Đề cương ôn tập môn Sinh học Lớp 8

doc 4 trang thungat 6080
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập môn Sinh học Lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_mon_sinh_hoc_lop_8.doc

Nội dung text: Đề cương ôn tập môn Sinh học Lớp 8

  1. ÔN TÂP KHTN SINH 8 Câu 1: Nhận xét nào sau đây đúng? A. Trao đổi khí ở tế bào gồm sự khuếch tán của CO2 từ máu vào tế bào và củaO 2 từ tế bào vào máu. B. Cồn để trong lọ không kín bị bay hơi là hiện tượng hóa học. C. Càng lên cao áp suất khí quyển càng tăng. D. Nếu hai chất khí khác nhau mà có thể tích bằng nhau (đo cùng nhiệt độ và áp suất) thì chúng có cùng số phân tử. Câu 2: Nhận xét nào sau đây không đúng? A. Dơi là động vật thuộc lớp thú. B. Khí oxi là chất khí không màu, ít tan trong nước, nặng hơn không khí. C. Các máy cơ đơn giản cho ta lợi cả về lực và đường đi. D. Khi càng lên cao thì tỉ lệ thể tích khí oxi trong không khí càng giảm. Câu 3: Câu nào sau đây không đúng? A. Thành tâm thất dày hơn thành tâm nhĩ. B. Thành tâm thất trái dày hơn thành tâm thất phải. C. Thành tim dày sẽ tạo áp lực để đẩy máu vào động mạch. D. Nhờ có van tim nên máu di chuyển một chiều từ động mạch tâm thất tâm nhĩ. Câu 4: Việc tắm nắng giúp xương chắc khỏe là do: A. Trong ánh nắng mặt trời có vitamin D cung cấp cho cơ thể. B. Ánh nắng mặt trời cung cấp canxi cho xương. C. Dưới tác dụng của ánh nắng mặt trời tiền vitamin D được chuyển hóa thành vitamin D giúp cơ thể hấp thụ được canxi cung cấp cho xương. D. Trong ánh nắng mặt trời có tia tử ngoại giúp xương phát triển tốt. Câu 5: Khi thức ăn từ miệng xuống dạ dày sau khoảng 20 30 phút, enzim Amilaza trong thức ăn không hoạt động được ở dạ dày nữa vì A. môi trường ở dạ dày có độ pH khoảng 6 7. B. enzim Amilaza chỉ hoạt động ở khoang miệng. C. môi trường ở dạ dày là môi trường axit có độ pH khoảng 2 3. D. ở dạ dày đã có enzim Pepsin tiêu hóa thức ăn nên không cần enzim Amilaza nữa. Câu 6: Khi trời lạnh, cơ thể điều hòa thân nhiệt bằng cách A. giảm sinh nhiệt, giảm thoát nhiệt. B. giảm thoát nhiệt, tăng sinh nhiệt. C. giảm sinh nhiệt, tăng thoát nhiệt. D. tăng sinh nhiệt, tăng thoát nhiệt. Câu7: Máu chảy được ngược chiều trọng lực từ chân trở về tim là do sự hỗ trợ chủ yếu của các yếu tố nào? (1) Sức hút của tâm thất khi dãn ra. (2) Sức hút của tâm nhĩ khi dãn ra. (3) Hệ thống van một chiều. (4) Sức hút của lồng ngực khi ta hít vào. (5) Sức đẩy tạo ra do sự co bóp của cơ quanh thành mạch. (6) Sức đẩy của tim. Đáp án đúng là: A. 1, 3, 4, 5. B. 3, 4, 5, 6. C. 1, 3, 4, 6. D. 2, 3, 4, 5.
  2. Câu 8: Tại sao khí O2 từ phế nang có thể vào mao mạch máu, khí CO 2 từ mao mạch máu vào phế nang? A. Vì cơ liên sườn, cơ hoành dãn ra. B. Vì thể tích của phổi tăng dẫn đến áp suất không khí trong phổi giảm. C. Vì có sự chênh lệch nồng độ các khí O2 và CO2 giữa phế nang và mao mạch máu, khí đi từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp. D. Vì thể tích của phổi giảm dẫn tới áp suất không khí trong phổi tăng. Câu 9: Tác dụng tự nhiên của vân tay là A. để nhận dạng. B. để dễ thoát mồ hôi. C. để tăng ma sát khi cầm nắm. D. để bảo vệ ngón tay. Câu 10: Ở nữ giới, trung bình có 70 ml máu/1kg cơ thể. Một bạn nữ sinh lớp 8 nặng 45kg thì lượng máu trong cơ thể là A. 3,15 lít. B. 0,315 lít. C. 3015 ml. D. 3,15 ml. Câu 11: Khi một cơ quan cần được nhiều máu hơn, hệ mạch sẽ biến đổi như thế nào? A. Động mạch nhỏ đến cơ quan đó dãn ra. Mao mạch ở cơ quan đó dãn ra. Máu từ động mạch nhỏ được điều đến cơ quan làm việc. B. Động mạch nhỏ đến cơ quan đó co lại. Mao mạch ở cơ quan đó dãn ra. Máu từ động mạch nhỏ được điều đến cơ quan làm việc. C. Động mạch nhỏ đến cơ quan đó co lại. Mao mạch ở cơ quan đó co lại. Máu từ động mạch nhỏ được điều đến cơ quan làm việc. D. Động mạch nhỏ đến cơ quan đó dãn ra. Mao mạch ở cơ quan đó co lại. Máu từ động mạch nhỏ được điều đến cơ quan làm việc. Câu 12: Gluxit là chất hữu cơ có trong thành phần tế bào. Phân tử gluxit gồm ba nguyên tố C, H, O trong đó tỉ lệ số nguyên tử H và O luôn là A. 1 : 2 B. 2 : 1 C. 1 : 1 D. 3 : 2 Câu 13: Quan sát một đĩa tiết đông, thấy trên mặt có màu đỏ thẫm là do: A. Hêmôglôbin của hồng cầu kết hợp với khí CO có trong không khí. B. Hêmôglôbin của hồng cầu kết hợp với khí O2 có trong không khí. C. Hêmôglôbin của hồng cầu kết hợp với khí CO2 có trong không khí. D. Hêmôglôbin của hồng cầu kết hợp với khí N2 có trong không khí. Câu 14: Thứ tự đúng về đường đi của máu trong vòng tuần hoàn lớn là: A. Tâm thất trái > động mạch phổi > mao mạch > tĩnh mạch phổi > tâm nhĩ phải. B. Tâm thất phải > động mạch phổi > mao mạch > tĩnh mạch phổi > tâm nhĩ trái. C. Tâm thất phải > động mạch chủ > mao mạch > tĩnh mạch chủ > tâm nhĩ trái. D. Tâm thất trái > động mạch chủ > mao mạch > tĩnh mạch chủ > tâm nhĩ phải. Câu 15: Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về hoạt động của hệ tiêu hóa? A. Enzim pepsin hoạt động tốt nhất ở pH = 2-3. B. Ruột non là bộ phận quan trọng nhất của ống tiêu hóa ở người. C. Ở ruột non hầu như chỉ xảy ra quá trình biến đổi hóa học thức ăn. D. Ở dạ dày enzim pepsin tiêu hóa các prôtêin thành các axit amin tự do và tiếp tục được vận chuyển xuống ruột non. Câu 16: Lái xe sau khi uống rượu thường gây tai nạn nghiêm trọng. Cảnh sát giao thông có thể phát hiện sự vi phạm này bằng một dụng cụ phân tích hơi thở. Theo em thì dụng cụ phân tích hơi thở được đo là do
  3. A. rượu làm hơi thở nóng nên máy đo được. B. rượu làm hơi thở gây biến đổi hoá học nên máy ghi nhận được. C. rượu làm hơi thở khô hơn nên máy ghi độ ẩm thay đổi. D. rượu gây tiết nhiều nước bọt nên máy biết được. Câu 17: Vitamin D có vai trò gì? A. Cần cho sự phát dục bình thường. B. Nếu thiếu sẽ gây bệnh thiếu máu. C. Chống lão hóa, chống ung thư. D. Cần cho sự trao đổi canxi và photpho. Câu 18: Vì sao khi nhai cơm lâu trong miệng, ta thấy cảm giác ngọt? A. Vì enzim amylaza trong nước bọt đã biến đổi hầu hết tinh bột chín thành đường mantozo. B. Vì enzim amylaza trong nước bọt đã biến đổi một phần tinh bột chín thành đường mantozo. C. Vì enzim amylaza trong nước bọt đã biến đổi một phần tinh bột chín thành đường glucozo. D. Vì enzim amylaza trong nước bọt đã biến đổi hầu hết tinh bột chín thành đường glucozo. Câu 19: Ở người, quá trình tiêu hóa trong ruột non đã biến đổi prôtêin thức ăn thành A. vitamin. B. axit amin. C. đường đơn. D. axit béo và glixerin. Câu 20: Điều nào dưới đây là đúng khi nói về người có nhóm máu AB? A. Có 2 loại kháng thể trong huyết tương là α và β. B. Có 1 loại kháng nguyên A trên hồng cầu và kháng thể α trong huyết tương. C. Có 2 loại kháng nguyên trên hồng cầu là A và B. D. Có 1 loại kháng nguyên B trên hồng cầu và kháng thể β trong huyết tương. Câu 21: Ở người, khi hít vào trong cử động hô hấp, hoạt động của các cơ hô hấp như thế nào? A. Cơ hoành co, cơ liên sườn ngoài co. B. Cơ hoành dãn, cơ liên sườn ngoài dãn. C. Cơ hoành co, cơ liên sườn ngoài dãn. D. Cơ hoành dãn, cơ liên sườn ngoài co. Câu 22: Các chất nào trong thức ăn không bị biến đổi về mặt hóa học trong quá trình tiêu hóa? A. Vitamin, lipit. B. Vitamin, muối khoáng. C. Nước, gluxit. D. Muối khoáng, protein. Câu 23: CO là một khí độc, có thể gây chết người vì: A. Gây viêm, sưng lớp niêm mạc, cản trở trao đổi khí. B. Làm tê liệt lớp lông rung phế quản, giảm hiệu quả lọc sạch không khí. C. Làm cho các bệnh hô hấp thêm trầm trọng. D. Chiếm chỗ của Oxi trong hồng cầu, làm giảm hiệu quả hô hấp. Câu 24: Protein là một trong những đại phân tử hữu cơ quan trọng của tế bào. Protein có thể được cấu tạo từ các nguyên tố nào sau đây? A. C, H, O, N. B. C, H, O, N, P. C. C, H, O. D. C, H, O, N, S, P. Câu 25: Hoạt động nào dưới đây được coi là kết quả của sự trao đổi chất ở cấp độ cơ thể? A. Cơ thể lấy vào từ môi trường khí CO2. B. Cơ thể lấy vào từ môi trường khí O2. C. Cơ thể thải ra môi trường khí CO2. D. Cơ thể thải ra môi trường khí O2. Câu 26: Anh Nam có nhóm máu A bị tai nạn giao thông mất nhiều máu cần được truyền máu. Người có nhóm máu nào dưới đây có thể cho máu anh Nam: A. AB và O B. B và O C. A và O D. A và B Câu 27: Chất không được hấp thụ và vận chuyển theo đường máu là: A. Axit amin. B. Vitamin tan trong dầu.
  4. C. Đường đơn. D. Vitamin tan trong nước. Câu 28: Nguyên nhân của hiện tượng mỏi cơ là gì? A. Cung cấp nhiều Oxi B. Cung cấp thiếu Oxi C.Thải nhiều khí CO2 D. Thải ít khí CO2 Câu 29: Chất trong thức ăn bị biến đổi hoá học trong quá trình tiêu hoá là: A. Gluxit B. Nước C. Vitamin D. Muối khoáng Câu 30: Vi rút HIV khi xâm nhập vào cơ thể người gây suy giảm hệ miễn dịch là do: A. Vi rút HIV đã tấn công các tế bào bạch cầu. B. Vi rút HIV đã tấn công các tế bào hồng cầu. C. Vi rút HIV đã tấn công các tế bào tiểu cầu. D. Vi rút HIV đã tấn công các kháng thể trong huyết tương. Câu 31: Những chất hữu cơ chính có trong tế bào là: A. Prôtêin, lipit, gluxit, axit nuclêic. B. Prôtêin, lipit, ribôxôm, axit nuclêic. C. Lipit, gluxit, axit nuclêic, mêzôxôm. D. Xenlulô, lipit, prôtêin, axit nuclêic Câu 32: Khi ngâm xương đùi ếch trong cốc đựng dung dịch axit clohiđríc 10%, sau khoảng 15 phút lấy ra thấy xương: A. Cứng, chắc B. Giòn, dễ gãy C. Mềm, dẻo D. Nát vụn Câu 33: Cầu thủ đá một quả bóng nặng 0,8 kg đi xa 12m. Công cơ tạo ra là: A. 9,6 N B. 9,6 J C. 96 N D. 96 J Câu 34: Nắp thanh quản có chức năng: A. Để phát ra âm thanh B. Để ngăn cản sự xâm nhập của vi khuẩn vào họng C. Để thức ăn không vào đường hô hấp D. Để không khí không vào đường hô hấp