Bộ đề kiểm tra 15 phút số 2 môn Ngữ văn Lớp 12

doc 9 trang thungat 1800
Bạn đang xem tài liệu "Bộ đề kiểm tra 15 phút số 2 môn Ngữ văn Lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbo_de_kiem_tra_15_phut_so_2_mon_ngu_van_lop_12.doc

Nội dung text: Bộ đề kiểm tra 15 phút số 2 môn Ngữ văn Lớp 12

  1. BÀI KIỂM TRA 15 PHÚT SỐ 5 MÔN : NGỮ VĂN 12 I. Mục tiêu Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức và kĩ năng của học sinh sau khi học bài: Vợ chồng A Phủ. II. Hình thức Tự luận, học sinh làm bài trong thời gian 15 phút rồi nộp bài. III. Ma trận đề Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Chủ đề - Xác định được - Hiểu nội dung của văn bản. phương thức biểu đạt - Hiểu được ý nghĩa của các Đọc – hiểu của văn bản. từ láy, của các hình ảnh nghệ thuật, của câu văn. Số câu 1 4 5 Số điểm 2,0 8,0 10,0 Tỉ lệ % 20% 80% 100% IV. Đề kiểm tra Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: Đám than đã vạc hẳn lửa. Mị không thổi cũng không đứng lên. Mị nhớ lại đời mình. Mị tưởng tượng như có thể một lúc nào, biết đâu A Phủ chẳng trốn được rồi, lúc đó bố con thống lý sẽ đổ là Mị đã cởi trói cho nó, Mị liền phải trói thay vào đấy. Mị chết trên cái cọc ấy. Nghĩ thế, nhưng làm sao Mị cũng không thấy sợ Trong nhà tối bưng, Mị rón rén bước lại, A Phủ vẫn nhắm mắt. Nhưng Mị tưởng như A Phủ biết có người bước lại Mị rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây. A Phủ thở phè từng hơi, không biết mê hay tỉnh.Lần lần, đến lúc gỡ được hết dây trói ở người A Phủ thì Mị cũng hốt hoảng. Mị chỉ thì thào được một tiếng "Đi đi " rồi Mị nghẹn lại. A Phủ khuỵu xuống không bước nổi. Nhưng trước cái chết có thể đến nơi ngay, A Phủ lại quật sức vùng lên, chạy. Mị đứng lặng trong bóng tối. Trời tối lắm. Mị vẫn băng đi. Mị đuổi kịp A Phủ, đã lăn, chạy xuống tới lưng dốc. (Trích Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài) 1. Đoạn văn trên được viết theo phương thức nào là chính? 2. Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản là gì ? 3. Các từ láy được gạch chân: rón rén , hốt hoảng, thì thào đạt hiệu quả nghệ thuật như thế nào khi diễn tả quá trình Mị cởi trói cho A Phủ ? 4. Xác định ý nghĩa nghệ thuật của hình ảnh cái cọc và dây mây trong văn bản ? 5. Tại sao câu văn Mỵ đứng lặng trong bóng tối. được tách thành một dòng riêng? V. Hướng dẫn chấm Câu 1 : Đoạn văn được viết theo phương thức tự sự là chính. (2 điểm)
  2. Câu 2 : Đoạn văn thể hiện tâm trạng và hành động của nhân vật Mị trong đêm cởi trói cho A Phủ và cùng A Phủ trốn khỏi Hồng Ngài sang Phiềng Sa. (2 điểm) Câu 3 : Các từ láy được gạch chân: rón rén , hốt hoảng, thì thào đạt hiệu quả nghệ thuật diễn tả tâm trạng và hành động của Mị khi cởi trói cho A Phủ. Nó chứng tỏ tâm trạng lo sợ và hành động nhẹ nhàng từ bước đi đến lời nói của Mị. Điều đó phù hợp với quá trình phát triển tính cách và tâm lí nhân vật Mị. (2 điểm) Câu 4 : Hình ảnh cái cọc và dây mây trong văn bản : (2 điểm) -Ý nghĩa tả thực : nơi để trói và dụng cụ để trói A Phủ của thống lí Pá Tra để đổi mạng nửa con bò bị hổ ăn thịt. (1 điểm) -Ý nghĩa tượng trưng : Biểu tượng cho cái ác, cái chết do bọn chúa đất miền núi gây ra. Đó cũng là nơi không hẹn mà gặp giữa hai thân phận đau khổ cùng cảnh ngộ. Đó cũng là nơi để Mị bộc lộ tình thương người và đi đến quyết định táo bạo giải cứu A Phủ cũng là giải thoát cuộc đời mình. Sự sống, khát vọng tự do toả sáng từ trong cái chết. (1 điểm) Câu 5 : Câu văn Mỵ đứng lặng trong bóng tối. được tách thành một dòng riêng. Nó như cái bản lề khép lại quãng đời tủi nhục của Mị, đồng thời mở ra một tương lai hạnh phúc. Nó chứng tỏ tâm trạng vẫn còn lo sợ của Mị. Cô cũng không biết phải làm gì tiếp theo nên chỉ “đứng lặng trong bóng tối”. Như vậy hành động của Mị vừa có tính tự giác (xuất phát từ động cơ muốn cứu người), vừa có tính tự phát (không có kế hoạch, tính toán cụ thể), nói cách khác là vì lòng thương người mà cũng là vì “liều”. Nhưng lòng khao khát sống, khao khát tự do đã trỗi dậy, đã chiến thắng sự sợ hãi, để Mị tiếp tục băng đi, chạy theo A Phủ. Đây là một câu văn ngắn, thể hiện dụng công nghệ thuật đầy bản lĩnh và tài năng của Tô Hoài. (2 điểm)
  3. BÀI KIỂM TRA 15 PHÚT SỐ 6 MÔN : NGỮ VĂN 12 I. Mục tiêu Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức và kĩ năng của học sinh sau khi học bài: Những đứa con trong gia đình. II. Hình thức Tự luận, học sinh làm bài trong thời gian 15 phút rồi nộp bài. III. Ma trận đề Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Chủ đề - Xác định được - Hiểu nội dung của phương thức biểu văn bản. đạt của văn bản. - Hiểu được hiệu quả Đọc – hiểu nghệ thuật của phép tu từ so sánh. - Lí giải ý nghĩa của một câu văn. Số câu 1 3 4 Số điểm 2,5 7,5 10,0 Tỉ lệ % 25% 75% 100% IV. Đề kiểm tra Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: Một loạt đạn súng lớn văng vẳng dội đến ầm ĩ trên ngọn cây. Rồi loạt thứ hai Việt ngóc dậy. Rõ ràng không phải tiếng pháo lễnh lãng của giặc. Đó là những tiếng nổ quen thuộc, gom vào một chỗ, lớn nhỏ không đều, chen vào đó là những dây súng nổ vô hồi vô tận. Súng lớn và súng nhỏ quyện vào nhau như tiếng mõ và tiếng trống đình đám dậy trời dậy đất hồi Đồng khởi. Đúng súng của ta rồi! Việt muốn reo lên. Anh Tánh chắc ở đó, đơn vị mình ở đó. Chà, nổ dữ, phải chuẩn bị lựu đạn xung phong thôi! Đó, lại tiếng hụp hùm chắc là một xe bọc thép vừa bị ta bắn cháy. Tiếng súng nghe thân thiết và vui lạ. Những khuôn mặt anh em mình lại hiện ra Cái cằm nhọn hoắt ra của anh Tánh, nụ cười và cái nheo mắt của anh Công mỗi lần anh động viên Việt tiến lên Việt vẫn còn đây, nguyên tại vị trí này, đạn đã lên nòng, ngón cái còn lại vẫn sẵn sàng nổ súng. Các anh chờ Việt một chút. Tiếng máy bay vẫn gầm rú hỗn loạn trên cao, nhưng mặc xác chúng. Kèn xung phong của chúng ta đã nổi lên. Lựu đạn ta đang nổ rộ (Trích Những đứa con trong gia đình – Nguyễn Thi) 1. Đoạn văn trên được viết theo phương thức nào là chính? 2. Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản là gì ? 3. Xác định phép tu từ so sánh trong văn bản. Nêu hiệu quả nghệ thuật của phép tu từ đó ? 4. Tại sao Tiếng súng nghe thân thiết và vui lạ đối với nhân vật Việt ? V. Hướng dẫn chấm
  4. Câu 1 : Đoạn văn được viết theo phương thức tự sự là chính. (2,5 điểm) Câu 2 : Đoạn văn kể chuyện nhân vật Việt bị thương nặng trên chiến trường. Một lần tỉnh lại, Việt nghe tiếng súng của ta, nhớ về đồng đội và quyết tâm tìm về đơn vị. (2,5 điểm) Câu 3 : Phép tu từ so sánh trong văn bản được thể hiện qua câu văn : Súng lớn và súng nhỏ quyện vào nhau như tiếng mõ và tiếng trống đình đám dậy trời dậy đất hồi Đồng khởi. Hiệu quả nghệ thuật: đem tiếng súng lớn, súng nhỏ của ta so sánh với tiếng mõ, tiếng trống, nhà văn gợi lại âm thanh quen thuộc đã từng gắn bó với nhân vật Việt khi anh đang cô độc và bị thương nặng giữa chiến trường, đồng thời làm sống dậy tinh thần quật khởi của đồng bào miền Nam trong những ngày đánh Mỹ. Qua đó, ta thấy được tình yêu quê hương, ý chí, nghị lực phi thường của nhân vật Việt. (2,5 điểm) Câu 4 : Đối với nhân vật Việt, tiếng súng nghe thân thiết và vui lạ . Bởi vì, đó là tiếng súng của đồng đội. Nó gọi Việt tới phía của sự sống. Tiếng súng đồng đội gọi chiến đấu đã tiếp thêm sức mạnh mới để gọi Việt đến. (2,5 điểm)
  5. BÀI KIỂM TRA 15 PHÚT SỐ 7 MÔN : NGỮ VĂN 12 I. Mục tiêu Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức và kĩ năng của học sinh sau khi học bài: Một người Hà Nội. II. Hình thức Tự luận, học sinh làm bài trong thời gian 15 phút rồi nộp bài. III. Ma trận đề Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Cộng Chủ đề - Xác định - Hiểu nội dung của - Viết một đoạn văn ngắn được giọng kể văn bản. thể hiện cảm xúc về Hà Đọc – hiểu của văn bản. - Hiểu được ý nghĩa Nội. của một chi tiết nghệ thuật. Số câu 1 2 1 4 Số điểm 2,0 4,0 4,0 10,0 Tỉ lệ % 20% 40% 40% 100% IV. Đề kiểm tra Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: Cô Hiền không bình luận một lời nào về những nhận xét không mấy vui vẻ của tôi về Hà Nội. Cô than thở với tôi rằng dạo này cô thường nghĩ ngợi mọi chuyện một cách duy tâm, y hệt một bà già nhà quê. Mùa hè năm nọ, bão vào Hà Nội gào rú một đêm, sáng ra mở cửa nhìn sang đền Ngọc Sơn mà hãi. Cây si cổ thụ đổ nghiêng tàn cây đè lên hậu cung, một phần bộ rễ bật gốc chổng ngược lên trời. Lập tức cô nghĩ ngay tới sự khác thường, sự dời đổi, điềm xấu, là sự ra đi của một thời. Với người già, bất kể ai, cái thời đã qua luôn là thời vàng son. Mỗi thế hệ đều có thời vàng son của họ. Hà Nội thì không thế. Thời nào nó cũng đẹp, một vẻ đẹp riêng cho một lứa tuổi. Cô nói với tôi thế, đã biết nói thế đâu phải đã già. Mấy ngày sau, cô kể tiếp, thành phố cho máy cẩu tới đặt bên kia bờ, quàng dây tời vào thân cây si rồi kéo dần lên, mỗi ngày một tí. Sau một tháng, cây si lại sống, lại trổ ra lá non, vẫn là cây si của nhiều thế hệ Hà Nội, nghĩ cứ lạ, tưởng là chết đứt bổ ra làm củi, mà lại sống. Cô nói thêm : "Thiên địa tuần hoàn, cái vào ra của tạo vật không thể lường trước được". ( Trích Một người Hà Nội - Nguyễn Khải) 1. Đoạn văn trên được viết theo giọng kể của ai ? 2. Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản là gì ? 3. Nêu ý nghĩa hình ảnh cây si qua câu văn : Sau một tháng, cây si lại sống, lại trổ ra lá non, vẫn là cây si của nhiều thế hệ Hà Nội, nghĩ cứ lạ, tưởng là chết đứt bổ ra làm củi, mà lại sống. 4. Từ văn bản trên , viết một đoạn văn ngắn thể hiện cảm xúc của em về Hà Nội. V. Hướng dẫn chấm
  6. Câu 1. Đoạn văn trên được viết theo giọng kể của bà Hiền ( nhân vật) và tác giả ( xưng hô tôi).(2 điểm) Câu 2. Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản là : kể về hình ảnh cây si ở Hà Nội bị bão đánh bật rễ rồi lại hồi sinh. (2 điểm) Câu 3. Hình ảnh cây si qua câu văn : Sau một tháng, cây si lại sống, lại trổ ra lá non, vẫn là cây si của nhiều thế hệ Hà Nội, nghĩ cứ lạ, tưởng là chết đứt bổ ra làm củi, mà lại sống. (2 điểm) - Cây si: biểu tượng của văn hóa, nét cổ kính, linh thiêng của đất kinh kì ngàn năm văn hiến. (0,5 điểm) - Cây si hồi sinh: lại sống, lại trổ ra lá non gợi niềm tin, lạc quan vào sự phục hồi những giá trị tinh thần của Hà Nội. (0,5 điểm) - Câu chuyện bà Hiền kể về cây si cổ thụ vừa là lời cảnh báo về sự mất mát gia tài văn hóa, lại vừa như khẳng định niềm tin vào sự sáng suốt của lương tri con người. (1 điểm) Câu 4. Đoạn văn đảm bảo các ý chính: (4 điểm) - Về địa lí: Hà Nội là thủ đô, là trái tim của Tổ quốc. - Về lịch sử, văn hoá: Hà Nội trải qua hơn nghìn năm văn hoá. Dù chịu biến động của lịch sử nhưng Hà Nội vẫn giữ được nét văn hoá cổ kính. - Về con người Hà Nội: như hình ảnh bà Hiền, vừa giữ được nếp nhà, vừa giữ được nếp người. - Cảm xúc chân thành, thể hiện tình yêu Hà Nội cũng là tình yêu đất nước.
  7. BÀI KIỂM TRA 15 PHÚT SỐ 8 MÔN : NGỮ VĂN 12 I. Mục tiêu Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức và kĩ năng của học sinh, đặc biệt là rèn cho học sinh kĩ năng đọc – hiểu văn bản và kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo hướng phát triển năng lực của học sinh. II. Hình thức Tự luận, học sinh làm bài trong thời gian 15 phút rồi nộp bài. III. Ma trận đề Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Chủ đề Đọc – hiểu - Nhận diện ước - Ý nghĩa của một hình mơ của cậu bé. ảnh trong văn bản. - Chỉ ra điểm khác - Nhận xét về nội dung biệt trong ước mơ và nghệ thuật của văn của cậu bé và ý bản. nghĩ của nhân vật tôi. Số câu 2 2 4 Số điểm 5,0 5,0 10,0 Tỉ lệ % 50% 50% 100% IV. Đề kiểm tra Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi phía dưới: Tôi được tặng một chiếc xe đạp leo núi rất đẹp nhân dịp sinh nhật của mình. Trong một lần tôi đạp xe ra công viên chơi, một cậu bé cứ quẩn quanh ngắm nhìn chiếc xe với vẻ thích thú và ngưỡng mộ thực sự. - Chiếc xe này của bạn đấy à? – Cậu bé hỏi. - Anh mình đã tặng nhân dịp sinh nhật của mình đấy. – Tôi trả lời, không giấu vẻ tự hào và mãn nguyện. -Ồ, ước gì tôi – Cậu bé ngập ngừng. Dĩ nhiên là tôi biết cậu bé đang nghĩ gì rồi. Chắc chắn cậu ấy ước ao có được một người anh như thế. Nhưng câu nói tiếp theo của cậu bé hoàn toàn nằm ngoài dự đoán của tôi. - Ước gì tôi có thể trở thành một người anh như thế! – Cậu ấy nói chậm rãi và gương mặt lộ rõ vẻ quyết tâm. Sau đó, cậu đi về phía chiếc ghế đá sau lưng tôi, nơi một đứa em trai nhỏ tật nguyền đang ngồi và nói: - Đến sinh nhật nào đó của em, anh sẽ mua tặng em chiếc xe lăn lắc tay nhé. (“Hạt giống tâm hồn”, tập 4, nhiều tác giả, NXB tổng hợp TP Hồ Chí Minh, 2006). Câu 1. (2 điểm) Cậu bé ước trở thành người anh thế nào?
  8. Câu 2. (3 điểm) Điểm khác biệt giữa điều ước của cậu bé với dự đoán của nhân vật tôi về điều ước của cậu bé? Câu 3. (3 điểm) Theo anh (chị) câu “ – Cậu ấy nói chậm rãi và gương mặt lộ rõ vẻ quyết tâm.” có ý nghĩa gì ? Câu 4. (2 điểm) Nhận xét ngắn gọn về nghệ thuật và nội dung của văn bản trên. V. Hướng dẫn chấm Câu Nội dung trả lời Điểm 1 + Cậu bé ước trở thành người anh mang lại niềm vui, niềm tự hào cho người em. + Cậu bé ước trở thành người anh có tình thương em, mang lại niềm 2 hạnh phúc cho em. + Cậu bé ước trở thành người anh nhân hậu, được bù đắp, chia sẻ, yêu thương. + Cậu bé không ước mơ được nhận, được hưởng mà ước mơ được cho, 2 được chia sẻ, bù đắp yêu thương. + Cậu bé không ước mơ được nhận quà tặng mà ước mơ được tặng quà cho người mà mình yêu thương. + Cậu bé không ước mơ viển vông mà ước sống vì người thân yêu bằng 3 những việc làm cụ thể, thiết thực. + Cậu bé không ước mơ được dựa vào người khác mà ước trở thành người mạnh mẽ cho người em tật nguyền của mình dựa vào. 3 + Câu văn cho ta biết rõ hơn về sự trăn trở và lòng quyết tâm thực hiện ước mơ của cậu bé: trở thành người anh đáng tự hào. + Câu văn cho thấy lòng quyết tâm cao độ của cậu bé muốn biến thực hiện ước mơ của mình thành hiện thực. 3 + Cậu bé đang nung nấu quyết tâm thực hiện ước mơ của mình là tặng xe lăn cho người em tật nguyền. 4 + Đây là văn bản tự sự. Lời kể ngắn gọn, giàu ý nghĩa mang thông điệp về lối sống tình thương. Ngôn ngữ giản dị, dễ hiểu. + Văn bản là một câu chuyện ngắn gọn mà cảm động về tình yêu thương.
  9. Người kể là người chứng kiến (xưng tôi) khiến cho câu chuyện kể vừa mang màu sắc khách quan, vừa bộc lộ suy nghĩ mang tính chủ quan của người kể. Cách chọn lời thoại giản dị mà giàu ý nghĩa. 2 + Văn bản có kết cấu mạch lạc, chặt chẽ. Lời kể ngắn gọn, giản dị, hấp dẫn. Giọng điệu tự sự, khách quan mà không kém phần sâu sắc bởi lẽ nó gửi gắm thông điệp giàu ý nghĩa nhân văn: Ca ngợi tình yêu thương.