Đề thi giữa học kỳ II môn Hóa học Lớp 12 - Mã đề 743 - Năm học 2020-2021 - Trường THPT Mạc Đĩnh Chi

doc 2 trang thungat 10070
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi giữa học kỳ II môn Hóa học Lớp 12 - Mã đề 743 - Năm học 2020-2021 - Trường THPT Mạc Đĩnh Chi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_giua_hoc_ky_ii_mon_hoa_hoc_lop_12_ma_de_743_nam_hoc_2.doc

Nội dung text: Đề thi giữa học kỳ II môn Hóa học Lớp 12 - Mã đề 743 - Năm học 2020-2021 - Trường THPT Mạc Đĩnh Chi

  1. SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HẢI PHÒNG ĐỀ THI GIỮA KÌ 2 NĂM HỌC 2020-2021 TRƯỜNG THPT MẠC ĐĨNH CHI Tên môn: HÓA 12 Thời gian làm bài: 45 phút; Mã đề thi: 743 Họ, tên thí sinh: SBD: Cho: H=1, C=12, O=16, Na=23, Mg=24, Al=27, Mg=24, Fe =56, Cu=64, Ag=108, Ba=137; Sr=88 I. TRẮC NGHIỆM (7 điểm) Câu 1: Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm? A. Al. B. Ba. C. Cu. D. Na. Câu 2: Chất không khử được sắt oxit (ở nhiệt độ cao) là A. Cu. B. CO. C. Al. D. H2. Câu 3: Khi điều chế kim loại, các ion kim loại đóng vai trò là chất A. cho proton. B. bị khử. C. nhận proton. D. bị oxi hoá. Câu 4: Dẫn khí CO2 từ từ đến dư vào dung dịch Ca(OH)2, hiện tượng hoá học xảy ra là A. có kết tủa trắng, kết tủa không tan trong CO2 dư. B. không có kết tủa. C. có kết tủa trắng, kết tủa tan trong CO2 dư. D. có kết tủa, sau đó kết tủa tan một phần. Câu 5: Al2O3 phản ứng được với cả hai dung dịch A. NaCl, H2SO4. B. Na2SO4, KOH. C. NaOH, HCl. D. KCl, NaNO3. Câu 6: Công thức hóa học của nhôm hiđroxit là A. Al(OH)2. B. Al2O3. C. Al2 (SO4)3. D. Al(OH)3. Câu 7: Cho dãy các chất: FeCl3, CuSO4, BaCl2, KNO3, HCl, NaHCO3. Số chất trong dãy phản ứng được với dung dịch NaOH là A. 2. B. 4. C. 1. D. 3. Câu 8: Đốt cháy hoàn toàn 8,7 gam hỗn hợp Mg và Al trong khí oxi (dư) thu được 15,1 gam hỗn hợp oxit. Thể tích khí oxi (đktc) đã tham gia phản ứng là A. 17,92 lít. B. 4,48 lít. C. 8,96 lít. D. 11,20 lít. Câu 9: Muối dễ bị phân hủy khi đun nóng là A. Ca(HCO3)2. B. NaCl. C. Na2SO4. D. CaCl2. Câu 10: Chất có tính lưỡng tính là A. NaNO3. B. NaCl. C. NaOH. D. NaHCO3. Câu 11: Số electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử kim loại kiềm thổ là A. 3. B. 1. C. 2. D. 4. Câu 12: Dung dịch làm quỳ tím chuyển sang màu xanh là A. NaNO3. B. KOH. C. NaCl. D. Na2SO4. Câu 13: Vị trí của Al (Z =13) trong bảng hệ thống tuần hoàn là A. chu kì 3, nhóm IIIA. B. chu kì 2, nhóm IA. C. chu kì 3, nhóm IIA. D. chu kì 2, nhóm IIIA. Câu 14: Cho một mẩu Na vào dung dịch CuCl2 hiện tượng quan sát được A. Có khí thoát ra và xuất hiện kết tủa xanh và sau đó tan ra . B. Có khí thoát ra và xuất hiện kết tủa xanh . C. Có kết tủa màu xanh . D. Có khí thoát ra . Câu 15: Dung dịch của chất nào sau đây được gọi là nước vôi trong? A. NaOH. B. Ca(OH)2. C. Ba(OH)2. D. Ca(HCO3)2. Câu 16: Thí nghiệm nào sau đây có xảy ra ăn mòn điện hóa học? A. Nhung thanh Cu vào dung dịch HNO3 loãng. Trang 1/2 - Mã đề thi 743
  2. B. Nhúng thanh Fe vào dung dịch HCl. C. Đốt dây Mg trong bình đựng khí O2. D. Nhung thành Zn vào dung dịch hỗn hợp gồm CuSO4 và H2SO4 . Câu 17: Chất thường được dùng để khử chua đất trong sản xuất nông nghiệp là A. CaCO3. B. CaO. C. CaSO4. D. CaCl2. Câu 18: Cho 10 gam một kim loại kiềm thổ tác dụng hết với nước thoát ra 5,6 lít khí (đktc). Tên của kim loại kiềm thổ đó là A. Mg. B. Sr. C. Ca. D. Ba. Câu 19: Kim loại nào sau đây tan hết trong nước dư ở nhiệt độ thường? A. Al. B. Fe. C. Mg. D. K. Câu 20: Chất nào sau đây không bị nhiệt phân? A. MgO. B. Mg(HCO3)2. C. MgCO3. D. Ca(HCO3)2. Câu 21: Phản ứng hóa học xảy ra trong trường hợp nào dưới đây không thuộc loại phản ứng nhiệt nhôm? A. Al tác dụng với axit H2SO4 đặc nóng. B. Al tác dụng với Fe3O4 nung nóng . C. Al tác dụng với Fe2O3 nung nóng . D. Al tác dụng với CuO nung nóng. Câu 22: Thạch cao nung dùng để đúc tượng, bó bột trong y tế. Công thức của thạch cao nung là A. CaCO3 B. CaSO4.2H2O. C. CaSO4.H2O. D. CaSO4. Câu 23: 15,6 gam hỗn hợp bột Al và Al2O3 tác dụng với dung dịch NaOH dư thoát ra 6,72 lít khí (đktc). Khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp đầu là A. 10,8 gam Al và 4,8 gam Al2O3 B. 2,7 gam Al và 12,9 gam Al2O3 C. 5,4 gam Al và 10,2 gam Al2O3 D. 8,1 gam Al và 7,5 gam Al2O3 Câu 24: Kim loại X có các tính chất sau: Là kim loại màu trắng bạc, mềm, dễ kéo sợi và dát mỏng, là kim loại nhẹ, nóng chảy ở nhiệt độ 660 oC. Kim loại X là: A. Ba. B. Mg. C. Na. D. Al. Câu 25: Chất nào sau đây được gọi là phèn chua, dùng để làm trong nước? A. K2SO4. Al2(SO4)3.24H2O. B. Na2SO4. Al2(SO4)3.24H2O. C. (NH4)2SO4. Al2(SO4)3.24H2O. D. Li2SO4. Al2(SO4)3.24H2O. Câu 26: Nước cứng là nước có chứa nhiều các ion A. Ca2+, Mg2+. B. Cu2+, Fe3+. C. Al3+, Fe3+. D. Na+, K+. Câu 27: Nước cứng tạm thời chứa 2- - - 2- - A. ion SO4 . B. ion Cl . C. ion HCO3 . D. ion SO4 và HCO3 Câu 28: Phát biểu nào dưới đây là đúng ? A. Sử dụng nước cứng trong ăn uống gây ngộ độc. B. Các kim loại K, Ca, Mg, Al được điều chế bằng cách điện phân nóng chảy muối clorua tương ứng của chúng. C. Nhôm là kim loại lưỡng tính D. Thành phần chính của vỏ và mai các loài ốc, sò, hến, mực là canxi cacbonat. II. TỰ LUẬN ( 3 điểm) Bài 1: (1,0đ) Hoàn thành các phương trình phản ứng sau: (1) (2) (3) (4) CaCl2  Ca CaO Ca(OH)2  CaCO3 Bài 2: (0,5 đ) Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết hai dung dịch sau NaCl và NaNO3 Bài 3: (0,5 đ) Hòa tan m gam Na vào nước dư thu được 5,6 lit khí (đktc). Tính m? Bài 4: (1,0 đ) Hấp thụ hết 6,72 lít CO2(đktc) vào 300 ml dung dịch hỗn hợp NaOH 0,1 M và Ca(OH)2 0,6 M. Thu được m (g) kết tủa và dụng dịch X a.Tính khối lượng kết tủa thu được? b. Để loại bỏ hết ion Ca2+ trong dung dịch X cần một lượng vừa đủ dung dịch chứa (a) gam Ca(OH)2. Tính giá trị của a HẾT (Thí sinh không được sử dụng tài liệu) Trang 2/2 - Mã đề thi 743