Bài kiểm tra môn Ngữ văn Lớp 7 - Bài viết số 5 - Năm học 2018-2019 (Có ma trận và đáp án)

doc 7 trang thungat 1450
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra môn Ngữ văn Lớp 7 - Bài viết số 5 - Năm học 2018-2019 (Có ma trận và đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_kiem_tra_mon_ngu_van_lop_7_bai_viet_so_5_nam_hoc_2018_20.doc

Nội dung text: Bài kiểm tra môn Ngữ văn Lớp 7 - Bài viết số 5 - Năm học 2018-2019 (Có ma trận và đáp án)

  1. GIÁO ÁN & ĐỀ BÀI Ngày 20 tháng 2 năm 2019 Tiết 95+96 BÀI VIẾT TẬP LÀM VĂN SỐ 5 A. Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức: Nhận thức của HS về kiểu bài nghị luận chứng minh. Xác định luận điểm,triển khai luận cứ. Tìm và sắp xếp lí lẽ và dẫn chứng. Trình bày lời văn của mình qua bài viết cụ thể. 2. Kĩ năng:Củng cố các kĩ năng tìm hiểu đề, tìm ý, lập bố cục. Vận dụng vào kiểu bài chứng minh 1 vấn đề * Tích hợp môi trường 3. Thái độ:Tự đánh giá chính xác hơn trình độ TLV của bản thân để có phương hướng phấn đấu phát huy ưu điểm và sửa chữa nhược điểm. 4. Định hướng PT năng lực: - NL tư duy, giải quyết vấn đề, sáng tạo B. Chuẩn bị Phương tiện: - GV: ra đề, dàn ý, -HS: chuẩn bị làm bài C. Tổ chức hoạt động d-h I. Thiết lập ma trận Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng T TL T N L Chủ đề 1 Kiểu VB, Hiểu nội dung, Văn bản phương thức ý nghĩa biểu đạt, luận điểm Số câu Số câu 2 Số câu 1 Số câu 3 Số điểm Tỉ lệ Điểm:1,5 đ Điểm:1 đ Điểm:2,5 đ % Tỉ lệ: 15 % Tỉ lệ: 10 % Tỉ lệ: 25 % Chủ đề 2 Xác định từ láy Từ láy Số câu Số câu 1 Số câu 1 Số điểm Tỉ lệ Điểm:0,5đ Điểm:0,5đ % Tỉ lệ: 5 % Tỉ lệ: 5 % Chủ đề 3 Viết đoạn văn Viết đoạn nghị NL (Vận luận dụng thấp) Số câu Số câu 1 Số câu 1 Số điểm Tỉ lệ Điểm: 2đ Điểm: 2đ % Tỉ lệ: 20% Tỉ lệ: 20% Chủ đề 4 Chứng minh Viết bài văn vai trò của nghị luận rừng (Vd chứng minh cao) Số câu 1 Số câu 1 Số điểm 5 Điểm:5 đ Tỉ lệ: 50 % Tỉ lệ: 50 % Tổng số câu Số câu 3 Số câu 1 Số câu 2 Số câu 6
  2. Tổng số điểm Số điểm 2 Điểm:1 đ Số điểm 7 Số điểm 10 Tỉ lệ % 20% Tỉ lệ: 10 % 70 % 100% II. Đề bài Phần I: Đọc – hiểu (3 điểm ) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.” 1. Đoạn văn trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Xác định phương thức biểu đạt trong đoạn văn trên? 2. Theo em, luận điểm chính của đoạn văn thể hiện trong câu văn nào? 3. Liệt kê các từ láy có trong đoạn văn? 4. Đoạn văn đã giúp em hiểu được điều gì? Phần II – Làm văn (7 điểm) Câu 1:(2đ) Em hãy cho biết nội dung, ý nghĩa câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” bằng một đoạn văn nghị luận. Câu 2:(5đ) Hãy chứng minh rằng bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta. III. Đáp án Phần I. Đọc – hiểu 1. Đoạn văn trích từ văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Tác giả Hồ Chí Minh. Xác định phương thức biểu đạt Nghi luận. 2. Luận điểm chính của đoạn văn thể hiện trong câu văn: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. 3. Liệt kê các từ láy có trong đoạn văn: . 4. Đoạn văn đã giúp em hiểu được: Truyền thống yêu nước sôi nổi chân thành mãnh liệt của nhân dân ta. Phần II – Làm văn (7 điểm) Câu 1:(2đ) Em hãy cho biết nội dung, ý nghĩa câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” bằng một đoạn văn nghị luận. - HS viết thành đoạn: ND thể hiện truyền thống đạo lí tốt đẹp của nhân dân ta đó là biết ơn, ghi nhớ những người tạo thành quả cho chúng ta hưởng thụ. Thái độ của em Câu 2:(5đ) Hãy chứng minh rằng bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta. * Hình thức: Đảm bảo các yêu cầu sau: - Bài văn lập luận chứng minh (ngắn gọn) - Bố cục 3 phần (MB, TB, KB), đúng nhiệm vụ từng phần - Có luận cứ, biết lập luận - Chữ viết dễ đọc, đủ nét; ít lỗi chính tả, dùng từ đặt câu, diễn đạt. * Nội dung: Dàn bài gợi ý: a Mở bài: - Bảo vệ rừng là một trong những vấn đề cần thiết, cấp bách hiện nay. - Cuộc sống của chúng ta không thể thiếu sự sống của rừng b. Thân bài: - Cuộc sống con người không thể tách rời môi trường tự nhiên. Rừng là một trong những môi trường tự nhiên tối cần thiết.
  3. - Từ thuở sơ khai, rừng gắn bó mật thiết với con người . - Rừng là “lá phổi xanh của trái đất” (Trong quá trình quang hợp, cây cỏ đã bổ sung lượng dưỡng khí, nếu không, chỉ trong vòng 500 năm con người và động vật sẽ không còn dưỡng khí) - Rừng ngăn bão, lũ, chống xói mòn bảo vệ đất, bảo vệ nguồn nước ngầm. - Rừng là nguồn tài nguyên quý giá cung cấp nhiều lâm sản, là ngôi nhà chung duy trì sự sinh tồn và phát triển của các loài động vật. - Rừng là cảnh quan tươi đẹp góp phần tô điểm cho bộ mặt cuộc sống. - Chúng ta thử hình dung nếu rừng biến mất, cuộc sống có tồn tại không? - Hiện nay, với nhiều lí do khác nhau, diện tích và chất lượng rừng đang giảm sút nghiêm trọng, làm mất cân bằng sinh thái, hậu quả là thiên tai diễn biến phức tạp ngày càng khó chống. c. Kết bài: - Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta. Đó là một ý kiến mà chúng ta cần phải quan tâm nhiều hơn nữa. - Chúng ta phải tích cực bảo vệ rừng. III. Giáo viên quán xuyến giờ làm bài. - Rút kinh nghiệm giờ làm bài - Hướng dẫn soạn bài tiếp theo Đánh giá và điều chỉnh tiết KT TRƯỜNG THCS , ngày tháng năm 2019 BÀI VIẾT SỐ 5 -NGỮ VĂN 7 Tiết 95-96- Thời gian: 90’ Họ và tên: Lớp 7 Điểm Lời nhận xét Phần I: Đọc – hiểu (3 điểm ) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.” 1. Đoạn văn trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Xác định phương thức biểu đạt trong đoạn văn trên? 2. Theo em, luận điểm chính của đoạn văn thể hiện trong câu văn nào? 3. Liệt kê các từ láy có trong đoạn văn? 4. Đoạn văn đã giúp em hiểu được điều gì? Phần II – Làm văn (7 điểm) Câu 1:(2đ) Em hãy cho biết nội dung, ý nghĩa câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” bằng một đoạn văn nghị luận. Câu 2:(5đ) Hãy chứng minh rằng bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta. Bài làm
  4. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA KÌ I MÔN NGỮ VĂN LỚP 6 I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm) Học sinh khoanh tròn chữ cái đứng trước mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm. Riêng câu 9: 1 điểm (nối đúng mỗi cột 0,25 điểm) Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 C D B D A C B C Câu 9: 1 b 2 a 3 c 4 d II. Tự luận (7 điểm) * Nội dung: (6 điểm) Câu 1: (2 điểm) - Kết thúc có hậu: người hiền lành, chính nghĩa, lương thiện cuối cùng sẽ được hạnh phúc. - Tùy lựa chọn của học sinh. Tuy nhiên yêu cầu giải thích lí do một cách thuyết phục. Câu 2: (4 điểm) Học sinh có thể tự do chọn một nhân vật mà mình yêu thích trong truyền thuyết hoặc cổ tích đã học. Tuy nhiên cần giải thích lí do yêu thích theo nội dung gợi ý về nhân vật: + Nguồn gốc, tính tình, tài năng + Phẩm chât và hành động + Vai trò, quan hệ của nhân vật đó với các nhân vật khác trong truyện
  5. * Hình thức: (1 điểm) Trình bày sạch đẹp, lời văn trong sáng rõ ràng, câu văn đúng cấu trúc ngữ pháp, không sai lỗi chính tả.