Đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Giao Thủy

docx 2 trang thungat 3350
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Giao Thủy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2018_2019_tru.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Giao Thủy

  1. TRƯỜNG THCS GIAO TÂN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I GIAO THỦY NĂM HỌC 2018 - 2019 Bài thi: Ngữ văn. ĐỀ CHÍNH (Thời gian làm bài: 120 phút) THỨC Đề thi gồm: 02 trang I/ Tiếng việt: (2đ) Khoanh tròn vào đầu câu trả lời đúng. Câu 1: Trong câu: “Chưa đến bực cửa, ông lão đã bô bô„ cụm từ chưa đến bực cửa là thành phần gì của câu?(NB) A/ Trạng ngữ B/ Chủ ngữ C/ Vị ngữ D/ Bổ ngữ Câu2: Câu: Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù. (Kim Lân) là câu gì?(NB) A/Câu đơn B/ Câu đặc biệt C/ Câu ghép D/ Câu rút gọn Câu3: Trong tiếng Việt, chúng ta dùng từ mượn của ngôn ngữ nào là nhiều nhất?(NB) A/ Tiếng Anh B/ Tiếng Pháp C/ Tiếng Hán D/ Tiếng La tinh Câu4: Từ “ăn” trong “ nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương” được hiểu theo nghĩa nào?(TH) A/ Nghĩa gốc B/ Nghĩa chuyển C/ Nghĩa chính D/ Nghĩa phụ Câu5: Loại dấu câu nào được dùng trong lời dẫn trực tiếp?(NB) A/ Dấu ngoặc kép. B/ Dấu ngoặc đơn. C/ Dấu gạch ngang. D/ Dấu chấm than. Câu6:Trong tiếng Việt, thành ngữ nào có cùng nghĩa với hình ảnh thanh gươm Đa- mô-clét trong văn bản “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình”?(TH) A/ Trứng chọi với đá. B/ Đầu voi đuôi chuột. C/ Ngàn cân treo sợi tóc. D/ Châu chấu đá xe. Câu7: Từ “ người dưng” có nghĩa là gì?( TH) A/ Người có quan hệ họ hàng, thân thích với mình. B/ Người hoàn toàn xa lạ, không thân thích với mình. C/ Người cùng học tập và lao động với mình. D/ Người có quan hệ hàng xóm, láng giềng với mình. Câu8: Dòng nào có chứa từ ngữ không phải là từ ngữ xưng hô trong hội thoại?(TH) A/ Ông, bà, bố, dì, dượng. B/ Chúng tôi, chúng ta, chúng nó. C/ Con, em, ngài, trẫm. D/ Anh, chị, con người, chúng sinh.
  2. II. Đọc- hiểu văn bản (3,0đ) " Bà như chiếc bóng giở về. Ít khi tôi thấy bà nói chuyện nói trò với ai ngoài các cháu ra. Ít khi tôi thấy bà đôi co với ai. Dân làng bảo bà hiền như đất. Nói cho đúng, bà hiền như chiếc bóng. Nếu ai lành chanh lành chói, bà rủ rỉ khuyên. Bà nói nhiều bằng ca dao, tục ngữ. Những chị mồm năm miệng mười, sau khi bà khuyên chỉ còn mồm một, mồm hai. Người ta bảo:“Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà”. Bà như thế thì chúng tôi hư làm sao được." (Trích "Bà nội" - Duy Khán) 1, Xác định ngôi kể trong đoạn văn trên?(NB- 0,5đ) 2. Tìm những câu văn có chứa yếu tố nghị luận và nêu tác dụng ?(NB+TH-1,0đ) 3. Nêu những cách ứng xử của bà đối với những ngường xung quanh ? Qua đó em thấy hình ảnh người bà hiện lên như thế nào?(TH-1,0đ) 4.Đoạn văn đã khơi dậy trong sâu thẳm mỗi chúng ta những tình cảm tốt đẹp nào?(VDT- 0,5đ) III.Tập làm văn (5,0đ) Câu1(1,5đ): Có ý kiến cho rằng:“Người ta có nhiều nơi để đến nhưng chỉ có một chốn để quay về đó là gia đình”. Em hãy trình bày suy nghĩ của em về vai trò của gia đình đối với mỗi con người ? (VDT) Câu2(3,5đ): Tưởng tượng được gặp gỡ và trò chuyện với người lính lái xe trong bài thơ "Tiểu đội xe không kính" (Phạm Tiến Duật). Hãy viết bài văn kể về cuộc gặp gỡ đó.(VDC) Hết Họ tên học sinh: Chữ kí GT1: Chữ kí GT2: