Đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2015-2016 - Phòng GD&ĐT Thái Thụy (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2015-2016 - Phòng GD&ĐT Thái Thụy (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_ngu_van_lop_7_nam_hoc_2015_2016_pho.doc
Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2015-2016 - Phòng GD&ĐT Thái Thụy (Có đáp án)
- PHÒNG GD & ĐT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2015 - 2016 THÁI THỤY Môn: NGỮ VĂN 7 Thời gian làm bài: 90 phút I. PHẦN ĐỌC HIỂU 2,5 điểm “Trên đường hành quân xa Dừng chân bên xóm nhỏ Tiếng gà ai nhảy ổ: “Cục cục tác cục ta” Nghe xao động nắng trưa Nghe bàn chân đỡ mỏi Nghe gọi về tuổi thơ Tiếng gà trưa Mang bao nhiêu hạnh phúc Đêm cháu về nằm mơ Giấc ngủ hồng sắc trứng Cháu chiến đấu hôm nay Vì lòng yêu Tổ quốc Bà ơi, cũng vì bà Vì tiếng gà cục tác Ổ trứng hồng tuổi thơ”. Trích bài thơ Tiếng gà trưa - Xuân Quỳnh Sách Ngữ văn 7, tập một - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam Em hãy đọc kỹ văn bản trên rồi trả lời các câu hỏi sau: 1) Bài thơ Tiếng gà trưa được sáng tác trong hoàn cảnh nào ? Theo thể thơ nào ? 2) Cảm hứng của tác giả trong bài thơ được khơi gợi từ sự việc gì ? 3) Xác định điệp ngữ trong khổ thơ thứ nhất “Trên đường hành quân xa Nghe gọi về tuổi thơ” ? 4) Nêu ý nghĩa của bài thơ ? 5) Kể tên các bài thơ và tác giả thuộc chủ đề Thơ hiện đại Việt Nam đã học trong sách Ngữ văn 7, tập một - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. II. PHẦN LÀM VĂN 7,5 điểm Trình bày cảm nghĩ của em về cánh đồng (hoặc dòng sông, con đường) quê hương. HẾT Họ và tên học sinh: Số báo danh:
- PHÒNG GD & ĐT HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA THÁI THỤY HỌC KỲ I NĂM HỌC 2015-2016 Môn : NGỮ VĂN 7 I. PHẦN ĐỌC HIỂU: 2,5 điểm Câu Nội dung Điểm - Hoàn cảnh sáng tác bài thơ Tiếng gà trưa: Bài thơ được viết trong 1 thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. 0,5 - Bài thơ được sáng tác theo thể thơ 5 tiếng, có chỗ biến đổi linh hoạt Cảm hứng của tác giả trong bài thơ được khơi gợi từ sự việc: Trên đường hành quân, người chiến sĩ chợt nghe tiếng gà nhảy ổ, gợi về 2 0,5 những kỉ niệm tuổi thơ với hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng, gợi về hình ảnh người bà thân yêu Xác định điệp ngữ trong khổ thơ thứ nhất “Trên đường hành quân xa Nghe gọi về tuổi thơ”: 3 0,5 - Cục cục tác cục ta - Nghe nghe nghe Ý nghĩa của bài thơ: Tiếng gà trưa đã gọi về những kỉ niệm đẹp đẽ của 4 tuổi thơ và tình bà cháu. Tình cảm gia đình đã làm sâu sắc thêm tình 0,5 yêu quê hương đất nước. Kể tên các bài thơ và tác giả thuộc chủ đề Thơ hiện đại Việt Nam đã học trong sách Ngữ văn 7, tập một - Nhà xuất bản Giáo dục Việt 5 0,5 Nam: Cảnh khuya, Rằng tháng giêng (Hồ Chí Minh) và Tiếng gà trưa (Xuân Quỳnh). II. PHẦN LÀM VĂN 7,5 điểm Nội dung Điểm Trình bày cảm nghĩ của em về cánh đồng (hoặc dòng sông, con 7,5 đường) quê hương. Yêu cầu chung: - HS biết vận dụng văn biểu cảm để biểu đạt tình cảm, cảm xúc về cánh đồng (hoặc dòng sông, con đường) quê hương, qua đó nói lên tình cảm, trách nhiệm của bản thân với cánh đồng (hoặc dòng sông, con đường) quê hương nói riêng, với quê hương nói chung. - Học sinh lựa chọn 1 trong 3 đối tượng để phát biểu cảm nghĩ (đề mở). - Biết cách biểu đạt tình cảm, biết cách viết bài văn biểu cảm có bố cục 3 phần theo yêu cầu. 1. Mở bài: 1,0 - Giới thiệu về cánh đồng (hoặc dòng sông, con đường) quê em: đó là 0,5
- biểu tượng của quê hương đã gắn bó với bao thế hệ người dân quê em. - Nêu khái quát những tình cảm em dành cho cánh đồng (hoặc dòng 0,5 sông, con đường) quê em: gắn bó với tuổi thơ, yêu mến, trân trọng (Khuyến khích sự sáng tạo trong phần mở bài của hs) 2. Thân bài: 5,5 + Miêu tả cánh đồng (hoặc dòng sông, con đường) quê em kết hợp 1,5 phát biểu cảm nghĩ: - Hình ảnh của cánh đồng (hoặc dòng sông, con đường) quê em - Cánh đồng (hoặc dòng sông, con đường) quê hương đối với cuộc sống của con người, đối với bản thân em - Vẻ đẹp của cánh đồng (hoặc dòng sông, con đường) quê em vào những thời gian khác nhau + Những kỉ niệm của em với cánh đồng (hoặc dòng sông, con đường) 2,0 quê em; những ấn tượng không thể phai mờ, qua đó thể hiện sự gắn bó, thân thiết với cánh đồng (hoặc dòng sông, con đường) quê hương + Tình cảm của em, sự gắn bó của em với cánh đồng (hoặc dòng sông, 2,0 con đường) quê hương 3. Kết bài: 1,0 - Khẳng định lại tình cảm của em với cánh đồng (hoặc dòng sông, con 0,5 đường) quê hương - HS có thể liên hệ thực tế, nêu trách nhiệm của bản thân với quê 0,5 hương VẬN DỤNG CHO ĐIỂM (Phần làm văn) 7,0 -7,5 điểm: Hiểu rõ yêu cầu của đề bài, đáp ứng hầu hết các yêu cầu về nội dung và phương pháp, vận dụng tốt văn biểu cảm để phát biểu cảm nghĩ về cánh đồng (hoặc dòng sông, con đường) quê hương, có cảm xúc và suy nghĩ sâu sắc, diễn đạt tốt. 5 - 6,5 điểm: Hiểu rõ yêu cầu của đề bài, đáp ứng hầu hết các yêu cầu về nội dung và phương pháp, vận dụng tương đối tốt văn biểu cảm để phát biểu cảm nghĩ về cánh đồng (hoặc dòng sông, con đường) quê hương, có cảm xúc và suy nghĩ tương đối sâu sắc, diễn đạt tương đối tốt. 3 - 4,5 điểm: Hiểu tương đối rõ yêu cầu của đề bài, đáp ứng được các yêu cầu cơ bản về nội dung và phương pháp, biết vận dụng văn biểu cảm để phát biểu cảm nghĩ về cánh đồng (hoặc dòng sông, con đường) quê hương, nhưng có đoạn còn kể lể lan man, còn mắc lỗi về diễn đạt. 1 - 2,5 điểm: Chưa hiểu rõ yêu cầu của đề bài, chưa đáp ứng được các yêu cơ bản về nội dung và phương pháp, có đoạn còn lạc sang kể lể hoặc miêu tả, còn mắc nhiều lỗi về diễn đạt.
- 0 điểm: bỏ giấy trắng . Lưu ý: - Trong quá trình chấm bài, cần hết sức quan tâm đến kĩ năng diễn đạt và trình bày của học sinh. Coi diễn đạt và trình bày (cả nội dung & hình thức, chữ viết, chính tả . . .) là một yêu cầu rất quan trọng trong bài làm. Khi cho điểm toàn bài, cần chú ý các yêu cầu này. - Trân trọng những cảm xúc, suy nghĩ có tính sáng tạo của học sinh, nhất là những bài viết có liên hệ với thực tế sinh động * Điểm toàn bài: làm tròn tới 0,5 (4,0 ; 4,5 ; 5,0 ; 5,5 . . . 7,5).