Đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Tiếng Việt Khối 4 - Năm học 2016-2017 - Trường TH Sơn Cao

doc 4 trang thungat 4330
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Tiếng Việt Khối 4 - Năm học 2016-2017 - Trường TH Sơn Cao", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_giua_hoc_ky_i_mon_tieng_viet_khoi_4_nam_hoc_2016.doc
  • docDap an mon TV 4 giua HKI ( 16 - 17 ).doc

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Tiếng Việt Khối 4 - Năm học 2016-2017 - Trường TH Sơn Cao

  1. ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I - KHỐI 4 Năm học : 2016 – 2017 Trường Tiểu học Sơn Cao Họ và tên HS : Lớp 4 Môn : Tiếng Việt - Thời gian : 60 phút Ngày kiểm tra : Ngày tháng năm 2016 Điểm Nhận xét của giáo viên I/ Kiểm tra kĩ năng đọc và kiến thức tiếng Việt : Đánh giá Đọc đúng tiếng, từ Ngắt nghỉ hơi đúng câu ( 0,5 điểm ) (0,5 điểm) Điểm ( GV ghi ) Cho văn bản sau : Bài văn bị điểm không - Ba đã bao giờ thấy một bài văn bị điểm không chưa, ba ? Tôi ngạc nhiên : - Đề bài khó lắm sao ? - Không. Cô chỉ yêu cầu: “ Tả bố em đang đọc báo.” Có đứa bạn con bảo ba nó không đọc báo, nhưng rồi nó bịa ra, cũng được 6 điểm. Tôi thở dài : - Còn đứa bị điểm không, nó tả thế nào ? - Nó không tả, không viết gì hết. Nó nộp giấy trắng cho cô. Hôm trả bài, cô giận lắm. Cô hỏi : “ Sao trò không chịu làm bài ?”. Nó cứ làm thinh. Mãi sau nó mới bảo: “ Thưa cô, con không có ba”. Nghe nó nói, cô con sững người. Té ra ba nó hi sinh từ khi nó mới sanh. Cô mới nhận lớp nên không biết, ba ạ. Cả lớp con ai cũng thấy buồn. Lúc ra về, có đứa hỏi: “ Sao mày không tả ba của đứa khác”. Nó chỉ cúi đầu, hai giọt nước mắt chảy dài xuống má. Chuyện về cậu học trò có bài văn bị điểm không đã để lại trong tôi một nỗi đau, nhưng cũng để lại một bài học về lòng trung thực. Theo Nguyễn Quang Sáng – TV4 tập 1 – Trang 21 SGK A. Đọc thành tiếng : ( 1 điểm ) Đọc một trong ba đoạn văn trên.
  2. B. Đọc thầm và làm bài tập : ( 4 điểm ) Khoanh tròn vào chữ cái ( A, B, C ) đặt trước câu trả lời đúng nhất : 1. Cậu học trò trong bài còn ba không ? ( 0,5 đ ) a. Cậu còn có ba. b. Cậu không còn ba. c. Cả a và b đều đúng. 2. Đề bài văn trong bài tả gì ? ( 0,5 đ ) a. Tả người thân đang đọc báo. b. Tả bố em đang đọc báo. c. Cả a và b đều đúng. 3. Ý nghĩa của cầu chuyện là gì ?( 0,5 đ ) a. Là bài học về lòng trung thực. b. Là bài học về lòng trung thực và tình cảm của cha con. c. Là bài học về tình cảm giữa các bạn học trong lớp. 4. Tiếng « ai » gồm những bộ phận cấu tạo nào ?( 0,5 đ ) a. Chỉ có vần. b. Chỉ có vần và thanh c. Chỉ có âm đầu và vần. 5. Từ sững trong câu “Nghe nó nói, cô con sững người” có nghĩa là :( 0,5 đ ) a. Dừng lại một cách đột ngột vì bất ngờ. b. Ngạc nhiên và xúc động. c. Cả hai ý nêu trên. 6. Câu “ Ba đã bao giờ thấy một bài văn bị điểm không chưa, ba ?” là dạng câu gì ?( 0,5 đ ) a. Câu hỏi b. Câu cảm. c. Câu cầu khiến. 7. Nó không tả, không viết gì hết. Nó nộp giấy trắng cho cô. Hôm trả bài, cô giận lắm. Cô hỏi : “ Sao trò không chịu làm bài ?”. Nó cứ làm thinh. Mãi sau nó mới bảo: “ Thưa cô, con không có ba”. Em có suy nghĩ gì về lời nói của bạn ? Hãy viết câu trả lời của em vào chỗ trống. 8. Câu : “ Có chú bé mồ côi tên là Chôm nhận thóc về, dốc công chăm sóc mà thóc vẫn chẳng nảy mầm.” Đâu là danh từ riêng ? Em hãy viết danh từ riêng đó vào chỗ trống. (0,5 đ )
  3. C. Kiểm tra kĩ năng viết chính tả và viết văn : 1/ Chính tả : ( Nghe - viết ) ( 2,0 điểm )
  4. 2/ Tập làm văn : ( 3,0 điểm )  Viết một bức thư ngắn ( khoảng 10 dòng ) cho bạn hoặc người thân nói về ước mơ của em. Bài làm :