Đề kiểm tra môn Vật lý Lớp 7 - Học kỳ I - Năm học 2017-2018 (Có đáp án)

docx 3 trang thungat 2620
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Vật lý Lớp 7 - Học kỳ I - Năm học 2017-2018 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_mon_vat_ly_lop_7_hoc_ky_i_nam_hoc_2017_2018_co_d.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra môn Vật lý Lớp 7 - Học kỳ I - Năm học 2017-2018 (Có đáp án)

  1. UBND HUYỆN BÌNH XUYÊN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2017 - 2018 MÔN: VẬT LÝ - LỚP 7 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề) I. TRẮC NGHIỆM: Ghi ra bài làm chỉ một chữ cái A, B, C hoặc D ở đầu phương án trả lời đúng nhất trong mỗi câu hỏi sau: Câu 1. Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền theo đường nào? A. Theo đường thẳng B. Theo nhiều đường khác nhau C. Theo đường gấp khúc D. Theo đường cong Câu 2. Chiếu một tia sáng chiếu vuông góc tới mặt phản xạ của một gương phẳng. Góc phản xạ có giá trị nào sau đây? A. i’ = 900 B. i’ = 450 C. i’ = 1800 D. i’ = 00 Câu 3. Một vật AB đặt trước gương phẳng và cách gương một khoảng 15cm. Di chuyển vật AB ra xa gương một đoạn 5cm. Ảnh A'B' của AB sẽ cách AB một khoảng? A. 40cm B. 30cm C. 20cm D. 10cm Câu 4. Khi nghe thấy tiếng trống, bộ phận nào của trống dưới đây dao động và phát ra âm là chính? A. Dùi trống B. Mặt trống C. Tang trống D. Viền trống Câu 5. Âm không thể truyền qua môi trường nào? A. Môi trường chất rắn. B. Môi trường chất lỏng. C. Môi trường chất khí. D. Môi trường chân không. Câu 6. Âm thanh phát ra từ cái trống khi ta gõ vào nó sẽ to hay nhỏ, phụ thuộc vào? A. Độ căng của mặt trống B. Kích thước của dùi trống C. Kích thước của mặt trống. D. Biên độ dao độ dao động của mặt trống Câu 7. Ta nghe được âm to và rõ hơn khi: A. Âm phản xạ truyền đến tai cách biệt với âm phát ra. B. Âm phản xạ truyền đến tai cùng một lúc với âm phát ra. C. Âm phát ra không đến tai, âm phản xạ truyền đến tai. D. Âm phát ra đến tai, âm phản xạ không truyền đến tai. Câu 8. Âm phát ra càng thấp khi: A.Tần số dao động càng nhỏ. B. Vận tốc truyền âm càng nhỏ. C. Biên độ dao động càng nhỏ. D. Quãng đường truyền âm càng nhỏ. II. TỰ LUẬN: Câu 9. a) Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng? b) Giải thích vì sao trên ôtô, xe máy người ta thường lắp một gương cầu lồi ở phía trước người lái xe để quan sát ở phía sau mà không lắp gương phẳng? Câu 10. Trong 5 giây một vật thực hiện được 30 dao động. a) Tính tần số dao động. Nếu vật đó phát ra 360 dao động thì mất thời gian bao lâu? b) Vật đó có phát ra âm không? Tai người có nghe được âm do vật đó phát ra không? Câu 11. Cho tia tới SI chiếu đến mặt phản xạ của một gương phẳng với S là điểm sáng và I là điểm tới như hình vẽ: a) Vẽ ảnh S’ của điểm sáng S. I b) Vẽ tia phản xạ IR. 0 c) Biết góc tạo bởi tia tới và gương bằng 45 0. Tính góc tạo bởi tia tới SI và tia phản 45 xạ IR? S d) Cho rằng SI= S’I. Chứng tỏ đường truyền của tia sáng S I R là ngắn nhất. HẾT (Học sinh không sử dụng tài liệu, cán bộ coi thi không giải thích gì thêm) Họ và tên thí sinh Số báo danh
  2. UBND HUYỆN BÌNH XUYÊN HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2017 – 2018 MÔN: VẬT LÝ - LỚP 7 I. TRẮC NGHIỆM: (4 điểm) Mỗi câu đúng được 0,5 điểm. Câu hỏi 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án A D A B D D B A II. TỰ LUẬN: (6 điểm) Câu Hướng dẫn chấm Điểm a) Định luật phản xạ ánh sáng: Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và đường pháp tuyến của 0,75đ gương ở điểm tới. 9 Góc phản xạ bằng góc tới. (1,5đ) b) Vì gương cầu lồi có vùng nhìn thấy rộng hơn gương phẳng có cùng kích thước nên người lái xe dễ quan sát được người và phương tiện giao 0,75đ thông ở phía sau. Như vậy giúp người lái xe an toàn hơn khi tham gia giao thông. 30 a) Số dao động trong 1 giây là: = 6 (Hz) 5 0,5đ Vậy tần số dao động là 6Hz Thời gian để vật đó phát ra 360 dao động là: 10 5 0,5đ (1,5đ) t .360 60 (giây) = 1 phút. 30 b) Vì các vật phát ra âm đều dao động vậy vật đó có phát ra âm. 0,25đ Tai ta không nghe được âm do vật đó phát ra vì 6Hz < 20Hz đó là hạ 0,25đ âm nên ta không nghe được. Vẽ đúng hình: a) và b) R i N I ’i 1đ I S S’ 11 Cách dựng: a) Lấy S’ đối xứng với S qua gương phẳng. S’ là ảnh ảo của điểm sáng S cần vẽ. 0,25đ (3đ) b) Nối S’ với I và kéo dài một đoạn trước gương ta được IR là tia phản 0,25đ xạ cần vẽ. Dựng đường pháp tuyến IN của gương tại điểm tới I c) Vì IN vuông góc với gương nên i 900 450 450 0,5đ Theo định luật phản xạ ánh sáng: i = i’ = 450 Ta có: S· IR i i ' 450 450 900 0,5đ d) Vì SI =S’I nên SI + IR = S’I +IR Mà S’I là đường kéo dài của tia phản xạ IR nên S’R là đường thẳng. 0,5đ Vậy nó sẽ ngắn nhất. Do đó đường truyền của tia sáng S I R là ngắn nhất.