Đề kiểm tra học kỳ I môn Vật lý Lớp 7 - Năm học 2019-2020 - Phòng GD&ĐT Triệu Phong (Có đáp án)

doc 2 trang thungat 1930
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I môn Vật lý Lớp 7 - Năm học 2019-2020 - Phòng GD&ĐT Triệu Phong (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_vat_ly_lop_7_nam_hoc_2019_2020_phon.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ I môn Vật lý Lớp 7 - Năm học 2019-2020 - Phòng GD&ĐT Triệu Phong (Có đáp án)

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I TRIỆU PHONG Năm học: 2019-2020 Môn: Vật lí 7 Thời gian làm bài: 45 phút ( không kể thời gian giao đề ) ĐỀ CHÍNH THỨC Câu 1 (2 điểm) a. Âm truyền được qua những môi trường nào? So sánh vận tốc truyền âm trong những môi trường đó. b. Quan sát một người đang gảy đàn ghi ta, hãy cho biết chi tiết nào của đàn đã phát ra âm thanh? Câu 2 (2,5 điểm) a. Âm phản xạ là gì? Những vật thế nào thì phản xạ âm tốt? Nêu 2 ví dụ vật phản xạ âm tốt. b. Một người đứng bên trong một phòng rộng lớn hét to một tiếng, sau 0,1 giây người đo lại nghe được tiếng vang của mình. Em hãy tính khoảng cách từ người đó đến bức tường trong thời gian nghe được tiếng vang. Biết rằng vận tốc truyền âm trong không khí là 340m/s. Câu 3 (2,5 điểm) a. Tần số là gì? Nêu đơn vị đo tần số? Âm phát ra càng cao khi nào? b. Vật A trong 20 giây dao động được 400 lần. Vật B trong 30 giây dao động được 300 lần. Tính tần số dao động của hai vật Câu 4 (1 điểm) Nói to trong phòng lớn thì nghe được tiếng vang, nhưng nói to như vậy trong phòng rất nhỏ thì không nghe được tiếng vang. Hãy giải thích tại sao? Câu 5 (2 điểm) a. Hãy nêu tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng? b. Vận dụng tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng để vẽ ảnh của một mũi tên đặt trước gương phẳng như hình vẽ: Hết (Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
  2. PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TRIỆU PHONG HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC KỲ II NĂM HỌC 2019 – 2020 MÔN: VẬT LÝ LỚP 7 Câu 1: (2 điểm) a. Âm truyền được qua 3 môi trường chất rắn, chất lỏng, chất khí. (1đ) Vận tốc truyền âm trong chất rắn lớn nhất, vận tốc truyền âm trong chất khí là nhỏ nhất. (0,5đ) b. Dây đàn dao đông phát ra âm. (0,5đ) Câu 2: (2,5 điểm) a. Âm dội lại khi gặp một mặt chắn là âm phản xạ. (0,5đ) Những vật cứng có bề mặt nhẵn thì phản xạ âm tốt (hấp thụ âm kém). (0,5đ) VD: Mặt gương, tường gạch, (0,5đ) b. Quãng đường âm truyền đi và về là: S = v.t = 340. 0,1 = 34 (m) (0,5đ) Khoảng cách từ người đứng đến bức tường là: S' = 34 : 2 = 17 (m) (0,5đ) Câu 3: (2,5 điểm) a. Tần số là số dao động trong 1 giây. (0,5đ) Đơn vị của tần số là Hec. (Hz) (0,5đ) Âm phát ra càng cao khi tần số dao động càng lớn. (0,5đ) b. Tần số dao động của vật A: 400/20 = 20Hz (0,5đ) Tần số dao động của vật B: 300/30 = 10Hz (0,5đ) Câu 4: (1 điểm) - Khi nói to trong phòng nhỏ thì âm phản xạ truyền đến tai ta gần như cùng một lúc với âm trực tiếp nên ta không nghe thấy tiếng vang. (0,5đ) - Khi nói to trong phòng lớn thì âm phản xạ truyền đến tai ta sau âm trực tiếp một khoảng thời gian ít nhất là 1/15 giây nên ta nghe thấy tiếng vang. (0,5đ) Câu 5: (2 điểm) a. Ảnh ảo tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màng chắn và lớn bằng vật. Khoảng cách từ một điểm của vật đến gương bằng khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương. (1đ) b. Vẽ ảnh đúng (1đ) Ghi chú: - Học sinh có thể giải bằng cách khác, nêu đúng kết quả và hợp lý vẫn chấm điểm tối đa. - HS ghi đúng công thức đạt một nửa số điểm cho từng ý.