Đề kiểm tra Hóa học Lớp 12 - Mã đề 4001 - Học kỳ II - Năm 2020-2021

doc 2 trang thungat 4510
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra Hóa học Lớp 12 - Mã đề 4001 - Học kỳ II - Năm 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoa_hoc_lop_12_ma_de_4001_hoc_ky_ii_nam_2020_202.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra Hóa học Lớp 12 - Mã đề 4001 - Học kỳ II - Năm 2020-2021

  1. ĐỀ KIỂM HỌC KÌ II NĂM HỌC 2020-2021 MÔN: HÓA HỌC 12 ĐỀ THAM KHẢO Thời gian làm bài: 45 phút; (không kể thời gian phát đề) Mã đề 4001 Họ và tên: Trường THPT: Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: H=1; Li=7; C=12; N=14; O=16; F=19; Na=23; Mg=24; Al=27; Si=28; P=31; S=32; Cl=35,5; K=39; Ca=40; Cr=52; Mn=55; Fe=56; Co=59; Ni=59; Cu=64; Zn=65; Br=80; Rb=85; Sr=88; Ag=108; I=127; Cd=112; Ba=137; Hg=201; Pb=207 Câu 1: Phương pháp chung để điều chế các kim loại Na, Ca, Al trong công nghiệp là A. điện phân dung dịch. B. nhiệt luyện. C. thủy luyện. D. điện phân nóng chảy. Câu 2: Dẫn khí CO dư qua hỗn hợp bột gồm MgO, CuO, Al2O3 và FeO, đun nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn Y. Số oxit kim loại trong Y là: A. 3. B. 1. C. 4. D. 2. Câu 3: Điện phân nóng chảy Al 2O3 trong 24 giờ, với cường độ dòng điện 100000A, hiệu suất quá trình điện phân 90% sẽ thu được lượng Al là: A. 0,201 tấn. B. 0,603 tấn. C. 0,725 tấn. D. 0,895 tấn. Câu 4: Số electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử kim loại thuộc nhóm IA là A. 3. B. 2. C. 4. D. 1. Câu 5: Phản ứng đặc trưng nhất của kim loại kiềm là phản ứng với? A. oxi. B. dung dịch axit. C. nước. D. dung dịch muối. Câu 6: Kim loại nào sau đây nhẹ nhất (có khối lượng riêng nhỏ nhất) là: A. Natri. B. Liti. C. Kali. D. Rubidi. Câu 7: Hòa tan hoàn toàn 3,80 gam hỗn hợp 2 kim loại kiềm X, Y (M X<MY) thuộc 2 chu kì liên tiếp trong dung dịch HCl dư, thu được 2,24 lít khí H2 (đktc). Phần trăm khối lượng của Y trong hỗn hợp là: A. 25%. B. 75%. C. 9,21%. D. 90,79%. Câu 8: Ở nhiệt độ thường, dung dịch Ba(HCO3)2 tác dụng được với dung dịch nào sau đây? A. CaCl2. B. KNO3. C. NaCl. D. Na2CO3. Câu 9: Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Nước có chứa nhiều Ca2+ ; Mg2+. B. Nước không chứa hoặc chứa rất ít ion Ca2+ , Mg2+ là nước mềm. - 2- C. Nước cứng có chứa 1 trong 2 ion Cl và SO4 hoặc cả 2 là nước cứng tạm thời. - 2- - D. Nước cứng có chứa đồng thời anion HCO3 và SO4 hoặc Cl là nước cứng toàn phần. Câu 10: Hợp chất nào của canxi được dùng để đúc tượng, bó bột khi gãy xương? A. Thạch cao sống. B. Thạch cao khan. C. Thạch cao nung. D. Vôi sống. ®iÖn ph©n nãng ch¶y H2O CO2 Câu 11: Cho sơ đồ sau: CaCl 2  X  Y  Z. Biết Z tác dụng được với dung dịch kiềm. Vậy Z là: A. CaCO3. B. CaSO4. C. Ca(HCO3)2. D. Ca(HSO4)2. Câu 12: Kim loại bền trong không khí do có màng oxit bảo vệ là: A. Na. B. Ba. C. Fe. D. Al. Câu 13: Nguyên liệu để sản xuất nhôm là quặng boxit. Công thức của quặng boxit là: A. Al(OH)3. B. Al2O3. C. Al2O3.2H2O. D. Al. Câu 14: Kim loại Al không tan được trong dung dịch nào sau đây? A. Dung dịch CuSO4. B. Dung dịch HNO3 đặc, nguội. C. Dung dịch H2SO4 loãng, nguội. D. Dung dịch HCl đặc, nguội. Câu 15: Đun nóng hỗn hợp gồm Al và Fe 2O3 (có tỉ lệ mol là 3:1) sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn X. Các chất trong X gồm? A. Al2O3. B. Al2O3, Fe. C. Al2O3, Fe, Al. D. Al2O3, FeO, Fe. Câu 16: Nhôm hidroxit tác dụng được với cặp dung dịch nào sau đây? A. NaCl và H2SO4. B. NaOH và HCl. C. KOH và AlCl3. D. HNO3 và MgSO4. Câu 17: Kim loại nào sau đây có từ tính? A. Al. B. Fe. C. Mg. D. Cu. Câu 18: Quặng sắt manhetit có thành phần chính là: Trang 1/2 - Mã đề thi 4001
  2. A. FeS2. B. Fe3O4. C. Fe2O3. D. FeCO3. Câu 19: Kim loại sắt tác dụng dụng với dung dịch H 2SO4 loãng, vừa đủ thu được dung dịch chứa chất X và khí Y. Tên gọi của X là: A. sắt sunfua. B. sắt (III) sunfat. C. sắt (II) sunfat. D. sắt (II) hidroxit. Câu 20: Cho 29,8 gam hỗn hợp bột gồm Zn và Fe vào 600 ml dung dịch CuSO 4 0,5M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và 30,4 gam hỗn hợp kim loại. Phần trăm về khối lượng của Fe trong hỗn hợp ban đầu là A. 56,37%. B. 64,42%. C. 43,62%. D. 37,58%. Câu 21: Chất nào sau đây thể hiện tính khử khi tác dụng với dung dịch HNO3 loãng? A. Fe(OH)3. B. Fe2(SO4)3. C. Fe2O3. D. Fe(OH)2. Câu 22: X là chất rắn màu đỏ nâu, không tan trong nước. X là: A. FeO. B. Fe2(SO4)3. C. Fe2O3. D. Fe(OH)2. Câu 23: Hòa tan hết 32 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO và Fe2O3 vào 1 lít dung dịch HNO3 1,7M, thu được V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5+, ở đktc) và dung dịch Y. biết Y hòa tan tối đa 12,8 gam Cu và không có khí thoát ra. Giá trị của V là A. 6,72. B. 9,52. C. 3,92. D. 4,48. Câu 24: Số oxi hóa phổ biến của crom trong hợp chất là: A. 0, +2, +4, +6. B. +2, +3, +6. C. +2, +4, +6. D. 0, +2, +3, +6. Câu 25: Ở nhiệt độ thường, crom tác dụng với chất nào sau đây ? A. O2. B. S. C. Cl2. D. F2. Câu 26: Cho vào ống nghiệm một vài tinh thể K 2Cr2O7, sau đó thêm tiếp khoảng 1ml nước và lắc đều để K2Cr2O7 tan hết, thu được dung dịch X. Thêm vài giọt dung dịch KOH vào dung dịch X, thu được dung dịch Y. Màu sắc của dung dịch X và Y lần lượt là : A. màu đỏ da cam và màu vàng chanh B. màu vàng chanh và màu đỏ da cam C. màu nâu đỏ và màu vàng chanh D. màu vàng chanh và màu nâu đỏ Câu 27: Khi cho 50 gam hỗn hợp gồm Fe, Cr, Al tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH thu được 3,36 lít khí. Lấy phần rắn không tan cho tác dụng với lượng dư dung dịch HCl (khi không có không khí) thu được 19,04 lít khí. Các thể tích khí đo ở đktc. Thành phần phần trăm theo khối lượng của Cr trong hỗn hợp là: A. 7,9%. B. 15,8%. C. 15,6%. D. 7,8%. Câu 28: Trong khí thải công nghiệp thường có chứa các khí SO2, NO2, HF. Có thể dùng chất nào (rẻ tiền) sau đây để loại bỏ các chất khí đó? A. Ca(OH)2. B. NaOH. C. NH3. D. HCl. Câu 29: Thực hiện các thí nghiệm sau: (a) Nung nóng Cu(NO3)2. (b) Cho Fe(OH)2 vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng (dư). (c) Sục khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2 dư. (d) Cho dung dịch KHSO4 vào dung dịch NaHCO3. (e) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch HCl loãng. (g) Cho đinh sắt vào dung dịch H2SO4 loãng. Sau khi các phản ứng xảy ra, số thí nghiệm sinh ra chất khí là A. 4. B. 5. C. 6. D. 2. Câu 30: Cho 42,4 gam hỗn hợp gồm Cu và Fe 3O4 (có tỉ lệ số mol tương ứng là 3:1) tác dụng với dung dịch HCl dư, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn còn lại m gam chất rắn. Giá trị của m là A. 19,2. B. 9,6. C. 12,8. D. 6,4. Trang 2/2 - Mã đề thi 4001