Đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2018-2019 - Sở GD&ĐT tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

pdf 3 trang thungat 2720
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2018-2019 - Sở GD&ĐT tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_ngu_van_lop_12_nam_hoc_2018_2019_so.pdf

Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2018-2019 - Sở GD&ĐT tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I, NĂM HỌC 2018 – 2019 TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU MÔN: NGỮ VĂN; LỚP 12 (THPT, GDTX) Thời gian làm bài: 90 phút ĐỀ CHÍNH THỨC (Không kể thời gian phát đề) (Đề thi có 01 trang) I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc văn bản dưới đây và thực hiện các yêu cầu: Những quyết định đúng đắn là chất xúc tác giúp biến ước mơ của chúng ta thành hiện thực. Điều vô cùng tuyệt vời là nguồn sức mạnh tiềm ẩn vô song ấy không phải là đặc quyền của riêng ai. Tất cả chúng ta đều đang sở hữu và được toàn quyền sử dụng nếu như quyết tâm đánh thức nó. Ed Roberts, một người "tầm thường" phải ngồi xe lăn, đã trở thành một người đặc biệt như thế nào khi quyết định sẽ hành động vượt lên những hạn chế của bản thân. Ed Roberts bị liệt từ cổ trở xuống từ khi ông 14 tuổi. Ông sử dụng một thiết bị trợ giúp hô hấp để sống một cuộc đời “bình thường” như bao người, rồi hàng đêm ông lại phải dùng đến một lá phổi nhân tạo. Sống với chứng bệnh bại liệt suốt đời, nhiều lần Ed gần như sắp lìa xa cuộc sống. Dĩ nhiên, ông có thể lựa chọn tập trung vào nỗi đau của mình, nhưng thay vào đó ông đã có một quyết định khác hẳn giúp thay đổi cuộc đời mình và cuộc đời của biết bao người. Vậy ông đã làm gì? Trong 15 năm cuối đời, ông quyết định đấu tranh để nâng cao chất lượng sống cho người khuyết tật. Bỏ qua những lời đồn đoán về sự hạn chế khả năng thể chất, Ed truyền đạt cho cộng đồng và đưa ra nhiều ý tưởng về những đường dốc dành riêng cho xe lăn, nơi đỗ xe đặc biệt giúp người khuyết tật có thể đu vào các thanh xà Ông trở thành người bị liệt cả tay chân đầu tiên tốt nghiệp Đại học California, Berkeley; sau đó ông giữ chức giám đốc Phòng Hồi phục chức năng bang California và trở thành người tiên phong trong vị trí này. Ed Roberts là một bằng chứng đầy sức thuyết phục cho thấy không phải nơi bạn bắt đầu mà chính quyết định lựa chọn đích đến mới là điều trọng yếu. Mọi hành động của ông đều nảy sinh từ một khoảnh khắc quyết định mạnh mẽ, tận tâm và dứt khoát. Vậy, bạn có thể làm gì cho cuộc đời mình nếu bạn thực sự tự chủ trong các quyết định? (Anthony Robbins - Đánh thức con người phi thường trong bạn, NXB TP Hồ Chí Minh, 2016, tr.32,33) Câu 1. Cho biết phương thức biểu đạt chính của văn bản. Câu 2. Ed Roberts đã nỗ lực làm gì trong 15 năm cuối đời để thay đổi cuộc đời của mình? Câu 3. Theo tác giả: “Không phải nơi bạn bắt đầu mà chính quyết định lựa chọn đích đến mới là điều trọng yếu.”, anh/ chị có đồng tình với quan điểm đó hay không? Vì sao? Câu 4. Anh/chị rút ra bài học gì có ý nghĩa cho bản thân từ văn bản trên? II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của việc xác lập mục tiêu trong cuộc sống. Câu 2 (5,0 điểm) Cho đoạn thơ: - Mình về mình có nhớ ta Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng. Mình về mình có nhớ không Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn? - Tiếng ai tha thiết bên cồn Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi Áo chàm đưa buổi phân li Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay (Trích Việt Bắc, Tố Hữu - Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục, 2018, tr.109) Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ trên, từ đó nhận xét tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu. HẾT Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên học sinh: Số báo danh: Chữ kí của giám thị 1: . Chữ kí của giám thị 2: