Đề kiểm tra học kỳ I môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2017-2018 (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2017-2018 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_sinh_hoc_lop_9_nam_hoc_2017_2018_co.doc
Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ I môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2017-2018 (Có đáp án)
- UBND HUYỆN BÌNH XUYÊN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2017 - 2018 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO MÔN: SINH HỌC LỚP 9 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 45 phút ( không kể thời gian giao đề) I. PHẦN TRẮC NGHIỆM * Chọn ý trả lời đỳng nhất ( 3 điểm) Câu1: Trong phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menđen, điểm độc đáo nhất là gì? A. Cặp tính trạng đem lai phải tương phản. B. Theo dõi sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng qua các thế hệ lai. C. Theo dõi sự di truyền của tất cả các tính trạng D. Dùng toán thống kê để phân tích các số liệu thu qua các thế hệ lai. được trong thí nghiệm. Câu 2: Phát biểu nào sau đây là đúng về qui luật phân li? A. Trong quá trình phát sinh giao tử, có hiện tượng giao tử thuần khiết, có sự phân li tính trạng. B. Trong cơ thể lai F2 thể hiện cả tính trạng trội và tính trạng lặn theo tỉ lệ trung bình 3 trội 1 lặn. C. Trong cơ thể lai F1, nhân tố di truyền lặn không bị trộn lẫn với nhân tố di truyền trội. D. Trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng của P. Câu 3: NST có hình dạng kích thước đặc trưng tại A. Kì đầu của nguyên phân B. Kì giữa của phân bào C. Kì sau của phân bào D. Kì cuối giảm phân Câu 4: Câu đúng về NST là A. NST chỉ có chức năng mang gen qui định các tính trạng di truyền. B. Sự tự nhân đôi của từng NST cùng với sự phân li trong quá trình phát sinh giao tử và tổ hợp trong thụ tinh của các cặp NST tương đồng là cơ chế di truyền các tính trạng. C. NST là thành phần chủ yếu để hình thành tế bào. D. NST không có khả năng tự nhân đôi Câu 5: Sự biến đổi số lượng NST ở một hoặc một số cặp NST là dạng đột biến? A. Dị bội. B. Đa bội. C. Thể khuyết nhiễm. D. Thể ba nhiễm. Câu 6: Khái niệm nào sau đây về đột biến gen là đúng? A. Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc B. Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan đến một hoặc một số cặp của prôtêin. nuclêôtit. C. Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc D. Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc mARN. NST. Câu 7. (1 điểm) Chọn câu đúng, sai trong các câu sau: Câu Đúng Sai 1. Prôtêin được tạo nên bởi 20 loại axit amin khác nhau. 2. Với hơn 20 loại axit amin khác nhau có thể tạo nên vô số loại prôtêin khác nhau 3. Mỗi phân tử prôtêin không khác nhau về số lượng, thành phần và trình tự các axit amin cũng như cấu trúc không gian của nó. 4. Prôtêin được xem là thành phần quan trọng nhất của sự sống. II. PHẦN TỰ LUẬN. Câu 1.( 2 điểm) Mức phản ứng là gì? Ví dụ? Mức phản ứng có di truyền được không? Giải thích? Câu 2. ( 2 điểm) Đột biến gen là gì? Ví dụ? Tại sao đột biến gen biểu hiện ra kiểu hình thường có hại cho bản thân sinh vật? Câu 3. ( 2 điểm) Người con trai và người con gái bình thường, sinh ra từ hai gia đình đã có người mắc trứng câm điếc bẩm sinh. Dựa vào những hiểu biết về di truyền học người em hãy thông tin cho đôi trai, gái này biết. a. Đây là loại bệnh gì? Bệnh do gen trội hay gen lặn qui định ? Giải thích? b. Nếu họ lấy nhau, sinh con đầu lòng bị câm điếc bẩm sinh thì họ có nên tiếp tục sinh con nữa hay không? Giải thích?
- UBND HUYỆN BÌNH XUYÊN HƯỚNG DẪN CHẤM PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2017 - 2018 MÔN: SINH HỌC, LỚP 9 I.PHẦN TRẮC NGHIỆM. Câu 1 (3.0 điểm): mỗi ý đúng 0,5 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án B D B B A A Câu 2 ( 1,0 điểm) mỗi ý đúng 0,25 điểm. Câu Đúng Sai 1. Prôtêin được tạo nên bởi 20 loại axit amin khác nhau. x 2. Với hơn 20 loại axit amin khác nhau có thể tạo nên vô số loại prôtêin khác nhau. x 3. Mỗi phân tử prôtêin không khác nhau về số lượng, thành phần và trình tự các axit x amin cũng như cấu trúc không gian của nó. 4. Prôtêin được xem là thành phần quan trọng nhất của sự sống. x II. PHẦN TỰ LUẬN. Câu Nội dung Điểm 1. - Mức phản ứng là giới hạn thường biến của một kiểu gen (hoặc chỉ một nhóm gen) 0,5 (2 điểm) trước môi trường khác nhau. Ví dụ: Giống lúa DR2 có thể đạt năng suất tối đa 8 tấn/ha/vụ trong điều kiện gieo 0,5 trống tốt nhất, còn trong điều kiện bình thường chỉ đạt năng suất trung bình 4,5 đến 5 tấn /ha/vụ. - Mức phản ứng có khả năng di truyền. 0,5 - Giải thích: Vì mức phản ứng do kiểu gen qui định. 0,5 (Hs lấy ví dụ khác đúng vẫn cho điểm) 2 a. ( 2 điểm) - Đây là loại bệnh di truyền. 0,5 - Bệnh do gen lặn qui định vì bố mẹ bình thường sinh con ra mắc bệnh. 0,5 b. - Nếu họ lấy nhau sinh con đầu lòng bị câm điếc bẩm sinh thì không nên sinh đứa 0,5 thứ 2 - Vì cả bố và mẹ đều mang gen lặn gây bệnh 0,5 (Hs giải thích cách khác đúng vẫn cho điểm) 3 - Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan đến một hoặc một 0,5 ( 2 điểm) số cặp nuclêôtit. - Ví dụ: Đột biến gen làm mất khả năng tổng hợp chất diệp lục ở cây mạ (cây mạ có 0,5 mầu trắng ) - Đột biến gen biểu hiện ra kiểu hình thường có hại cho bản thân sinh vật vì chúng phá vỡ sự thống nhất hài hòa trong kiểu gen đã qua chọn lọc tự nhiên và duy trì lâu đời trong điều kiện tự nhiên, gây ra những rối loạn trong quá trình tổng hợp prôtêin. 1,0 TỔNG 10 đ