Đề kiểm tra học kỳ I môn Lịch sử Lớp 9 - Mã đề 902 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Thanh Am (Có đáp án)

doc 2 trang thungat 2220
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I môn Lịch sử Lớp 9 - Mã đề 902 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Thanh Am (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_lich_su_lop_9_ma_de_902_nam_hoc_201.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ I môn Lịch sử Lớp 9 - Mã đề 902 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Thanh Am (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG THCS THANH AM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I Năm học 2018-2019 MÔN LỊCH SỬ 9 Thời gian: 45 phút Mã đề thi 902 Phần I. Trắc nghiệm (5 điểm): Dùng bút chì tô đậm vào đáp án đúng trong phiếu trả lời trắc nghiệm. Câu 1: Nguyên nhân khách quan nào đã giúp kinh tế các nước Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai phục hồi? A. Được đền bù chiến phí từ các nước bại trận. B. Tinh thần lao động tự lực của nhân dân các nước Tây Âu. C. Sự giúp đỡ của Liên Xô. D. Sự viện trợ của Mĩ trong kế hoạch Mácsan. Câu 2: Sự phát triển "thần kì" của nền kinh tế Nhật Bản bắt đầu trong khoảng thời gian nào? A. Những năm 80 của thế kỉ XX B. Những năm 70 của thế kĩ XX C. Những năm 50 của thế kỉ XX D. Những năm 60 của thế kỉ XX Câu 3: Ý nghĩa then chốt, quan trọng nhất của cách mạng khoa học- kĩ thuật lần thứ hai? A. Tạo ra một khối lượng hàng hoá đồ sộ. B. Thay đổi một cách cơ bản các nhân tố sản xuất. C. Đưa loài người chuyển sang nền văn minh trí tuệ. D. Sự giao lưu quốc tế ngày càng được mở rộng. Câu 4: Nguyên nhân nào là cơ bản nhất thúc đẩy nền kinh tế Mĩ phát triển nhanh chóng sau Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Mĩ giàu lên nhờ buôn bán vũ khí cho các nước tham chiến. B. Áp dụng các thành tựu của cách mạng khoa học- kỹ thuật. C. Tập trung sản xuất và tư bản cao. D. Tài nguyên thiên nhiên phong phú. Câu 5: Từ năm 1973 đến năm 1991, điểm mới trong chính sách đối ngoại của Nhật là A. tăng cường quan hệ với các nước Đông Nam Á, tổ chức ASEAN B. không còn chú trọng hợp tác với Mĩ và các nước Tây Âu C. chỉ coi trọng quan hệ với các nước Tây Âu và Hàn Quốc D. chỉ coi trọng quan hệ với các nước Đông Bắc Á. Câu 6: Mục tiêu của "chiến tranh lạnh" là gì? A. Mĩ và các nước đế quốc thực hiện chính sách thù địch, chống Liên Xô và các nước XHCN B. Mĩ lôi kéo các nước Đồng minh của mình chống Liên Xô. C. Chống lại sự ảnh hưởng của Liên Xô. D. Phá hoại phong trào cách mạng thế giới. Câu 7: Đâu là hạn chế cơ bản nhất trong quá trình diễn ra cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật lần thứ hai? A. Cách mạng khoa học kĩ thuật chế tạo vũ khí đẩy nhân loại trước một cuộc chiến tranh mới. B. Nguy cơ của một cuộc chiến tranh hạt nhân. C. Chế tạo các loại vũ khí và phương tiện có tính chất tàn phá, hủy diệt. Nạn ô nhiễm môi trường, tai nạn, bệnh tật. D. Nạn khủng bố, gây nên tình hình căng thẳng. Câu 8: "Kế hoạch Mác-san" (1948) còn được gọi là A. kế hoạch khôi phục châu Âu. B. kế hoạch phục hưng kinh tế châu Âu. C. kế hoạch phục hưng châu Âu. D. kế hoạch phục hưng kinh tế các nước Tây Âu. Câu 9: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai Nhật Bản đã gặp khó khăn gì lớn nhất? A. Bị mất hết thuộc địa, kinh tế bị tàn phá nặng nề. B. Bị quân đội Mĩ chiếm đóng theo chế độ quân quản. C. Bị các nước đế quốc bao vây kinh tế. D. Nạn thất nghiệp, thiếu lương thực, thực phẩm. Câu 10: Hội nghị Ianta( tháng 2-945) không thông qua quyết định nào? A. Quy định việc đóng quân tại các nước nhằm giải giáp quân đội phát xít. B. Giao cho quân Pháp việc giải giáp quân đội Nhật ở Đông Dương. C. Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật.
  2. D. Thành lập tổ chức Liên hợp quốc nhằm duy trì hòa bình, an ninh thế giới. Câu 11: Thành tựu quan trọng nào của cách mạng khoa học kĩ thuật đã tham gia tích cực vào việc giải quyết vấn đề lương thực cho loài người ? A. Phát minh sinh học. B. Phát minh hóa học. C. "Cách mạng xanh". D. Tạo ra công cụ lao động mới. Câu 12: Sau khi nước Đức phát xít đầu hàng, 4 nước nào sau đây đã phân chia lãnh thổ nước Đức thành 4 khu vực để chiếm đóng và kiểm soát? A. Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp. B. Mĩ, Anh, Pháp, Nhật. C. Liên Xô, Trung Quốc, Mĩ, Anh. D. Mĩ, Liên Xô, Trung Quốc, Nhật Bản. Câu 13: Các thành viên đầu tiên của Khối Thị trường chung châu Âu (EEC) gồm A. Anh, Pháp, Đức, Bỉ, I-ta-li-a, Hà Lan B. Anh, Pháp, Đức, Hà Lan, Bỉ, Tây Ban Nha C. Pháp, Đức, I-ta-li-a, Bỉ, Hà Lan, Luc-xem-bua D. Pháp, Đức, Bỉ, Hà Lan, I-ta-li-a, Bồ Đào Nha. Câu 14: Mĩ trở thành trung tâm kinh tế - tài chính duy nhất trong thời gian nào? A. Từ 1945 đến 1975. B. Từ 1945 đến 1950. C. Từ 1950 đến 1980. D. Từ 1918 đến 1945. Câu 15: Ngày 11/9/2001 diễn ra sự kiện gì trong lịch sử nước Mĩ? A. Quốc hội Mĩ thông qua nghị quyết xây dựng hệ thống là chắn tên lửa NMD bảo vệ nước Mĩ trước các cuộc tấn công từ xa. B. Tổng thống Bush (cha) bị ám sát. C. Ngày mở đầu của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ lớn nhất trong lịch sử. D. Toà tháp đôi ở Mĩ bị sụp đổ do bị các phần tử khủng bố tổ chức tấn công bằng máy bay. Câu 16: Đại hội đồng Liên hợp quốc quyết định lấy ngày 24/10 hàng năm làm “Ngày Liên hợp quốc” vì A. đó là ngày thông qua nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc. B. đó là ngày bản Hiến chương Liên hợp quốc chính thức có hiệu lực. C. đó là ngày mở đầu của hội nghị quốc tế họp ở Xan Phranxixco. D. đó là ngày tổ chức Liên hợp quốc được thành lập. Câu 17: Máy tính điện tử đầu tiên ra đời ở nước nào? A. Anh. B. Nhật C. Liên Xô D. Mĩ. Câu 18: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, lực lượng quân đội nước nào chiếm đóng Nhật Bản dưới danh nghĩa lực lượng Đồng minh? A. Anh B. Pháp. C. Liên Xô. D. Mĩ. Câu 19: Khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) do Mĩ lập ra 04/1949 nhằm A. chống lại phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. B. chống lại Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu C. chống lại Liên Xô, Trung Quốc và Việt Nam. D. chống lại các nước XHCN và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. Câu 20: Nhân vật nào dưới đây không tham gia hội nghị Ianta? A. Đờ Gôn B. Sớcsin C. Xtalin D. Rudơven Phần II. Tự luận( 5 điểm): Làm vào giấy kiểm tra được phát. Câu 1. Trả lời các câu hỏi sau: a, Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự phát triển của kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai ? b, Rút ra bài học cho Việt Nam từ sự phát triển “thần kì” của Nhật Bản những năm 70 của thế kỉ XX? Câu 2. Trình bày những biểu hiện của tình trạng “Chiến tranh lạnh” ?