Đề thi môn Lịch sử - Kỳ thi học sinh giỏi Lớp 12 - Năm học 2018-2019 - Sở GD&ĐT Quảng Nam

docx 6 trang thungat 2700
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi môn Lịch sử - Kỳ thi học sinh giỏi Lớp 12 - Năm học 2018-2019 - Sở GD&ĐT Quảng Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_mon_lich_su_ky_thi_hoc_sinh_gioi_lop_12_nam_hoc_2018.docx

Nội dung text: Đề thi môn Lịch sử - Kỳ thi học sinh giỏi Lớp 12 - Năm học 2018-2019 - Sở GD&ĐT Quảng Nam

  1. SỞ GDĐT QUẢNG NAM KỲ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 12 NĂM 2019 ĐỀ CHÍNH THỨC Bài thi: Môn: LỊCH SỬ (Đề thi có 06 trang) Thời gian làm bài: 90 phút . Ngày thi: 14/3/1919. MÃ ĐỀ 502 Câu 1. Sau hai Hiệp ước Hắc-măng và Pa-tơ-nốt, Việt Nam bị đặt dưới sự bảo hộ của Pháp và dần dần trở thành nước A. phụ thuộc vào Pháp. B. phong kiến phụ thuộc. C. nửa thuộc địa, nửa phong kiến. D. thuộc địa nửa phong kiến. Câu 2. Yếu tố quyết định để Việt Nam, Lào, Inđônêxia giành độc lập vào năm 1945 là A. Có sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản. B. sự chuẩn bị chu đáo và chớp thời cơ cách mạng. C. chính quyền thống trị bị suy yếu nghiêm trọng. D. Nhật đầu hàng Đồng minh, thời cơ thuận lợi. Câu 3. Ý nào dưới đây giải thích không đúng cuộc Cách mạng tháng Tám 1945 ở Việt Nam là cuộc cách mạng bạo lực? A. Lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang phối hợp nhau giành chính quyền. B. Lực lượng chính trị vô cùng đông đảo đóng vai trò quan trọng trong việc giành chính quyền. C. Lực lượng vũ trang tuy số lượng ít nhưng đóng vài trò xung kích hỗ trợ lực lượng chính trị. D. Lực lượng vũ trang phối hợp với quân Đồng minh đánh bại phát xít Nhật, giành chính quyền. Câu 4. “Hòa bình, trung lập, không tham gia bất cứ khối liên minh quân sự hoặc chính trị nào; nhận viện trợ từ mọi phía, không có điều kiện ràng buộc” là đường lối đối ngoại của A. Ấn Độ (1950 – 1990). B. Cam-pu-chia (1954 – 1970). C. Ấn Độ (1990 – 2000). D. Cam-pu-chia (1979 – 1991). Câu 5. Thắng lợi nào đã chuyển cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của nhân dân Việt Nam (1954 - 1975) từ tiến công chiến lược sang Tổng tiến chông chiến lược trên toàn miền Nam? A. Chiến dịch Tây Nguyên (1975). B. Cuộc tiến công chiến lược năm 1972. C. Chiến dịch Huế - Đà Nẵng (1975). D. Chiến dịch đường số 14 – Phước Long (1975). Câu 6. Thái độ của Mĩ sau thất bại của quân đội Sài Gòn ở Đường 14 - Phước Long (1-1975) là A. tăng viện trợ quân sự khẩn cấp cho chính quyền Sài Gòn. B. liên tục mở những cuộc hành quân “bình định – lấn chiếm”. C. phối hợp với chính quyền Sài Gòn đưa quân đánh chiếm lại. D. phản ứng yếu ớt, chủ yếu dùng áp lực đe dọa từ xa. Câu 7. Sự kiện nào đánh dấu nền giáo dục Đại Việt chính thức ra đời? A. Năm 1075, mở khoa thi quốc gia đầu tiên tại kinh thành. B. Năm 1070, Lý Thánh Tông cho lập Văn Miếu. C. Năm 1484, nhà nước quyết định dựng bia ghi tên tiến sĩ. D. Năm 1010, Lý Thái Tổ dời đô ra Thăng Long. Câu 8. Sự kiện nào đánh dấu mỗi quan hệ Đồng minh giữa Mĩ và Liên Xô bị phá vỡ sau Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Mĩ thành lập khối quân sự NATO. B. Mĩ thông qua kế hoạch Macsan. C. Sự ra đời của Học thuyết Truman. D. Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử. Câu 9. Yếu tố quan trọng nhất dẫn đến thành công của Hội nghị hợp nhất các tổ chức Cộng sản của Việt Nam đầu năm 1930 là A. có sự chỉ đạo của Quốc tế Cộng sản. B. có vai trò, uy tín của Nguyễn Ái Quốc. C. do yêu cầu cấp thiết của cách mạng Việt Nam. D. sự phát triển mạnh mẽ của phong trào yêu nước Việt Nam. Câu 10. Dấu hiệu rõ nhất chứng tỏ cuộc Chiến tranh Lạnh tuy kết thúc nhưng hậu quả của nó còn để lại đến ngày nay vẫn chưa giải quyết được đó là A. sự tranh chấp chủ quyền trên biển Hoa Đông. B. tình trạng chia cắt hai miền của Triều Tiên. C. quan hệ Mĩ và Nga luôn trong tình trạng đối đầu. D. Trung Quốc vẫn chưa kiểm soát được Đài Loan.
  2. Câu 11. Trong ngày 6 – 3 – 1946, Đảng và Chính phủ ta chủ trương “tàm thời hòa hoãn, tránh xung đột với quân Trung Hoa Dân quốc” vì A. tập trung vào nhiệm vụ xây dựng chính quyền mới. B. tránh cùng một lúc phải đối phó với nhiều kẻ thù. C. Tránh thiệt hại về kinh tế, tài chính. D. Tập trung lực lượng để đối phó với nội phản trong nước. Câu 12. Trong cách mạng tháng Tám 1945 không nêu khẩu hiệu “Người cày có ruộng” nhưng giai cấp nông dân hướng ứng tích cực vì lí do cơ bản là A. độc lập dân tộc là khát vọng của cả dân tộc Việt Nam. B. Cách mạng tháng Tám có nhiều hình thức đấu tranh phong phú. C. Khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền có sức thu hút đối với nông dân. D. Cương lĩnh chính trị (1930) có nêu thành lập chính phủ công – nông – binh. Câu 13. Sự ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam có điểm gì khác so với Đảng Cộng sản ở các nước tư bản trên thế giới? A. Phong trào công nhân giữ nòng cốt. B. Do sự phát triển mạnh mẽ của phong trào công nhân. C. Phong trào yêu nước là một thành tố quan trọng. D. Chủ nghĩa Mác kết hợp với phong trào công nhân. Câu 14. Sự kiện nào đã mở ra kỉ nguyên mới trong lịch sử cách mạng Việt Nam? A. Chính quyền Xô viết của dân, vì dân ra đời trong phong trào 1930 – 1931. B. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam được công bố (1930). C. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (1930). D. Cách mạng tháng Tám 1945 thành công. Câu 15. Cuộc Tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953 – 1954 của quân dân ta đã buộc Pháp phải phân tán lực lượng ở những địa điểm nào? A. Điện Biên Phủ, Xênô, Luông phabang, Plâycu. B. Lai Châu, Điện Biên Phủ, Xênô, Plâycu, Luông phabang. C. Điện Biên Phủ, Xênô, Plâycu, Sầm Nưa. D. Điện Biên Phủ, Thà Khẹt, Plâycu, Luông phabang. Câu 16. Tổ chức nào sau đây hoạt động dưới ngọn cờ Cần vương chống Pháp cuối thế kỉ XIX? A. Hội Duy tân. B. Hội phục Việt. C. Việt Nam Quang phục hội. D. Nghĩa hội Quảng Nam. Câu 17. Điểm mới về thủ đoạn của Mĩ trong chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” (1969 – 1973) so với “Chiến tranh cục bộ” (1965 – 1968) là gì? A. Quân đội Sài Gòn được sử dụng như lực lượng xung kích ở Đông Dương. B. Trực tiếp đưa quân viễn chinh Mĩ vào chiến trường Đông Dương. C. Sử dụng cố vấn quân sự, phương tiện chiến tranh hiện đại của Mĩ. D. Thực hiện âm mưu “dùng người Việt đánh người Việt”. Câu 18. Nguyên nhân chủ yếu nào làm cho thực dân Pháp không thực hiện được kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” trong chiến tranh xâm lược Việt Nam vào năm 1858? A. Kế sách “vườn không nhà trống” của quân dân ta phát huy hiệu quả. B. Sự đoàn kết chiến đấu của quan quân triều đình và nhân dân. C. Quân Pháp từ xa đến, không quen khí hậu, địa hình ở Đà Nẵng. D. Quan quân triều đình có chiến thuật đánh Pháp độc đáo. Câu 19. Trong quá trình xâm lược Việt Nam nửa sau thế kỉ XIX, kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp đã bị phá sản bởi cuộc kháng chiến của nhân dân ta ở A. Hà Nội (1882). B. Hà Nội (1873). C. Gia Định (1859). D. Đà Nẵng (1858). Câu 20. Sắp xếp theo đúng thứ tự thời gian quá trình thực dân Pháp xâm lược Việt Nam (1858 – 1884) từ các sự kiện sau: 1. Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất. 2. Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai. 3. Liên quân Pháp – Tây Ban Nha tấn công Đà Nẵng. 4. Pháp tấn công vào Gia Định. 5. Triều đình Huế kí Hiệp ước Hác-măng và Pa-tơ-nốt. 6. Triều đình Huế kí Hiệp ước Giáp Tuất.
  3. A. 3, 4, 6, 1, 2, 5. B. 3, 4, 1, 2, 5, 6. C. 3, 4, 1, 6, 2, 5. D. 4, 3, 1, 2, 5, 6. Câu 21. Đảng Cộng sản Đông Dương đã phát động cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp xuất phát từ lý do chủ yếu nào dưới đây? A. Pháp không chấp nhận giải quyết vấn đề bằng con đường hòa bình. B. Pháp khiêu khích ta ở nhiều nơi, đặc biệt ở Đà Nẵng, Hải Phòng. C. Nền độc lập chủ quyền nước ta bị đe dọa nghiêm trọng. D. Những kí kết với Việt Nam không được Pháp thực hiện nghiêm túc. Câu 22. Sự kiện nào đánh dấu chủ nghĩa xã hội vượt ra khỏi phạm vi một nước và trở thành hệ thống thế giới? A. Cách mạng tháng Tám thành công, Nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ra đời. B. Thắng lợi cách mạng Trung Quốc, Nước Công hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời. C. Thắng lợi của cuộc cách mạng dân chủ nhân dân ở các nước Đông Âu. D. Thắng lợi của cách mạng Cuba, nước Cộng hòa Cuba ra đời. Câu 23. Ý nào không đánh giá đúng vai trò của phong trào Tây Sơn (thế kỉ XVIII) đối với lịch sử dân tộc Việt Nam? A. Bảo vệ nền độc lập của dân tộc. B. Thực hiện nhiều chính sách tiến bộ để xây dựng đất nước. C. Hoàn thành công cuộc thống nhất đất nước. D. Phát triển nền văn hóa dân tộc. Câu 24. “Lần đầu tiên trong lịch sử, một nước thuộc địa nhỏ yếu đã đánh thắng một nước thực dân hùng mạnh ”. Nhận định trên nói về thắng lợi nào của dân tộc Việt Nam? A. Kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954). B. Kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 – 1975) C. Chiến dịch Hồ Chí Minh 1975. D. Cách mạng tháng Tam 1945. Câu 25. Trong các thể kỉ X – XV, ở Việt Nam, Phật giáo có vị trí như thế nào? A. Chi phối nội dụng giáo dục thi cử, phổ biến trong nhân dân. B. Không phổ cập, hòa lẫn với các tín ngưỡng dân gian. C. Chiếm vị trí độc tôn, là hệ tư tưởng chính trong xã hội. D. Giữ vị trí đặc biệt quan trong và rất phổ biến trong xã hội. Câu 26. Điểm giống nhau cơ bản giữa “Cương lĩnh chính trị đầu tiên” (đầu 1930) với “Luận cương chính trị” (10 – 1930) của Đảng Cộng sản Việt Nam là xác định đúng đắn A. giai cấp lãnh đạo cách mạng. B. khả năng tham gia cách mạng của các giai cấp. C. mâu thuẫn trong xã hội thuộc địa. D. nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam. Câu 27. Ý nào không phải là nguyên nhân để văn học chữ Hán của Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII mất dần vị trí vốn có trong các thế kỉ trước? A. Ảnh hưởng của tình hình chính trị. B. Đề tài sáng tác không còn phong phú như trước. C. Nhân dân ta yêu chuộng văn học chữ Nôm. D. Tác động của nền kinh tế hàng hóa. Câu 28. Tính chất của phong trào Cần vương là A. giúp vua, chống phong kiến đầu hàng. B. yêu nước, mang tính chất dân tộc, dân chủ sâu sắc. C. yêu nước, chống Pháp trên lập trường phong kiến. D. chống Pháp, chống phong kiến đầu hàng. Câu 29. Chiến dịch Đường 14 – Phước Long (1- 1975), được xem là trận “trinh sát chiến lược” trong quá trình hoạch định kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam Việt Nam của Bộ Chính trị Trung ương Đảng vì A. thăm dò khả năng can thiệp trở lại bằng quân sự của Mĩ. B. thăm dò khả năng của quân đội Sài Gòn và phản ứng Mĩ. C. tăng cường sức mạnh của quân giải phóng miền Nam Việt Nam. D. kiểm nghiệm sự trở lại của chiến lược “Chiến tranh cục bộ”. Câu 30. “Nếu không đập tan được nền quân chủ thì dù có khôi phục được nước cũng không phải là hạnh phúc của dân”. Đây là tư tưởng của A. Phan Đình Phùng. B. Phan Châu Trinh. C. Tôn Thất Thuyết. D. Hoàng Hoa Thám. Câu 31. Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954) được đánh giá là đỉnh cao của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược vì A. đập tan kế hoạch Nava, giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của Pháp.
  4. B. từ đây cuộc kháng chiến có thêm sự ủng hộ của quốc tế. C. đã kết thúc hoàn toàn cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp. D. bước đầu làm phá sản kế hoạch Nava, giáng đòn nặng nề vào Mĩ. Câu 32. Từ năm 1979 đến cuối những năm 80 của thế kỉ XX, giữa Việt Nam và ASEAN có quan hệ A. đối đầu do bất đồng về chính trị. B. hợp tác song phương. C. đối đầu do vấn đề về kinh tế. D. đối thoại hòa bình. Câu 33. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1946 – 1954), chính sách nào của Đảng và chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thể hiện sâu sắc quan điểm “lấy khoan thư sức dân làm kế bền gốc, sâu rễ”? A. Phát động phong trào thi đua yêu nước. B. Đẩy mạng cải cách giáo dục phổ thông một cách sâu rộng. C. Mở cuộc vận động lao động sản xuất và thực hành tiết kiệm. D. Cải cách ruộng đất và triệt để giảm tô. Câu 34. Những khẩu hiệu chính trị nào được Đảng Cộng sản Đông Dương đề ra trong phong trào cách mạng 1930 – 1931? A. “Giải phóng dân tộc” và “tịch thu ruộng đất của đế quốc Việt gian”. B. “Độc lập dân tộc” và “Ruộng đất dân cày”. C. “Đả đảo chủ nghĩa đế quốc! Đả đảo phong kiến”, “Thả tù chính trị”. D. “Chống đế quốc” và “Chống phát xít, chống chiến tranh”. Câu 35. Hình thức đấu tranh nào sau đây không nằm trong phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít của nhan dân Việt Nam những năm 30, 40 của thế kỉ XX? A. Biểu tình có vũ trang, thành lập các Xô Viết. B. Mít tính, đặc biệt là mít tinh tại nhà Đấu Xảo (Hà Nội). C. Khởi nghĩa từng phần, chiến tranh du kích cục bộ. D. Tổng khởi nghĩa giành chính quyền. Câu 36. Chiến thắng nào được coi là “Ấp Bắc” đối với quân Mĩ, mở đầu cao trào “Tìm Mĩ mà đánh, lùng ngụy mà diệt” trên khắp miền Nam Việt Nam? A. Núi Thành (5 – 1965). B. Bình Giã (đông – xuân 1963 – 1965). C. Vạn Tường (8 – 1965). D. An Lão (xuân – hè 1965). Câu 37. Điểm khác biệt về phương châm tác chiến của chiến dịch Hồ Chí Minh (1975) so với chiến dịch Điện Biên Phủ (1954)? A. Thần tốc, táo bạo, bất ngờ. B. Đánh vào cứ điểm quan trọng nhất của địch. C. Tấn công vào cơ quan đầu não của kẻ thù. D. Đánh chắc, tiến chắc. Câu 38. Điểm khác nhau về bối cảnh ra đời của kế hoạch Đờ Lát đơ Tatxinhi năm 1950 so với kế hoạch Rơve năm 1949 là gì? A. Nhân dân Pháp phản đối cuộc chiến tranh Đông Dương. B. Mĩ can thiệp vào cuộc chiến tranh Đông Dương. C. Pháp đang giữ thê chủ động trên chiến trường. D. Pháp thất bại trên chiến trường, rơi vào thế bị động. Câu 39. “Giờ quyết định cho vận mện dân tộc ta đã đến, toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà giải phóng cho ta”. Đoạn tư liệu này được trích từ A. Tuyên ngôn độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1945). B. Thư kêu gọi Tổng khởi nghĩa trong Cách mạng tháng Tám (1945). C. tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi của đồng chí Trường Chinh (1947). D. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chủ Tịch (1946). Câu 40. Ý nào sau đây phản ánh đúng việc Mĩ tiến hành “Mĩ hóa” trở lại chiến tranh xâm lược Việt Nam? A. Tiến hành chiến lược “Chiến tranh đặc biêt”, đưa cố vấn Mĩ và tăng cường viện trợ vào miền Nam Việt Nam. B. Tiến hành chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, đưa quân Mĩ và quân đồng minh Mĩ vào trực tiếp tham chiến ở miền Nam Việt Nam. C. Mở cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân vào miền Bắc Việt Nam lần thứ hai (1972). D. Mở cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân vào miền Bắc Việt Nam lần thứ nhất (1965 - 1968).
  5. Câu 41. Sự kiện nào trong lịch sử dân tộc ta được nhà sử học Ngô Thì Sĩ nhận định “là cơ sở cho việc phục lại quốc thống sau này”? A. Thắng lợi cuộc kháng chiến chống quân Nguyên (thế kỉ XIII). B. Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (thế kỉ XV). C. Dời đô ra Thăng Long (1010). D. Chiến thắng Bạch Đằng (938). Câu 42. Nhiệm vụ chiến lược được Đảng Cộng sản Đông Dương xác định để giữ vững thành quả Cách mạng tháng Tám 1945 là gì? A. Thực hiện nền giáo dục mới và giải quyết nạn đói. B. Thành lập chính phủ chính thức và thông qua Hiến pháp mới. C. Bảo vệ độc lập dân tộc và xây dựng chế độ mới. D. Quyết tâm kháng chiến chống Pháp xâm lược và trừng trị bọn nội phản. Câu 43. Tác động lớn nhất của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 đến chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ là gì? A. Mĩ chấp nhận đến bàn đàm phán với ta ở Pari. B. Chấm dứt chiến tranh phá hoại miền Bắc. C. Làm lung lay ý chí xâm lược của quân viễn chinh Mĩ. D. Mĩ tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược. Câu 44. Ý nào giải thích không đúng vì sao phong trào dân chủ 1936 – 1939 ở Việt Nam mang tính dân tộc? A. Mục đích đấu tranh là đòi quyền lợi cho nhân dân lao động. B. Đối tượng cách mạng là bộ phận trong kẻ thù dân tộc. C. Huy động được các tầng lớp, giai cấp trong xã hội tham gia đấu tranh. D. Đã đề ra các phương pháp đấu tranh mới mang tính cách mạng. Câu 45. Chiến lược chiến tranh nào đã biểu lộ rõ ràng và phơi vày bộ mặt xâm lược thực sự của đế quốc Mĩ ở miền Nam Việt Nam? A. “Chiến tranh đặc biệt” (1961 – 1965). B. “Chiến tranh cục bộ” (1965 – 1968). C. “Chiến tranh đơn phương” (1954 – 1960). D. “Việt Nam hóa chiến tranh” (1969 – 1973). Câu 46. Lý do quan trọng nhất để phong trào dân chủ 1936 – 1939 ở Việt Nam thu hút được sự hưởng ứng của đông đảo các tầng lớp nhân dân? A. Chính phủ Mặt trân nhân dân Pháp nới lỏng một số chính sách tiến bộ. B. Đảng có mục tiêu, phương pháp và khẩu hiệu đấu tranh phù hợp. C. Sự xuất hiện của chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh. D. Quần chúng đã được tuyên truyền và giác ngộ cao về chính trị. Câu 47. Yếu tố nào quyết định sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa sau Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Ý thức độc lập và sự lớn mạnh của các lực lượng dân tộc. B. Thất bại của phe phát xít trong Chiến tranh thế giới thứ hai. C. Sự suy yếu của các nước đế quốc phương Tây. D. Hệ thống xã hội chủ nghĩa hình thành và ngày càng phát triển. Câu 48. Sau năm 1862, thái độ của triều đình nhà Nguyễn đối với nghĩa binh chống Pháp ở ba tỉnh miền Đông Nam Kì như thế nào? A. Cho quân triều đình phối hợp cùng nghĩa binh chống Pháp. B. Khuyến khích và ủng hộ nghĩa binh chống Pháp. C. Cử quan lại chỉ huy nghĩa binh chống Pháp. D. Ra lệnh giải tán nghĩa binh chống Pháp. Câu 49. Nhận định nào phản ánh đầy đủ quan hệ quốc tế trong nửa sau thế kỉ XX? A. Quan hệ quốc tế mở rộng, đa dạng, phần lớn các quốc gia cùng tồn tại hòa bình, vừa đấu tranh, vừa hợp tác. B. Quan hệ quốc tế mở rộng do sự phát triền như vũ bão của cách mạng khoa học – kĩ thuật. C. Các quốc gia đều bước lên vũ đài chính trị và khẳng định vị thế của mình trong trật tự thế giới mới. D. Các hoạt động về kinh tế, tài chính, chính trị của các quốc gia, các tổ chức quốc tế diễn ra mạnh mẽ. Câu 50. Ý nào sau đây không phải là lí do để Đảng Cộng sản Đông Dương chưa phát động Tổng khởi nghĩa sau khi Nhật đảo chính Pháp (9 – 3 – 1945)?
  6. A. Lực lượng trung gian chưa ngả hẳn về phía cách mạng. B. Kẻ thù còn mạnh, đủ sức chống trả. C. Lực lượng vũ trang chưa hình thành. D. Đảng và quần chúng chưa sẵn sàng hành động. .HẾT ( Cần đáp án, liên hệ fb, mail: namthanh271@gmail.com)