Đề kiểm tra Hóa học Lớp 11 - Mã đề 4003 - Học kỳ II - Năm học 2020-2021

doc 2 trang thungat 3420
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra Hóa học Lớp 11 - Mã đề 4003 - Học kỳ II - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoa_hoc_lop_11_ma_de_4003_hoc_ky_ii_nam_hoc_2020.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra Hóa học Lớp 11 - Mã đề 4003 - Học kỳ II - Năm học 2020-2021

  1. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2020-2021 MÔN: HÓA HỌC 11 Thời gian làm bài: 45phút; (không kể thời gian phát đề) ĐỀ THAM KHẢO Mã đề thi 4003 Họ và tên: Số báo danh: (Cho nguyên tử khối: H=1; Li=7; C=12; N=14; O=16; F=19; Na=23; Mg=24; Al=27; Si=28; P=31; S=32; Cl=35,5; K=39; Ca=40; Fe=56; Cu=64; Zn=65; Br=80; Ag=108; I=127; Cd=112; Ba=137, Pb=207) Câu 1: Trong thành phần phân tử chất hữu cơ nhất thiết phải có A. nguyên tố cacbon và hiđro. B. nguyên tố cacbon. C. nguyên tố cacbon, hiđro và oxi. D. nguyên tố cacbon và nitơ. Câu 2: Trong các chất dưới đây, chất nào có nhiệt độ sôi thấp nhất? A. Butan. B. Etan. C. Metan. D. Propan. Câu 3: Trước những năm 50 của thế kỷ XX, công nghiệp tổng hợp hữu cơ dựa trên nguyên liệu chính là axetilen. Ngày nay, nhờ sự phát triển vượt bậc của công nghệ khai thác và chế biến dầu mỏ, etilen trở thành nguyên liệu rẻ tiền, tiện lợi hơn nhiều so với axetilen. Công thức phân tử của etilen là A. C2H6. B. C2H2. C. C2H4. D. CH4. Câu 4: Trùng hợp eten, sản phẩm thu được có cấu tạo là : A. (–CH2=CH2–)n. B. (–CH2–CH2–)n. C. (–CH=CH–)n. D. (–CH3–CH3–)n . Câu 5: Số đồng phân cấu tạo, mạch hở ứng với công thức phân tử C4H6 là A. 3. B. 2. C. 5. D. 4. Câu 6: Số đồng phân hiđrocacbon thơm ứng với công thức phân tử C8H10 là A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. ¸nh s¸ng Câu 7: Sản phẩm chính của phản ứng C6H6 + Cl2  có tên gọi là: A. clo benzen. B. hexaclo xiclohexan. C. 1,2- diclo benzen. D. 1,3- diclo benzen. Câu 8: Hiđrocacbon nào sau đây có khả năng làm mất màu brom trong dung dịch? A. toluen. B. stiren. C. hexan. D. benzen. Câu 9: Chất làm mất màu dung dịch thuốc tím ở điều kiện thường là A. Toluen B. Benzen C. Stiren D. Etyl benzen Câu 10: Chất nào sau đây được dùng để sản xuất thuốc nổ TNT? A. Benzen. B. Toluen. C. Stiren. D. Xilen. Câu 11: Bậc của ancol là: A. Bậc cacbon lớn nhất trong phân tử. B. Bậc của cacbon liên kết với nhóm –OH. C. Số nhóm chức có trong phân tử. D. Số cacbon có trong phân tử ancol. Câu 12: Ancol nào sau đây có số nguyên tử cacbon bằng số nhóm -OH? A. propan-1,2-diol. B. glixerol. C. ancol benzylic. D. ancol etylic. Câu 13: Trong dãy đồng đẳng ancol no đơn chức, mạch hở khi mạch cacbon tăng, nói chung: A. Nhiệt độ sôi tăng, khả năng tan trong nước tăng. B. Nhiệt độ sôi giảm, khả năng tan trong nước giảm. C. Nhiệt độ sôi giảm, khả năng tan trong nước tăng. D. Nhiệt độ sôi tăng, khả năng tan trong nước giảm. Câu 14: Để phân biệt ancol etylic tinh khiết và ancol etylic có lẫn nước, có thể dùng chất nào sau đây? o A. Na. B. CuO, t C. CuSO4 khan. D. H2SO4 đặc. 0 Câu 15: Ancol nào sau đây khi đun nóng với axit H2SO4 đặc ở 170 C không thu được anken? A. ancol etylic. B. ancol propylic. C. ancol metylic. D. ancol isoprpylic. Câu 16: Cho m gam etanol tác dụng hoàn toàn với kim loại Na dư, thu được 4,48 lít khí H2 (ở đktc). Giá trị của m là: A. 9,2. B. 6,0. C. 18,4. D. 24,0. Câu 17: Phenol (C6H5OH) phản ứng được với dung dịch nào sau đây? A. NaCl. B. KOH. C. NaHCO3. D. HCl. Câu 18: Hợp chất hữu cơ X tác dụng được với dung dịch NaOH và dung dịch brom nhưng không tác dụng với dung dịch NaHCO3. Tên gọi của X là A. stiren. B. phenol. C. axit axetic. D. ancol etylic. Trang 1/2 - Mã đề thi 4003
  2. Câu 19: Vào năm 1832, phenol (C6H5OH) lần đầu tiên được tách ra từ nhựa than đá. Phenol rất độc. Khi con người ăn phải thực phẩm có chứa phenol có thể bị ngộ độc cấp, tiêu chảy, rối loạn ý thức, thậm chí tử vong. Ở dạng lỏng, phenol không có khả năng phản ứng với A. nước brom. B. dung dịch NaOH. C. kim loại Na. D. NaCl. Câu 20: Dựa vào số nhóm chức, andehit CH2=CH-CHO được xếp vào loại? A. andehit không no. B. andehit thơm. C. andehit đa chức. D. andehit đơn chức. Câu 21: Tên thay thế của CH3-CH=O là: A. metanal. B. metanol. C. etanol. D. etanal. Câu 22: Chất nào sau đây ở điều kiện thường có trạng thái khác với những chất còn lại? A. ancol propylic. B. andehit propionic. C. ancol etylic. D. andehit axetic. Câu 23: Cho 4,4 gam anđehit đơn chức X phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO 3 trong NH3, đun nóng, thu được 21,6 gam Ag. Công thức của X là A. HCHO. B. CH3CHO. C. C3H7CHO. D. C2H5CHO. Câu 24: Tên gọi của HOOC-COOH là A. axit oxalic. B. axit benzoic. C. axit malonic. D. axit acrylic. Câu 25: Chất nào sau đây có thể làm mất màu dung dịch brom? A. axit axetic. B. axit acrylic. C. etilen glicol. D. axit oxalic. Câu 26: Dung dịch axit axetic phản ứng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây? A. Na, NaCl, CuO. B. Na, CuO, HCl. C. NaOH, Na, CaCO3. D. NaOH, Cu, NaCl. Câu 27: Cho 12,0 gam một axit no, đơn chức X tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 16,4 gam muối khan. Công thức của X là: A. HCOOH. B. C3H7COOH. C. CH3COOH. D. C2H5COOH. Câu 28: Đốt nóng sợi dây đồng kim loại đã cuộn thành lò xo trên ngọn lửa đèn cồn đến khi ngọn lửa không còn màu xanh, sau đó nhúng nhanh vào etanol đựng trong ống nghiệm. Màu den của dây đồng từ từ chuyển sang đỏ. Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Đồng oxit đã khử etanol thành andehit axetic. B. Đồng oxit đã oxi hóa etanol thành axit axetic. C. Đồng oxit đã oxi hóa etanol thành andehit axetic. D. Đồng oxit đã oxi hóa etanol thành khí cacbonic và nước. II. PHẦN TỰ LUẬN (4 câu, 3,0 điểm) Câu 29: (1,0 điểm) Hoàn thành sơ đồ phản ứng sau: (1) (2) (3) (4) CH3COONa  CH4  C2H2  C6H6  C6H5Br. Câu 30: (1,0 điểm) Cho 6,66 gam axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở tác dụng với lượng dư kim loại Kali thu được 1,008 lít H2 (đktc). a. Tìm công thức phân tử của X. b. Viết công thức cấu tạo và gọi tên thay thế của X. Câu 31: (0,5 điểm) X và Y có công thức phân tử C3H6O. Biết - X có khả năng tác dụng với kim loại Na. - Y có khả năng tham gia phản ứng tráng gương. Xác định công thức cấu tạo và tên gọi của X, Y. Câu 32: (0,5 điểm) Cho 11,2 lít (đktc) hỗn hợp X gồm C 2H2 và H2 qua bình đựng Ni (nung nóng), thu được hỗn hợp Y (chỉ chứa ba hiđrocacbon) có tỉ khối so với H 2 là 14,5. Biết Y phản ứng tối đa với a mol Br2 trong dung dịch. Tính giá trị của a ? Trang 2/2 - Mã đề thi 4003