Đề kiểm tra học kỳ I môn Sinh học Lớp 8 - Năm học 2017-2018 (Có đáp án)

docx 3 trang thungat 5910
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I môn Sinh học Lớp 8 - Năm học 2017-2018 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_sinh_hoc_lop_8_nam_hoc_2017_2018_co.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ I môn Sinh học Lớp 8 - Năm học 2017-2018 (Có đáp án)

  1. UBND HUYỆN BÌNH XUYÊN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I - NĂM HỌC 2017-2018 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO MÔN: SINH HỌC 8 Thời gian:45 phút (Không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC I.Trắc nghiệm (3 điểm) Câu 1. Thành phần chủ yếu của một cung phản xạ gồm: A. Cơ quan thụ cảm, nơ ron hướng tâm, nơ ron trung gian, cơ quan phản ứng. B. Nơ ron hướng tâm, nơ ron ly tâm, cơ quan phản ứng. C. Cơ quan thụ cảm, nơ ron hướng tâm, nơ ron trung gian, cơ quan phản ứng, nơ ron ly tâm. D. Cung phản xạ, vòng phản xạ. Câu 2. Chức năng của bạch cầu là: A. Tham gia quá trình đông máu. C. Tạo kháng thể. B. Vận chuyển các chất dinh dưỡng. D. Bảo vệ cơ thể. Câu 3. Tế bào động vật không có: A. Thành tế bào. B. Ti thể. C. Trung thể. D. Lưới nội chất. Câu 4: Thực chất của quá trình trao đổi chất là gì? A.Tế bào nhận 02 và chất dinh dưỡng từ máu. B. Tổng hợp các chất hữu cơ và tích lũy năng lượng ở tế bào. C .Phân giải chất hữu cơ và giải phóng năng lượng, thải các chất không cần thiết. D. Cả A, B, C. Câu 5: Quá trình hô hấp gồm những giai đoạn nào? A. Trao đổi khi ở phổi. B. Trao đổi khí ở tế bào. C. Trao đổi khí ở phổi, trao đổi khí ở tế bào. D. Hít vào và thở ra. Câu 6: Hồng cầu có đặc điểm: A. Màu hồng, hình đĩa lõm hai mặt, không nhân. B. Trong suốt có nhân. C. Là các mảnh chất tế bào của tế bào sinh tiểu cầu. D. Là phần lỏng màu vàng nhạt II. TỰ LUẬN (7 điểm) Câu 1. Thành phần hóa học và tính chất của xương? Khi gặp người bị gãy xương em phải làm gì? Câu 2. Tiêu hóa ở ruột non diễn ra như thế nào? Tại sao thức ăn từ dạ dày xuống ruột non từng đợt ? Hãy trình bày cơ chế đó? Câu 3. Hệ tuần hoàn máu gồm những thành phần nào? Nêu cấu tạo của các thành phần trong hệ mạch? Vì sao lại có sự khác nhau đó? Hết (Học sinh không sử dụng tài liệu, cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
  2. UBND HUYỆN BÌNH XUYÊN ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Năm học 2017 – 2018 Môn: Sinh học 8 A. Trắc nghiệm (3 điểm- 1 câu đúng 0.5 điểm) Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 C D A D C A B. Tự luận(7 điểm) Câu Đáp án- Yêu cầu Điểm 1 Thành phần hóa học và tính chất của xương: - Thành phần hóa học: 0.5 + Chất vô cơ ( muối khoáng) (2, +Chất hữu cơ ( cốt giao) 0) -Tính chất của xương: Sự kết hợp của hai thành phần hóa học đã làm cho 0.5 xương bền chắc và mềm dẻo. +Nhờ có chất vô cơ làm cho xương bền chắc. 0,5 +Nhờ có chất hữu cơ làm cho xương mềm dẻo Khi gặp người bị gãy xương cần + Tiến hành dùng nẹp và gạc tạm thời sơ cứu nạn nhân sau đó để nạn nhân 0,5 nằm thẳng chở ngay đến cơ sở y tế gần nhất. 2 + Biến đổi lí học gồm (3, -Sự tiết dịch,sự co đẩy của các lớp cơ thành ruột. 0 - Tác dụng: Thức ăn hòa loãng, trộn đều với dịch và phân nhỏ thức ăn 0,5 đ) + Biến đổi hóa học
  3. - Tinh bột chịu tác dụng của enzimĐường đơn 0.5 -Prôtêin chịu tác dụng của enzim axitamin - Lipít chịu tác dụng của dịch mật và enzimAxit béo và Glicerin 0.5 -Axit nucleic chịu tác dụng của enzimCác thành phần cấu tạo của nucleotit * Thức ăn chỉ chuyển xuống ruột non thành từng vì: 0,5 - Thức ăn đã được nghiền nhỏ và nhào trộn kỹ, thấm đều dịch vị ở dạ dày sẽ được chuyển xuống ruột non một cách từ từ, theo từng đợt nhờ sự co bóp của cơ thành dạ dày phối hợp với sự đóng mở của cơ vòng môn vị. - Cơ vòng môn vị luôn đóng, chỉ mở cho thức ăn từ dạ dày chuyển xuống ruột khi thức ăn đã được nghiền và nhào trộn kĩ 0,5 - Axit có trong thức ăn vừa chuyển xuống tác động vào niêm mạc tá tràng gây nên phản xạ đóng môn vị, đồng thời cũng gây phản xạ tiết dịch tụy và dịch mật -Dịch tụy và dịch mật có tính kiềm sẽ trung hòa axit của thức ăn từ dạ dày xuống làm ngừng phản xạ đóng môn vị, môn vị lại mở và thức ăn từ dạ dày lại xuống tá tràng -Cứ như vậy thức ăn từ dạ dày chuyển xuống ruột từng đợt với một lượng 0,5 nhỏ, tạo thuận lợi cho thức ăn có đủ thời gian tiêu hóa hết ở ruột non và hấp thụ được hết các chất dinh dưỡng. 3 (2, * Hệ tuần hoàn máu gồm các bộ phận chủ yếu: Tim, Hệ mạch (động mạch, 0.5 0 tĩnh mạch, mao mạch) và hệ bạch huyết đ) * Hệ mạch gồm có động mạch, tĩnh mạch và mao mạch: 0.5 - Động mạch và tĩnh mạch đều được cấu tạo bởi 3 lớp chính: Biểu bì, cơ trơn và mô liên kết tuy nhiên động mạch dày hơn tĩnh mạch vì động mạch dẫn máu từ tim đến cơ quan phải chịu áp lực lớn còn tĩnh mạch dẫn máu từ cơ 0.5 quan về tim nên áp lực tác dụng lên thành mạch nhỏ hơn. - Mao mạch chỉ gồm có một lớp biểu bì dẹt để các chất dinh dưỡng và oxi ở 0.5 trong máu thấm qua đến tế bào và ngược lại chất bài tiết từ tế bào thấm qua nước mô rồi vào máu một cách dễ dàng