Đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2017-2018 (Có đáp án)

doc 4 trang thungat 4610
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2017-2018 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_ngu_van_lop_7_nam_hoc_2017_2018_co.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2017-2018 (Có đáp án)

  1. UBND HUYỆN BÌNH XUYÊN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I, NĂM HỌC 2017 - 2018 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO MÔN : NGỮ VĂN 7 Thời gian: 90 phút ( Không kể thời gian giao đề) I. Phần trắc nghiệm (2,0 điểm) Đọc kĩ các câu hỏi và ghi vào tờ giấy thi một đáp án đúng. Câu 1: Bài Sông núi nước Nam thường được gọi là gì? A. Hồi kèn xung trận B. Khúc ca khải hoàn C. Áng thiên cổ hùng văn D. Bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên Câu 2: Hai câu thơ sau sử dụng điệp ngữ nào? “ Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà” ( Cảnh khuya – Hồ Chí Minh) A. Điệp ngữ cách quãng. B. Điệp ngữ chuyển tiếp. C. Điệp ngữ nối tiếp. Câu 3: Trong những dòng sau đây dòng nào không phải là thành ngữ? A. Vắt cổ chày ra nước B. Ruột để ngoài da C. Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống D. Mặt nặng mày nhẹ Câu 4: Trong các câu văn sau, câu nào là câu biểu cảm? A. Tôi yêu những cánh đồng bao la vàng rực ngày mùa, mù mù khói rạ, thơm vị mía lùi và trắng xoá sương mù sau tết. (Vũ Bằng, Mùa xuân của tôi) B. Thơ trung đại Việt Nam được viết bằng chữ Hán hoặc chữ Nôm và có nhiều thể như: thất ngôn tứ tuyệt, ngũ ngôn tứ tuyệt, lục bát, song thất lục bát C. Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. (Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu) D. Lão hút xong, đặt xe điếu xuống, quay ra ngoài, thở khói. (Nam Cao, Lão Hạc) II. Phần tự luận (8,0 điểm) Câu 1 (1,5 điểm): Chỉ ra và phân tích tác dụng của điệp ngữ trong đoạn thơ sau: “Trên đường hành quân xa Dừng chân bên xóm nhỏ Tiếng gà ai nhảy ổ “Cục cục tác cục ta” Nghe xao động nắng trưa Nghe bàn chân đỡ mỏi Nghe gọi về tuổi thơ” (Xuân Quỳnh - Tiếng gà trưa) Câu 2 (1,5 điểm): Văn bản “Mùa xuân của tôi” (Ngữ văn 7, tập 1) được viết theo thể loại nào ? Qua văn bản đó em cảm nhận được điều gì về thiên nhiên và lòng người ? Câu 3 (5,0 điểm): Phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ “Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh. Hết (Học sinh không sử dụng tài liệu, cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
  2. UBND HUYỆN BÌNH XUYÊN HƯỚNG DẪN CHẤM PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2017- 2018 MÔN : NGỮ VĂN 7 I. Phần trắc nghiệm (3 điểm) Câu Mức tối đa Mức không đạt 1 D Lựa chọn phương án khác hoặc không trả lời 2 B Lựa chọn phương án khác hoặc không trả lời 3 C Lựa chọn phương án khác hoặc không trả lời 4 A Lựa chọn phương án khác hoặc không trả lời II. Phần tự luận (7 điểm) Câu Nội dung cần đạt Điểm 1 * Yêu cầu: HS chỉ ra điệp ngữ và phân tích tác dụng của điệp ngữ trong đoạn thơ: - Điệp ngữ trong đoạn thơ: từ “nghe” được nhắc đi nhắc lại ba lần. (0,5 điểm) - Tác dụng của điệp ngữ: (1,0 điểm) Nhấn mạnh cảm giác xúc động của người chiến sĩ khi nghe được âm thanh tiếng gà nhảy ổ ban trưa. Tiếng gà vốn là âm thanh của làng quê, âm thanh của sự sống. Âm thanh của tiếng gà làm xao động nắng trưa, làm xao động hồn người. Người chiến sĩ không chỉ nghe bằng thính giác mà còn nghe bằng cảm giác, bằng cảm xúc tâm hồn, bằng tâm tưởng. Tiếng gà giúp cho người chiến sĩ vơi đi sự mệt mỏi trên quãng đường hành quân, gợi nhớ bao kỉ niệm sâu sắc thời thơ ấu nơi quê nhà. * Cách đánh giá: - Mức tối đa: 1,5 Đảm bảo hai yêu cầu trên. - Mức chưa tối đa: + Thực hiện được yêu cầu 1 0,5 + Thực hiện được yêu cầu 2. 1,0 - Mức không đạt: Thực hiện dưới các yêu cầu trên hoặc không làm bài. 0 2 * Yêu cầu: HS đạt được các yêu cầu sau: - Văn bản : Mùa xuân của tôi được viết theo thể loại tùy bút. (0.5 điểm) - Cảm nhận về: + Thiên nhiên với những nét rất đặc trưng của mùa xuân đất Bắc: Có cái lạnh của “mưa riêu riêu, gió lành lạnh”, nhưng lại có cái ấm áp nồng nàn của khí xuân, hơi xuân tràn ngập đất trời và thấm vào lòng người; những âm thanh của tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, tiếng trống chèo vọng lại từ các thôn xóm xa xa, câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng (1,0 điểm) + Lòng người nhớ thương da diết quê hương, gia đình, lòng mong mỏi đất
  3. nước hòa bình, thống nhất và biết trân trọng, tận hưởng cuộc sống (0.5 điểm) * Cách đánh giá - Mức tối đa: Đảm bảo các yêu cầu trên. 2 - Mức chưa tối đa: + Thực hiện được 2/3 yêu cầu nêu trên. 1-1,5 + Thực hiện được 1/3 yêu cầu nêu trên. 0,5 -1 - Mức không đạt: Thực hiện dưới 1/3 yêu cầu hoặc không làm bài. 0 3 * Yêu cầu về kĩ năng: - Biết viết bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học. - Dùng từ, đặt câu, diễn đạt lưu loát. - Bố cục rõ ràng 3 phần mạch lạc. - Trình bày sạch đẹp, chữ viết rõ ràng. * Yêu cầu về kiến thức: Về cơ bản, phải đảm bảo các nội dung sau: a. Mở bài (0,5 điểm) Dẫn dắt đưa đối tượng và nêu cảm nghĩ chung về đối tượng. - Giới thiệu tác giả và bài thơ “Cảnh khuya”. - Ấn tượng, cảm xúc chung về bài thơ. b. Thân bài (4,0 điểm) Nêu những suy nghĩ, cảm xúc về bài thơ trên cơ sở phân tích nội dung và giá trị nghệ thuật của bài thơ. - Hai câu thơ đầu: Cảnh khuya ở núi rừng Việt Bắc đẹp như một bức tranh có đường nét, màu sắc, âm thanh, . -> Tâm hồn yêu thiên nhiên của tác giả. (1,5 điểm) Tiếng suối trong như tiếng hát xa/ Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa. + Âm thanh: tiếng suối trong trẻo, nghe như tiếng hát xa. + Màu sắc, đường nét: Ánh trăng, cổ thụ, hoa đan cài quấn quýt Làm tăng thêm vẻ đẹp lung linh, huyền ảo của đêm rừng Việt Bắc. + Nghệ thuật so sánh, điệp từ (lồng), lấy động tả tĩnh (lấy âm thanh của tiếng suối để đặc tả đêm chiến khu thiêng liêng, thanh vắng). Cảnh khuya rừng Việt Bắc giữa thời máu lửa chiến tranh nhưng không hề hoang vắng u tịch, chết chóc đau thương mà rất gần gũi, ấm áp, mang sức sống dạt dào -> thể hiện sự rung động của tâm hồn thi sĩ, tinh thần lạc quan phong thái ung dung tự tại của Bác trong hoàn cảnh cuộc kháng chiến đầy khó khăn, gian khổ. - Hai câu thơ cuối: Tâm tình của nhà thơ. (1,5 điểm) Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ/ Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà. + Chuyển ý khéo léo từ cảnh sang tình, nghệ thuật so sánh, điệp ngữ làm nổi bật vẻ đẹp của con người. + Con người chưa ngủ không chỉ vì rung động trước cảnh đẹp của thiên nhiên đất nước mà còn vì lo nghĩ cho vận mệnh đất nước. -> Chất thi sĩ và chiến sĩ hòa hợp trong con người Hồ Chí Minh. Đó cũng chính là chất thép và chất tình hòa hợp thống nhất trong con người Bác. * Những suy nghĩ của người viết về bài thơ và tác giả của bài thơ (1,0
  4. điểm) - Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. - Màu sắc cổ điển đậm chất Đường thi (suối, trăng, cổ thụ, hoa) hòa hợp với màu sắc hiện đại (tinh thần thời đại). - Tình yêu thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu nước sâu nặng, cảm hứng thiên nhiên chan hòa với cảm hứng yêu nước, tâm hồn thi sĩ lồng trong cốt cách chiến sĩ ở con người Hồ Chí Minh. c. Kết bài (0,5 điểm) Tình cảm của em đối với bài thơ. * Cách đánh giá: - Mức tối đa: 5 Đảm bảo các yêu cầu nêu trên - Mức chưa tối đa: Thực hiện được chưa đầy đủ các yêu cầu nêu trên. 4-3-2-1 - Mức không đạt: Thực hiện dưới 1/3 yêu cầu hoặc không làm bài. 0 Lưu ý: Điểm của bài kiểm tra là tổng điểm của các câu cộng lại, cho điểm từ 0 đến 10. Điểm lẻ làm tròn tính đến 0,5. Hết