Đề kiểm tra môn Ngữ văn Lớp 8 - Học kỳ I - Năm học 2017-2018 (Có đáp án)

doc 3 trang thungat 3220
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Ngữ văn Lớp 8 - Học kỳ I - Năm học 2017-2018 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_mon_ngu_van_lop_8_hoc_ky_i_nam_hoc_2017_2018_co.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra môn Ngữ văn Lớp 8 - Học kỳ I - Năm học 2017-2018 (Có đáp án)

  1. UBND HUYỆN BÌNH XUYÊN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2017-2018 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO MÔN: NGỮ VĂN, LỚP 8 ———————— Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề) ———————— I. Trắc nghiệm (2,0 điểm): Trả lời câu hỏi bằng cách ghi vào tờ giấy thi chữ cái A, B, C hoặc D đứng trước câu trả lời đúng. Câu 1. Văn bản nào sau đây không thuộc thể loại truyện kí Việt Nam 1930-1945? A. Trong lòng mẹ. B. Tức nước vỡ bờ. C. Lão Hạc. D. Hai cây phong. Câu 2. Nghệ thuật nào đã tạo nên tính bất ngờ, hấp dẫn cho văn bản “Chiếc lá cuối cùng” (O Hen-ri)? A. Nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật. B. Nghệ thuật đan xen giữa thực tại và mộng tưởng. C. Nghệ thuật đảo ngược tình huống hai lần. D. Nghệ thuật tương phản đối lập. Câu 3. Trong câu ghép “Tuy rét vẫn kéo dài, mùa xuân đã đến bên bờ sông Lương.”, các vế biểu thị quan hệ ý nghĩa gì? A. Quan hệ tương phản. B. Quan hệ đồng thời. C. Quan hệ tăng tiến. D. Quan hệ nguyên nhân – kết quả. Câu 4. Ngôn ngữ sử dụng trong văn bản thuyết minh có đặc điểm gì? A. Có tính hình tượng, giàu giá trị biểu cảm. B. Chính xác, cô đọng, đơn nghĩa. C. Có tính đa nghĩa và giàu cảm xúc. D. Có tính cá thể và giàu hình ảnh. II. Tự luận (8,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm). Phát hiện lỗi về dấu câu trong các đoạn văn sau đây và thay vào đó các dấu câu thích hợp (có điều chỉnh chữ viết hoa trong trường hợp cần thiết). a. Vào năm học cuối cùng, trước khi bắt đầu nghỉ hè. Bọn con trai chúng tôi chạy ào lên đấy phá tổ chim. b. Cũng như tôi, mấy cậu học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám nhìn một nửa hay dám đi từng bước nhẹ họ như con chim con đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ. Câu 2. (2,0 điểm). “Ngày Trái Đất hằng năm được tổ chức theo những chủ đề liên quan đến những vấn đề môi trường nóng bỏng nhất của từng nước hoặc từng khu vực.” (Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000 – SGK Ngữ văn 8, tập 1, trang 105) a. Hãy cho biết Ngày Trái Đất là ngày nào? Được khởi xướng năm nào? b. Năm 2000, Việt Nam tham gia Ngày Trái Đất với chủ đề gì? Câu 3 (4,0 điểm). Thuyết minh về chiếc cặp sách. HẾT (Học sinh không sử dụng tài liệu, cán bộ coi kiểm tra không giải thích gì thêm) Họ và tên thí sinh: Số báo danh:
  2. UBND HUYỆN BÌNH XUYÊN HƯỚNG DẪN CHẤM PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA HỌC KỲ I, NĂM HỌC 2017 -2018 ———————— MÔN: NGỮ VĂN, LỚP 8 (HDC gồm: 02 trang) I. Trắc nghiệm (2 điểm): Mỗi câu trả lời đúng, hs được 0.5 điểm Câu 1 2 3 4 Đáp án D C A B II. Tự luận (8 điểm) Câu Ý Nội dung Điểm a - Lỗi: Dùng dấu ngắt câu khi câu chưa kết thúc 1,0 - Sửa: thay dấu chấm sau từ “nghỉ hè” bằng dấu phảy, viết thường sau dấu phảy. -> Viết lại câu: Vào năm học cuối cùng, trước khi bắt đầu nghỉ hè, bọn con trai chúng tôi chạy ào lên đấy phá tổ chim. Câu 1 b - Lỗi: Thiếu dấu ngắt câu khi câu đã kết thúc 1,0 (2,0đ) - Sửa: Đặt dấu chấm sau từ “bước nhẹ” để ngắt câu, viết hoa từ “Họ” -> Viết lại câu: Cũng như tôi, mấy cậu học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám nhìn một nửa hay dám đi từng bước nhẹ. Họ như con chim con đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ. a - Ngày Trái Đất là ngày 22 tháng 4 hằng năm. 1,0 Câu 2 - Được khởi xướng từ năm 1970 (do một tổ chức bảo vệ môi (2,0đ) trường của Mĩ khởi xướng) b - Năm 2000, Việt Nam tham gia Ngày Trái Đất với chủ đề “Một 1,0 ngày không dùng bao bì ni lông”. * Yêu cầu về kĩ năng: - Vận dụng kiến thức đã học về kiểu bài văn thuyết minh để viết bài thuyết minh về một thứ đồ dùng có bố cục rõ ràng, mạch lạc - Vận dụng linh hoạt các phương pháp thuyết minh như: nêu định nghĩa, dùng số liệu, phân loại phân tích, Câu 3 (4,0đ) - Hành văn trong sáng, diễn đạt rõ ràng, chặt chẽ, hấp dẫn; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. * Yêu cầu về kiến thức: Có thể có những cách trình bày khác nhau nhưng phải phù hợp với dàn ý chung bài thuyết minh về một thứ đồ dùng. Dưới đây là những nội dung cơ bản:
  3. a Mở bài: 0,25 - Giới thiệu chiếc cặp sách là người bạn đồng hành với lứa tuổi học trò trong suốt thời gian cắp sách đến trường b Thân bài: * Nguồn gốc chiếc cặp sách: 0,5đ - Năm 1988, nước Mỹ lần đầu tiên sản xuất ra chiếc cặp sách mang phong cách cổ điển. - Từ sau 1988, cặp sách đã được sử dụng phổ biến nhiều nơi ở Mỹ và sau đó lan rộng ra khắp thế giới. * Cấu tạo, đặc điểm: 1,5 - Hình dáng - Chất liệu, màu sắc - Các bộ phận (bên ngoài, bên trong gồm những bộ phận nào? Đặc điểm mỗi bộ phận đó?) * Phân loại: gồm những loại nào? 0,25 * Công dụng: 0,5 - Đựng đồ dùng học tập mỗi khi đến trường - Đựng một số vật dụng cá nhân của học sinh, * Cách sử dụng, bảo quản: 0,75 - Sử dụng: có thể đeo, xách hoặc ôm vào người, - Bảo quản: giữ gìn cẩn thận, không quăng quật tránh làm cặp bị rách, tránh dính phải nước mưa, c Kết bài: 0,25 - Khẳng định vai trò, ý nghĩa của chiếc cặp sách trong cuộc sống hiện tại và tương lai * Lưu ý: Giáo viên căn cứ vào bài làm cụ thể của học sinh, đối chiếu hướng dẫn chấm để cho điểm hợp lí. Khuyến khích những bài viết có cách diến đạt mạch lạc, trong sáng. HẾT