Đề kiểm tra học kỳ I môn Lịch sử Lớp 12 - Mã đề 617 - Năm học 2018-2019 - Sở GD&ĐT Quảng Nam

pdf 4 trang thungat 2050
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I môn Lịch sử Lớp 12 - Mã đề 617 - Năm học 2018-2019 - Sở GD&ĐT Quảng Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_lich_su_lop_12_ma_de_617_nam_hoc_20.pdf

Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ I môn Lịch sử Lớp 12 - Mã đề 617 - Năm học 2018-2019 - Sở GD&ĐT Quảng Nam

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2018 - 2019 QUẢNG NAM Môn: Lịch sử - Lớp 12 Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC (Đ ề này có 04 trang) Mã đề: 617 Câu 1. Yếu tố nào được Nhật Bản đặt lên hàng đầu trong quá trình phát triển đất nước? A. Tận dụng tốt các yếu tố bên ngoài để phát triển. B. Tập trung sản xuất hàng dân dụng để xuất khẩu. C. Cắt giảm triệt để chi phí quốc phòng. D. Coi con người là vốn quý nhất, nhân tố quyết định. Câu 2. Đặc điểm của cách mạng Việt Nam từ năm 1919 đến đầu năm 1930 là A. phát triển tuần tự từ khuynh hướng tư sản chuyển sang khuynh hướng vô sản. B. sau thất bại của khuynh hướng tư sản, khuynh hướng vô sản phát triển mạnh. C. khuynh hướng vô sản và khuynh hướng tư sản cùng phát triển trong phong trào yêu nước. D. khuynh hướng vô sản chiếm ưu thế tuyệt đối nhờ kinh nghiệm từ khuynh hướng tư sản. Câu 3. Điểm mới của Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương tháng 5 - 1941 so với Luận cương chính trị tháng 10 - 1930 của Đảng Cộng sản Đông Dương là A. hoàn thành triệt để nhiệm vụ cách mạng ruộng đất. B. thành lập hình thức chính quyền công nông binh. C. ở mỗi nước Đông Dương cần thành lập một đảng riêng. D. thành lập chính quyền nhà nước của toàn dân tộc. Câu 4. Nội dung nào không phải là mục đích của tổ chức Liên hợp quốc? A. Phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia. B. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế. C. Thúc đẩy nhanh xu thế toàn cầu hóa. D. Duy trì hòa bình và an ninh thế giới. Câu 5. Chiến dịch phản công đầu tiên của ta trong kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954) là chiến dịch A. Việt Bắc thu - đông năm 1947. B. Biên giới thu - đông năm 1950. C. Điện Biên Phủ năm 1954. D. Đông - Xuân năm 1953 - 1954. Câu 6. "Bất kì đàn ông, đàn bà, bất kì người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp ". Đoạn trích này thể hiện nội dung nào trong đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng ta? A. Kháng chiến toàn dân. B. Tự lực cánh sinh. C. Kháng chiến lâu dài. D. Kháng chiến toàn diện. Câu 7. Nền tảng căn bản trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai là A. liên minh chặt chẽ với Mĩ. B. quan hệ chặt chẽ với các nước Đông nam Á. C. hợp tác chặt chẽ với Trung Quốc. D. liên minh chặt chẽ với các nước Tây Âu. Trang 1/4 - Mã đề: 617
  2. Câu 8. Đâu không phải là mục tiêu trong "Chiến lược toàn cầu" của Mĩ? A. Phát động cuộc Chiến tranh lạnh với Liên Xô. B. Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. C. Khống chế, chi phối các nước tư bản đồng minh. D. Ngăn chặn, tiến tới xóa bỏ chủ nghĩa xã hội. Câu 9. Tháng 8 - 1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập là biểu hiện rõ nét của xu thế nào? A. Hòa hoãn Đông - Tây. B. Đa cực, nhiều trung tâm. C. Liên kết khu vực. D. Toàn cầu hóa. Câu 10. Đâu không phải là "con rồng" kinh tế ở Đông Bắc Á? A. Đài Loan. B. Xingapo. C. Hàn Quốc. D. Hồng Công. Câu 11. Sự xuất hiện ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam năm 1929 có ý nghĩa lịch sử như thế nào? A. Chấm dứt thời kì khủng hoảng về giai cấp và tổ chức lãnh đạo cách mạng Việt Nam. B. Là một xu thế của cuộc vận động giải phóng dân tộc theo khuynh hướng vô sản. C. Chứng tỏ giai cấp công nhân Việt Nam đã hoàn toàn trưởng thành. D. Là mốc đánh dấu chấm dứt sự khủng hoảng về đường lối của cách mạng Việt Nam. Câu 12. Ngày 22 - 12 - 1944, theo chỉ thị của Hồ Chí Minh, lực lượng vũ trang được thành lập với tên gọi là A. Trung đội Cứu quốc quân II. B. Đội du kích Bắc Sơn. C. Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân. D. Việt Nam Giải phóng quân. Câu 13. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933) gây ra hậu quả lớn nhất đối với xã hội Việt Nam là A. tinh thần đấu tranh của nhân dân đi xuống. B. tăng thêm tình trạng chiếm đoạt ruộng đất. C. công nhân thất nghiệp, giá lúa gạo tăng. D. làm trầm trọng thêm tình trạng đói khổ. Câu 14. Ngày 6 - 1 - 1946, ở nước ta diễn ra sự kiện lịch sử trọng đại nào? A. Hiến pháp đầu tiên của nước ta được thông qua. B. Quân đội Quốc gia Việt Nam được thành lập. C. Tổng tuyển cử bầu Quốc hội diễn ra trong cả nước. D. Đồng tiền Việt Nam được lưu hành. Câu 15. Một trong những tác động của phong trào giải phóng dân tộc đối với quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai là A. nguyên nhân chính Mỹ phải chấm dứt tình trạng Chiến tranh lạnh. B. thúc đẩy các nước tư bản hòa hoãn với các nước xã hội chủ nghĩa. C. góp phần hình thành các liên minh kinh tế - quân sự khu vực. D. góp phần làm xói mòn và tan rã trật tự thế giới hai cực Ianta. Câu 16. Thành tựu nổi bật mà Liên Xô đạt được năm 1949 là A. chế tạo thành công bom nguyên tử. B. trở thành cường quốc công nghiệp thứ hai thế giới. C. phóng thành công tàu vũ trụ. D. phóng thành công vệ tinh nhân tạo. Trang 2/4 - Mã đề: 617
  3. Câu 17. Sự kiện nào đánh dấu chế độ phong kiến Việt Nam sụp đổ hoàn toàn? A. Cách mạng tháng Tám thành công trong cả nước. B. Tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở Sài Gòn. C. Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập. D. Vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị. Câu 18. Tư tưởng cốt lõi trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam là A. hòa bình và thống nhất. B. độc lập và tự do. C. tự do và dân chủ. D. giải phóng dân tộc. Câu 19. Đâu không phải là chính sách của chính phủ Mặt trận Nhân dân Pháp năm 1936 đối với thuộc địa? A. Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân. B. Trả tự do cho một số tù chính trị. C. Cho phép thành lập Mặt trận nhân dân rộng rãi. D. Cho phép xuất bản báo chí. Câu 20. Nguyên nhân chủ yếu làm cho Mĩ và Liên Xô tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh là do A. sức mạnh hai siêu cường suy giảm trên nhiều mặt. B. nhiều vấn đề cần hai nước phải hợp tác giải quyết. C. nền kinh tế Liên Xô lâm vào khủng hoảng. D. nền kinh tế Mĩ bị Nhật Bản vượt qua. Câu 21. Sự khởi sắc của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được đánh dấu bằng việc kí Hiệp ước A. Viêng chăn. B. Xan Phranxicô. C. Bali. D. Henxinki. Câu 22. "Trong lúc này nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được độc lập tự do cho toàn thể dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận, giai cấp đến vạn năm sau cũng không đòi được". (Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, tập 7, NXB Sự thật, Hà Nội 1991, trang 122). Đoạn trích này được Nguyễn Ái Quốc trình bày trong A. Hội nghị Trung ương Đảng lần 6 (11/1939). B. "Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến" (19/12/1946). C. Hội nghị Trung ương Đảng lần 8 (5/1941). D. "Tuyên ngôn độc lập" (2/9/1945). Câu 23. Mục tiêu đấu tranh của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn 1936 - 1939 là A. tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo, hòa bình. B. đánh đổ đế quốc và phát xít. C. độc lập dân tộc và người cày có ruộng. D. đánh đổ đế quốc và tay sai, giải phóng dân tộc. Câu 24. Cơ quan ngôn luận của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên là báo A. Thanh niên. B. Nhân đạo. C. Búa liềm. D. Đỏ. Câu 25. Điểm giống nhau cơ bản trong việc xác định nhiệm vụ cách mạng của Hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 11 - 1939 với Hội nghị tháng 5 - 1941 là gì? A. Chỉ xác định nhiệm vụ đấu tranh giai cấp. B. Đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu. C. Thực hiện cùng lúc nhiệm vụ giải phóng dân tộc và giai cấp. D. Đặt nhiệm vụ giải phóng giai cấp lên hàng đầu. Trang 3/4 - Mã đề: 617
  4. Câu 26. Đỉnh cao của phong trào cách mạng Việt Nam trong những năm 1930 - 1931 là A. biểu tình nhân ngày Quốc tế Lao động 1 - 5. B. bãi công ở Vinh - Bến Thủy C. biểu tình của nông dân ở Hưng nguyên. D. Xô viết Nghệ - Tĩnh. Câu 27. Nguyên nhân khách quan nào đã tạo điều kiện cho Inđônêxia, Lào, Việt Nam giành được độc lập năm 1945? A. Nhân dân các nước đấu tranh vũ trang giành độc lập. B. Thực dân Pháp bị Nhật đảo chính mất quyền thống trị ở Đông Dương. C. Phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh vô điều kiện. D. Thực dân Hà Lan suy yếu mất quyền thống trị ở Inđônêxia. Câu 28. Lực lượng hăng hái và đông đảo nhất của cách mạng Việt Nam sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất là A. tiểu tư sản. B. nông dân. C. công nhân D. tư sản dân tộc. Câu 29. Đâu không phải là biểu hiện xu thế toàn cầu hóa? A. Phát triển của quan hệ thương mại quốc tế. B. Sự ra đời của Liên minh châu Âu. C. Việc duy trì sự liên minh Mĩ và Nhật Bản. D. Ra đời của tổ chức liên kết kinh tế. Câu 30. Nước nào khởi đầu cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ hai? A. Anh. B. Pháp. C. Nhật D. Mĩ. HẾT Trang 4/4 - Mã đề: 617