Đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 67+68 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Xuân Thắng (Có ma trận và đáp án)

doc 5 trang thungat 2470
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 67+68 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Xuân Thắng (Có ma trận và đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_ngu_van_lop_6_tiet_6768_nam_hoc_201.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 67+68 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Xuân Thắng (Có ma trận và đáp án)

  1. Ngày soạn : 25 – 12 – 2018 TIẾT 67- 68: KIỂM TRA häc kú I I- Mục đích: 1- Kiến thức: - Kiểm tra, đánh giá mức độ chuẩn kiến thức, kĩ năng được quy định trong chương trình Ngữ Văn 6 với mục đích đánh giá năng lực đọc hiểu và tạo lập văn bản của học sinh. 2- Kĩ năng và năng lực: - Đọc hiểu văn bản - Tạo lập văn bản ( viết đoạn văn tự sự có câu chủ đề cho sẵn và viết bài văn tự sự sáng tạo) 3- Thái độ : - Chủ động, tích cực trong việc lựa chọn hướng giải quyết vấn đề một cách hợp lí nhất. - Tự nhận thức được các giá trị chân chính trong cuộc sống và mỗi người cần hướng tới. II- Hình thức đề: Tự luận III- Ma trận: Mức độ Vận dụng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng cao NLĐG I- Đọc hiểu - Nhận biết - Hiểu được - Trình bày Ngữ liệu: văn được thông ý nghĩa của quan điển bản tự sự / văn tin về tác từ ngữ, hình của bản bản văn học. giả, tác ảnh xuất thân về một - Tiêu chí lựa phẩm hiện trong vấn đề đặt chọn ngữ - Nêu được văn bản/ ra trong văn liệu: phương đoạn trích. bản/ đoạn 01 đoạn trích/ thức biểu trích. văn bản hoàn đạt chính. chỉnh; dài - Nhận diện khoảng 150- được dấu 200 chữ tương hiệu hình đương với văn thức, nội bản được học dung văn chính thức bản bằng trong chương những kiến trình thức về đề tài, chủ đề, ngôi kể, thứ tự kể trong văn tự sự.
  2. Số câu 2 1 1 4 Số điểm 1.0 1.0 1.0 3.0 Tỉ lệ % 10% 10% 10% 30% II- Tạo lập - Viết một - Viết bài văn bản đoạn văn tự văn tự sự kể sự với câu chuyện chủ đề cho sáng tạo sẵn Số câu 1 1 2 Số điểm 2.0 5.0 7.0 Tỉ lệ % 20% 50% 70% IV- Biên soạn câu hỏi kiểm tra: I- Đọc hiểu ( 3.0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu : Dế và lừa Một chú lừa sau khi nghe dế hát liền ngỏ ý muốn theo dế học hát. Nghe vậy, dế nói: - Muốn học hát cũng được nhưng mỗi ngày anh chỉ được uống một vài giọt sương thôi ! Thế là chú lừa làm theo lời dế, mỗi ngày chỉ uống vài giọt sương. Thế rồi chỉ mấy hôm sau chú lừa chết vì đói khát. ( Hạt giống tâm hồn, tập 14, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí minh, tr 77) Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính trong văn bản trên. Câu 2: Câu chuyện trên được kể theo thứ tự kể nào? Nêu đặc điểm của thứ tự kể ấy? Câu 3: Nêu ý nghĩa của câu chuyện. Câu 4: Từ văn bản trên, hãy rút ra bài học có ý nghĩa nhất đối với bản thân mình. II- Tập làm văn ( 7.0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm) Qua những điều rút ra từ câu chuyện ở phần đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn ( khoảng 200 chữ) với câu chủ đề : Đừng làm theo người khác khi mình không có khả năng sở trường về lĩnh vực ấy. Câu 2 ( 5 điểm) Đóng vai Lang Liêu em hãy kể lại truyện Bánh chưng, bánh giày. V- Hướng dẫn chấm: I- Đọc hiểu ( 3.0 điểm) Câu 1: Xác định đúng phương thức biểu đạt chính là: phương thức tự sự (0,5đ) Câu 2: Câu chuyện trên kể theo thứ tự kể xuôi. Đặc điểm: kể theo thứ tự tự nhiên là việc gì diễn ra trước kể trước, việc gì diễn ra sau kể sau, kể cho đến hết.(0,5đ) Câu 3: Ý nghĩa:
  3. - Đây là một câu chuyện thông qua hai con vật là chú Lừa và Dế cho chúng ta bài học không nên đua đòi học theo những điều không thuộc khả năng và sở trường của mình . Nếu ai cũng vì hứng thú nhất thời mà làm những điều mình hoàn toàn không có khả năng thì hẳn kết quả cũng chỉ như chú Lừa mà thôi- phải đánh đổi cả tính mạng của mình. (1.0 đ) Câu 4: Bài học : (1.0 đ) - Nên làm theo những gì thuộc về khả năng của mình - Đừng làm theo người khác khi mình không có khả năng, sở trường về lĩnh vực ấy sẽ chuốc lấy thất bại thảm hại - Không đồng tình với cách sống đua đòi, học và làm theo người khác thì phải suy xét kĩ lưỡng trước khi đưa ra quyết định, luôn biết khả năng của mình. - Phê phán cách sống đua đòi bắt chước. II- Tập làm văn ( 7.0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm) a- Về kĩ năng: (0,5 đ) - Biết trình bày đoạn văn tự sự có câu chủ đề : Đừng làm theo người khác khi mình không có khả năng sở trường về lĩnh vực ấy. b- Về nội dung: ( 1,5đ) - Lời khuyên : Đừng làm theo người khác khi mình không có khả năng sở trường về lĩnh vực ấy là hoàn toàn đúng . - Bởi vì : Nếu ai cũng vì hứng thú nhất thời mà làm những điều mình hoàn toàn không có khả năng thì hẳn kết quả cũng chỉ như chú Lừa mà thôi- phải đánh đổi cả tính mạng của mình. - Bài học đặt ra: - Không đồng tình với cách sống đua đòi - Học và làm theo người khác thì phải suy xét kĩ lưỡng trước khi đưa ra quyết định, luôn biết khả năng của mình. - Phê phán cách sống đua đòi bắt chước. Câu 2 ( 5 điểm) a- Yêu cầu chung: HS biết kết hợp kiến thức và kĩ năng dạng bài văn tự sự kể chuyện sáng tạo để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc, thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt . Không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. ( 0,5đ) b- Yêu cầu cụ thể : * Mở bài: (0,5đ) - Lang Liêu tự giới thiệu về bản thân - Gợi chuyện để kể vầ nguồn gốc của việc làm ra bánh chưng và bánh giày * Thân bài: (3,5 đ) - Chuyện vua Hùng muốn tìm người nối ngôi và cách tự chọn của vua. - Chuyện các lang thi nhau làm món cao lương mĩ vị, nem công chả phượng để dâng lên vua. - Chuyện về số phận thiệt thòi của bản thân. - Chuyện Lang Liêu được thần báo mộng dạy cho cách làm loại bánh mới. - Chuyện Lang Liêu làm bánh dâng vua. Cách thức làm bánh cụ thể.
  4. - Chuyện vua Hùng chịn các món ăn của các lang và ngợi khen, chỉ ra ý nghĩa rồi đặt tên cho hai loại bánh. * Kết bài : ( 0,5đ) - Lang Liêu được chọn nối ngôi vua: Bánh chưng ,bánh giầy trở thành thứ bánh không thể thiếu trong các ngày lễ Tết của dân tộc và là một món ăn ngon trong ngày thường. - Suy nghĩ về ý nghĩa của bánh chưng, bánh giầy trong thời hiện đại. VI -Tæ chøc HS lµm bµi kiÓm tra: a- Ho¹t ®éng 1: æn ®Þnh tæ chøc líp (3phót ) b- Ho¹t ®éng 2: GV ph¸t ®Ò – Gi¸m s¸t HS lµm bµi nghiªm tóc .(80 phót) §Ò bµi :(in,photo kÑp vµo bµi so¹n) c- Ho¹t ®éng 3: Gv thu bµi, Nhận xét, đánh giá sau tiết kiểm tra.(7phót) * Rót kinh nghiÖm :
  5. §Ò KIỂM TRA häc kú I - n¨m häc 2018 – 2019 M«n ng÷ v¨n - líp 6 ( TIẾT 67- 68) (Thêi gian lµm bµi 90 phót kh«ng kÓ thêi gian giao ®Ò) Trườn THCS Xuân Thắng Gi¸m thÞ Sè ph¸ch Hä tªn HS: 1: Lớp : 6 Gi¸m thÞ 2: §iÓm b»ng sè: §iÓm b»ng ch÷: Sè ph¸ch I- Đọc hiểu ( 3.0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu : Dế và lừa Một chú lừa sau khi nghe dế hát liền ngỏ ý muốn theo dế học hát. Nghe vậy, dế nói: - Muốn học hát cũng được nhưng mỗi ngày anh chỉ được uống một vài giọt sương thôi ! Thế là chú lừa làm theo lời dế, mỗi ngày chỉ uống vài giọt sương. Thế rồi chỉ mấy hôm sau chú lừa chết vì đói khát. ( Hạt giống tâm hồn, tập 14, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí minh, tr 77) Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính trong văn bản trên. Câu 2: Câu chuyện trên được kể theo thứ tự kể nào? Nêu đặc điểm của thứ tự kể ấy? Câu 3: Nêu ý nghĩa của câu chuyện. Câu 4: Từ văn bản trên, hãy rút ra bài học có ý nghĩa nhất đối với bản thân mình. II- Tập làm văn ( 7.0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm) Qua những điều rút ra từ câu chuyện ở phần đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn ( khoảng 200 chữ) với câu chủ đề : Đừng làm theo người khác khi mình không có khả năng sở trường về lĩnh vực ấy. Câu 2 ( 5 điểm) Đóng vai Lang Liêu em hãy kể lại truyện Bánh chưng, bánh giày.