B. Thiên thư. C. Thiên thanh. D. Thiên tử. Câu 16: Trong những từ sau đây, từ nào là từ ghép? A. Bàn ghế. B. Liêu xiêu. C. Róc rách. D. Lom khom. II. TỰ LUẬN (6,0 điểm) Tập làm văn: Viết bài văn nêu cảm nghĩ của em về mái trường thân yêu. HẾT Lưu ý: Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm.
- PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA CHUNG GIỮA HỌC KỲ 1 HUYỆN LAI VUNG NĂM HỌC 2018 – 2019 ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA MÔN: NGỮ VĂN – Lớp 7 Ngày kiểm tra: 26/10/2018 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề) I. TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm) – Mã đề: 209 Thí sinh làm bài bằng cách ghi lại thứ tự câu hỏi và phương án trả lời đúng (A; B; C hoặc D) của các câu hỏi theo mẫu sau Câu 1: A; Câu 2: C; A. PHẦN VĂN BẢN (2,0 điểm) Câu 1: Bài Sông núi nước Nam được làm theo thể thơ nào? A. Ngũ ngôn. B. Thất ngôn tứ tuyệt. C. Thất ngôn bát cú. D. Song thất lục bát. Câu 2: Bài thơ Qua đèo Ngang thể hiện tâm trạng gì của tác giả? A. Buồn thương da diết khi phải sống trong cảnh ngộ cô đơn. B. Yêu mến, ngây ngất trước vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước. C. Đau xót ngậm ngùi trước sự thay đổi của quê hương. D. Cô đơn trước thực tại, da diết nhớ về quá khứ. Câu 3: Bài thơ Bánh trôi nước có ngụ ý sâu sắc gì? A. Miêu tả bánh trôi nước. B. Trân trọng, ca ngợi vẻ đẹp và nghĩa tình sắt son của người phụ nữ. C. Trân trọng, ca ngợi vẻ đẹp duyên dáng, phẩm chất trong sáng, nghĩa tình sắt son của người phụ nữ, đồng thời cảm thông, xót xa cho thân phận chìm nổi của họ. D. Cảm thông, xót xa cho thân phận chìm nổi của người phụ nữ. Câu 4: “Lom khom dưới núi, tiều vài chú Lác đác bên sông, chợ mấy nhà” Nghệ thuật nổi bật trong hai câu thơ trên là gì? A. Nhân hóa. B. Dùng từ láy. C. So sánh. D. Đảo ngữ Câu 5: Truyện ngắn Cuộc chia tay của những con búp bê gửi đến người đọc thông điệp gì? A. Hãy tôn trọng những ý thích của trẻ em. B. Hãy hành động vì trẻ em. C. Hãy để trẻ em được sống trong một mái ấm gia đình. D. Hãy tạo điều kiện để trẻ em phát triển tài năng sẵn có. Câu 6: Nhà thơ Hồ Xuân Hương được mệnh danh là gì? A. Nữ hoàng thi ca. B. Đệ nhất nữ sĩ. C. Bà chúa thơ Nôm. D. Bà Huyện Thanh Quan. Câu 7: Nhân vật chính trong truyện ngắn Cuộc chia tay của những con búp bê là ai? A. Những con búp bê. B. Hai anh em. C. Người mẹ. D. Cô giáo.
- Câu 8: Bài thơ “Sông núi nước Nam” được coi như là A. Khúc ca khải hoàn. B. Bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta. C. Bài ca chiến thắng. D. Áng thiên cổ hùng văn. B. PHẦN TIẾNG VIỆT (2,0 điểm) Câu 9: Đâu là từ ghép đẳng lập trong các từ sau? A. Nhà cửa. B. Xanh ngắt. C. Tím nâu. D. Nhà cao tầng. Câu 10: Từ ghép gồm những loại từ nào? A. Từ ghép - từ láy. B. Từ ghép đẳng lập - từ láy. C. Từ đơn - từ phức. D. Từ ghép chính phụ - từ ghép đẳng lập. Câu 11: Trong những từ sau, từ nào là từ láy bộ phận? A. Oa oa. B. Nhanh nhẹn. C. Nho nhỏ. D. Ầm ầm. Câu 12: Trong những từ sau đây, từ nào là từ ghép? A. Bàn ghế. B. Liêu xiêu. C. Róc rách. D. Lom khom. Câu 13: Thế nào là từ láy bộ phận? A. Từ có nhiều tiếng có nghĩa. B. Từ có các tiếng giống nhau về phụ âm đầu. C. Từ có các tiếng giống nhau về phần vần. D. Từ có các tiếng giống nhau về phụ âm đầu hoặc phần vần. Câu 14: Từ láy chia làm mấy loại? A. Không phân loại. B. Hai loại. C. Ba loại. D. Bốn loại. Câu 15: Tại sao người Việt Nam thích dùng từ Hán Việt để đặt tên người, tên địa lí? A. Từ Hán Việt mang sắc thái trang trọng. B. Dùng từ Hán Việt nghe lịch sự. C. Từ Hán Việt mang mang tính biểu cảm. D. Từ Hán Việt mang tính chân thật. Câu 16: Chữ “thiên” trong từ nào sau đây không có nghĩa là trời? A. Thiên lí. B. Thiên thư. C. Thiên thanh. D. Thiên tử. II. TỰ LUẬN (6,0 điểm) Tập làm văn: Viết bài văn nêu cảm nghĩ của em về mái trường thân yêu. HẾT Lưu ý: Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm.
- PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA CHUNG GIỮA HỌC KỲ 1 HUYỆN LAI VUNG NĂM HỌC 2018 - 2019 HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA MÔN: NGỮ VĂN – Lớp 7 Ngày kiểm tra: 26/10/2018 Hướng dẫn chấm gồm có: 02 trang A. HƯỚNG DẪN CHUNG 1) Nếu học sinh làm bài không theo cách nêu trong đáp án nhưng đúng, chính xác, chặt chẽ thì cho đủ số điểm của câu đó. 2) Việc chi tiết hóa (nếu có) thang điểm trong hướng dẫn chấm phải bảo đảm không làm sai lệch hướng dẫn chấm và phải được thống nhất thực hiện trong tổ chấm. B. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM I. TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm – mỗi câu đúng 0,25 điểm) Mã đề 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 132 D B D B B A C D A C D C B B A A 209 B D C D C C B B A D B A D B A A II. TẬP LÀM VĂN (6,0 điểm) NỘI DUNG ĐIỂM Đảm bảo cấu trúc của bài văn biểu cảm: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. 0,25 b) Xác định đúng đề tài biểu cảm, không lạc đề: Viết bài văn nêu cảm 0,25 nghĩ của em về mái trường thân yêu c) Triển khai đảm bảo yêu cầu bài văn biểu cảm - Giới thiệu được mái trường và khái quát cảm nghĩ của em về mái trường 0,5 đó. - Nêu vẻ đẹp của ngôi trường thân yêu: khang trang, rộng lớn, ( kết hợp miêu tả quang cảnh) - Cảm xúc về mái trường gắn với những kỉ niệm ( kết hợp đan xen kể kỉ niệm đáng nhớ về mái trường để bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ): - Cảm nghĩ của em về vai trò quan trọng của mái trường: 4,0 + Cho em kiến nhiều kiến thức; là ngôi nhà thứ hai của em. + Vun đắp tình bạn bè, tình thầy trò ấm áp, thiết tha. + Nhen nhóm ước mơ và cho ta hành trang thực hiện mơ ước
- NỘI DUNG ĐIỂM - Khẳng định tình cảm yêu mến và dù mai sau có đi đâu thì vẫn nhớ về ngôi trường thân yêu. 0,5 - Tích cực học tập để phát huy truyền thống của nhà trường. d) Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, đảm bảo các ý cơ bản, diễn đạt lưu 0,25 loát, ngôn ngữ trong sáng e) Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo các quy tắc chính tả, dùng từ đặt 0,25 câu chính xác. * Lưu ý: Thí sinh có thể có những cách trình bày khác nhau nhưng kĩ năng viết bài văn biểu cảm bố cục chặt chẽ, đảm bảo các ý vẫn cho điểm tối đa. Khuyến khích những bài viết sáng tạo, văn viết có cảm xúc HẾT