Đề kiểm tra định kỳ môn Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ I - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Chu Văn An

docx 2 trang thungat 1700
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra định kỳ môn Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ I - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Chu Văn An", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_dinh_ky_mon_ngu_van_lop_7_hoc_ky_i_nam_hoc_2018.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra định kỳ môn Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ I - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Chu Văn An

  1. PHÒNG GD & ĐT KHÁNH VĨNH ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KỲ (Phần Tiếng việt) TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN Môn: Ngữ văn 7 Học kì: I Năm học: 2018 – 2019 Thời gian: 45’ (Không kể thời gian phát đề) I.Trắc nghiệm khách quan (3 điểm). Chọn đáp án đúng nhất. Trong các ý A,B,C,D (Mỗi ý đúng được 0,25 điểm). Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi: (Câu 1,2) “Số cô chẳng giàu thì nghèo Ngày ba mươi Tết thịt treo trong nhà. Số cô có mẹ có cha Mẹ cô đàn bà, cha cô đàn ông. Số cô có vợ có chồng, Sinh con đầu lòng chẳng gái thì trai.” Câu 1: Tìm các cặp từ trái nghĩa trong câu ca dao trên A. Giàu- nghèo; đàn bà- đàn ông; gái- trai. B. Giàu- nghèo; mẹ - cha; gái- trai. C. Giàu – nghèo; đàn bà- đàn ông. D. Đàn bà – đàn ông; gái- trai. Câu 2: Biện pháp nghệ thuật chính được sử dụng trong bài cao dao A. Phóng đại. B. So sánh. C. Nhân hóa. D. Ẩn dụ. Câu 3: Xác định từ ghép chính phụ A. Trầm bổng B. Núi non C. Học hành D. Bút chì Câu 4: Từ Hán Việt được dùng trong câu đê tạo sắc thái tao nhã, trang trọng, thể hiện thái độ tôn kính, tránh gây cảm giác thô tục, ghê sợ và phù hợp với bầu không khí xã hội xưa. A. Đúng. B. Sai. Câu 5: Cho câu văn: “Nếu chủ nhật này trời không mưa .chúng tôi sẽ đi cắm trại”. Điền quan hệ từ vào chỗ trống. A. vì B. nên C. nếu D. thì Câu 6: Trong các từ sau, từ Hán Việt A. Làng xóm B. Thiên thư C. Nhà trường D. Quyển sách Câu 7: Từ có thể thay thế cho từ in đậm trong câu “Chiếc xe này bị chết máy”. A. hỏng B. mất C. đi D. qua đời Câu 8: Đại từ A. là từ có hai tiếng có nghĩa. B. là từ dùng để trỏ người, sự vật, hoạt động, tính chất, được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi. C. là những từ có nghĩa trái ngược nhau. D. là những từ có quan hệ láy âm giữa các tiếng.
  2. Câu 9: Nối cột A-B vào C để có khái niệm đúng. A B C 1. Từ đồng nghĩa a. là những từ có nghĩa trái ngược nhau. 1+ . 2. Từ trái nghĩa b. là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. 2+ 3. Từ đồng âm c. là những từ được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan 3+ 4. Từ ghép hệ với nhau về nghĩa. 4+ . d. là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì đến nhau. e. là những từ có quan hệ láy âm giữa các tiếng.  . II. Tự luận: ( 7 Điểm ) Câu 1: (1,5 điểm) a.Thế nào là từ đồng âm? Cho ví dụ minh họa. b. Khi sử dụng từ đồng âm ta cần chú ý điều gì? Câu 2: (1,5 điểm) Hãy phân loại các từ láy sau: Lật đật, chiêm chiếp, lom khom, đo đỏ, long lanh, mờ mờ. Từ nào là từ láy toàn bộ từ nào là từ láy bộ phận. Câu 3:(1,0) Đặt câu với các cặp từ quan hệ sau Tuy nhưng Vì nên Câu 4: (3 điểm) Em hãy viết một đoạn văn ngắn 5-7 câu, trong đó có sử dụng ít nhất một cặp từ trái nghĩa. Gạch chân dưới cặp từ trái nghĩa đó.