Đề kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2017-2018 (Có đáp án và ma trận)

docx 12 trang thungat 3040
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2017-2018 (Có đáp án và ma trận)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ky_ii_mon_ngu_van_lop_8_nam_hoc_2017_2018_co.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2017-2018 (Có đáp án và ma trận)

  1. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II. NĂM HỌC 2017-2018 MÔN NGỮ VĂN LỚP 8 THỜI GIAN: 90 Phút( Không kể thời gian phát đề) I/ XÁC ĐỊNH MỤC ĐÍCH ĐÁNH GIÁ - Đánh giá năng lực tổng hợp của học sinh sau khi học xong chương trình Ngữ văn 8 học kì II. - Nắm vững kiến thức ở các nội dung Đọc – hiểu, Tiếng Việt, Tập làm văn. - Khả năng vận dụng kiến thức Đọc – hiểu, Tiếng Việt, Làm văn vào việc tiếp nhận văn bản và tạo lập văn bản. - Hình thức đánh giá: Tự luận II/ XÁC ĐỊNH CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG CẦN ĐẠT 1. KIẾN THỨC - Nhận biết được tác giả, tác phẩm. - Hiểu được ý nghĩa của chi tiết, hình ảnh có trong tác phẩm. - Xác định được nội dung của văn bản. Vận dụng được những hiểu biết của bản thân về cuộc sống, con người, tình người trong một đoạn văn. - Nhận ra được các kiến thức về từ vựng, ngữ pháp, BBPTT, hoạt động giao tiếp. - Nắm được cách viết một bài văn nghị luận. 2. KĨ NĂNG - Học sinh có kĩ năng Đọc – hiểu văn bản nghệ thuật, văn bản nghị luận biết nhận diện tác giả, tác phẩm và hiểu được nội dung của văn bản. - Vận dụng các kiến thức về từ vựng, ngữ pháp, BBPTT, hoạt động giao tiếp trong quá trình tạo lập văn bản. - Biết viết đoạn văn nghị luận xã hội có kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không sai lỗi chính tả, lỗi dùng từ, ngữ pháp. - Học sinh có kĩ năng làm một bài văn nghị luận: bố cục rõ ràng, mạch lạc, văn viết trong sáng, lưu loát, giàu hình ảnh, không mắc lỗi hành văn. 3.THÁI ĐỘ
  2. - Thể hiện tình yêu đối với quê hương. - Biết nhìn nhận, đánh giá những hiện tượng tốt, xấu trong đời sống. - Sử dụng ngôn từ hợp với hoàn cảnh giao tiếp. III/ LẬP BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG NĂNG LỰC. MA TRẬN TỔNG ĐỀ THI HỌC KÌ II NĂM 2017-2018 MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 8 Nội dung Mức độ cần đạt Tổng số Nhận biết Thông hiểu Vận Vận dụng dụng cao Câu 1 - Nêu chủ - Nhận đề/nội dung xét/ đánh Ngữ liệu: Văn bản - Nhận chính/ vấn giá về tư I. diện: ĐOC- nghệ thuật/ văn bản đề chính mà tưởng/ văn bản đề quan HIỂU nghị luận. Tác giả, tác phẩm cập. điểm/ *Văn bản nghệ thuật tình - Chỉ ra chi - Hiểu được cảm/ thái quan điểm/ -Văn học Việt Nam tiết/ hình độ của tư tưởng của tác giả + Nhớ rừng ảnh/ kết tác giả. thể hiện cấu trong trong + Quê hương - Hiểu được tác phẩm. ý nghĩa/ tác văn bản. + Khi con tu hú dụng của - Nhận việc sử dụng + Tức cảnh Pác Bó xét về thể loại/ một giá phương thức + Đập đá ở Côn Lôn trị nội biểu đạt/ từ dung/ + Ngắm trăng ngữ/ chi tiết/ nghệ hình ảnh/ thuật của biện pháp tu
  3. + Đi đường từ, trong văn bản. văn bản. -Văn học nghị luận - Rút ra bài học + Chiếu dời đô về tư tưởng/ + Hịch tướng sĩ. nhận thức. + Nước Đại Việt ta + Bàn luận về phép học + Thuế máu *Văn bản nước ngoài + Đi bộ ngao du +Ông Guốc-đanh mặc lễ phục. - Tiêu chí lựa chọn ngữ liệu:đoạn trích thơ/ 4 dòng Câu 2: Ngữ liệu: Tiếng việt Liên quan đến các kiến thức: + Câu nghi vấn + Câu cầu khiến + Câu cảm thán + Câu trần thuật -Hiểu được và lí giải + Câu phủ định được một số kiến thức + Hành động nói tiếng Việt + Hội thoại liên quan . + Lựa chọn trật tự từ - Nêu tác
  4. trong câu dụng/ ý nghĩa nghệ + - Trình bày thuật của được khái Tiêu chí lựa chon; các kiểu câu, niệm đoạn trích câu 1/ độ hành động dài 3-5 dòng - Nhận nói. diện các đơn vị kiến thức về từ vựng/ ngữ pháp/các biện pháp tu từ trong ngữ liệu Tổng Số câu 1a 1b.C2 2 Số điểm 1.0 2.0 3.0 Tỉ lệ 10% 20% 30% II. Câu 1: Viết Tập đoạn văn Trình bày suy nghĩ về nghị làm một vấn đề đặt ra luận văn trong xã hội. Câu 2: -Văn thuyết minh + đồ dùng + danh lam thắng Viết cảnh một -Văn nghị luận bài văn + Nghị luận văn học. nghị + Nghị luận xã hội luận
  5. Tổng Số câu 1 1 2 Số điểm 2.0 5.0 7.0 Tỉ lệ 20% 50% 70% Tổng Số câu 1a 1b.C2 1 1 4 cộng Số điểm 1.0 2.0 20 5.0 10.0 Tỉ lệ 10% 20% 20% 50% 100% KHUNG MA TRẬN ĐỀ THI HỌC KÌ II NĂM 2017-2018 MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 8 Nội dung Mức độ cần đạt Tổng số Nhận biết Thông Vận Vận hiểu dụng dụng cao I. Câu 1 Đọc - Ngữ liệu: văn - Nhận diện tác Hiểu hiểu giả, tác phẩm được suy bản nghệ thuật nghĩa , ý + đoạn thơ nghĩa của tác giả. +4 dòng Câu 2: Chỉ ra đặc điểm - Ngữ liệu: ( câu 1) hình thức và + đoạn văn chức Nhận diện các năng của + 1-2 dòng kiểu câu. kiểu câu.
  6. - Tiêu chí lựa chọn + Câu cầu khiến Tổng Số câu 1a 1b. C2 2 Số điểm 1.0 2.0 3.0 Tỉ lệ 10% 20% 30% II. Câu 1: Viết Tập một Trình bày suy nghĩ làm đoạn về tình trạng ô văn văn nhiễm môi trường nghị hiện nay. luận Câu 2: Viết một bài Văn nghị luận: văn Nghị luận về một nghị vấn đề xã hội luận Tổng Số câu 1 1 2 Số điểm 2.0 5.0 7.0 Tỉ lệ 20% 50% 70% Tổng Số câu 1a 1b. C2 1 1 4 cộng Số điểm 1.0 2.0 2.0 5.0 10.0 Tỉ lệ 10% 20% 20% 50% 100% IV/ THIẾT KẾ ĐỀ KIỂM TRA DỰA TRÊN
  7. ĐỀ THI HỌC KÌ II .NĂM HỌC 2017 -2018 MÔN NGỮ VĂN LỚP 8 THỜI GIAN: 90 phút (Không kể thời gian phát đề) I. TỰ LUẬN (3,0 điểm) Câu 1 (2điểm) Đọc kĩ đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi: Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi, Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi, Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá! (Ngữ văn 8- tập 2) a. Đoạn thơ trên trích ở văn bản nào? Cho biết tên tác giả? b. Theo em tác giả đã thể hiện tình cảm gì đối với quê hương? Câu 2 (1điểm) a. Câu văn ”Nay chúng ta đừng làm gì nữa, thử xem lão Miệng có sống được không”. Thuộc kiểu câu gì? b. Nêu đặc điểm, hình thức và chức năng của kiểu câu trên. II. PHẦN TỰ LUẬN (7điểm) Câu 1: ( 2 điểm) Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 10 dòng) trình bày suy nghĩ của em về tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay. Câu 2: ( 5 điểm) Hãy nói ”không” với các tệ nạn. Hãy viết một bài nghị luận để nêu rõ tác hại của một số tệ nạn xã hội mà chúng ta cần phải nhanh chóng bài trừ như: cờ bạc, thuốc lá, tiêm trích ma túy
  8. V/ XÂY DỰNG HƯỚNG DẪN CHẤM HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2017 - 2018 MÔN NGỮ VĂN LỚP 8 (Bản hướng dẫn chấm gồm 03 trang) A. Hướng dẫn chung - Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm. - Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo. - Việc chi tiết hóa điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi ý và được thống nhất trong Tổ bộ môn của trường. - Sau khi cộng điểm toàn bài, làm tròn đến 0,50 (lẻ 0,25 làm tròn thành 0,30; lẻ 0,75 làm tròn thành 0.80 điểm). B.Hướng dẫn chấm: Phần Đáp án và biểu điểm Điểm I.ĐỌC-HIỂU ( 3,0 điểm) 1a -Văn bản: Quê hương 1.0 CÂU - Tác giả: Tế Hanh 1b Đoạn thơ thể hiện tình yêu và nỗi nhớ quê hương chân thành, 1.0 tha thiết của tác giả trong xa cách bật ra thành lời thơ giản dị, tự nhiên như thốt ra từ trái tim. 2 a. Thuộc kiểu câu cầu khiến 0.5 b. Đặc điểm hình thức và chức năng: - Câu cầu khiến là câu có những từ cầu khiến như: hãy, chớ, 0.5 đừng, đi, thôi, nào hay ngữ liệu cầu khiến; dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị khuyên bảo, - Khi viết câu cầu khiến thường kết thúc bằng dấu chấm than,
  9. nhưng khi ý cầu khiến không được nhấn mạnh thì có thể kết thúc bằng dấu chấm. II. LÀM VĂN ( 7,0 điểm) II 1 Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 10 dòng) trình bày suy 2.0 nghĩ của em về tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay. a. Đúng hình thức đoạn văn.(mở đoạn, phát triển đoạn, kết 0.25 đoạn) b. Xác định đúng nội dung trình bày trong đoạn văn: tình trạng 0.25 ô nhiễm môi trường hiện nay. c. Triển khai nội dung đoạn văn hợp lý. Có thể theo các ý sau: 1.0 - Môi trường là gì? - Những biểu hiện của tình trạng ô nhiễm môi trường - Nguyên nhân/ tác hại/ biện pháp khắc phục. d. Chính tả: Đảm bảo những quy tắc về chính tả, dùng từ, đặt 0.25 câu. e Sáng tạo, cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn 0.25 đề nghị luận. 2 Hãy nói ”không” với các tệ nạn. 5.0 Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận: có đầy đủ Mở 0.5 bài, Thân bài, Kết bài. * Mở bài: Giới thiệu vấn đề.* Thân bài:- Tại sao chúng ta phải nói không với tệ nạn xã hội? KB: Rèn luyện thói quen tốt cho mình và tuyên truyền cho mọi người lối sống tích cực, lành mạnh. b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: 0.5
  10. c. Triển khai hợp lí trình tự nội dung bài văn nghị luận: 3.0 Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng về cơ bản, cần đảm bảo những ý cơ bản của các phần mở bài, thân bài, kết bài: + Cờ bạc,thuốc lá, ma túy là thói hư tật xấu, là những tệ nạn xã hội gây ra tác hại ghê gớm với bản thân, gia đình và xã hội về nhiều mặt: tư tưởng, đạo đức, sức khỏe + Tệ nạn xã hội là mối nguy trước mắt và lâu dài của đất nước, của dân tộc. + Đầu tiên do bạn bè rủ hoặc tò mò thử cho biết. + Sau đó không có thì bồn chồn, khó chịu. + Dần tiến tới mắc nghiện, bị cơn nghiện chi phối. + Để thỏa mãn cơn nghiện, người nghiện có thể làm bất cứ việc gì như: trộm cắp, lừa đảo, giết người + Khi đã nhiễm phải tệ nạn thì rất khó bỏ. - Tác hại của các tệ nạn dẫn đến suy thoái đạo đức, nhân cách gây tác hại đối với bản thân, gia đình và xã hội. + Cờ bạc: ảnh hưởng đến nhân cách, hạnh phúc gia đình, an ninh trật tự xã hội. Mất nhiều thời gian, sức khỏe, tiền bạc Hành vi cờ bạc bị pháp luật nghiêm cấm, tùy mức độ có thể bị xử phạt hoặc đi tù. + Thuốc lá: Gây nhiều bệnh nguy hiểm: ung thư phổi, ung thư vòm họng. Không chỉ ảnh hưởng đến bản thân người hút mà còn ảnh hưởng đến những người xung quanh + Ma túy: Là chất kích thích gây nghiện rất nhanh. Khi nghiện vỏ não bị tổn thương rất lớn, sức khỏe giảm sút nhanh chóng, tốn kém rất nhiều tiền của. Người nghiện mất hết danh dự, đạo đức, hạnh phúc gia đình
  11. - Cần tránh xa những tệ nạn xã hội. - Khi đã mắc nên quyết tâm bỏ và làm lại cuộc đời. - Rèn luyện thói quen tốt cho mình và tuyên truyền cho mọi người lối sống tích cực, lành mạnh. d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, chuẩn 0.5 ngữ pháp , ngữ nghĩa của từ e. Sáng tạo trong cách nghị luận. Lời văn mạch lạc, trong 0.5 sáng, giàu hình ảnh. Lưu ý chung 1. Đây là đáp án mở, thang điểm không quy định chi tiết đối với từng ý nhỏ, chỉ nêu mức điểm của các phần nội dung lớn nhất thiết phải có. 2. Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đã nêu ở mỗi câu, đồng thời phải diễn đạt lưu loát, có cảm xúc. 3. Khuyến khích những bài viết có sáng tạo. Chấp nhận bài viết không giống đáp án, có những ý ngoài đáp án, nhưng phải hợp lý. 4. Không cho điểm cao đối với những bài chỉ kể chung chung, sắp xếp ý lộn xộn. 5. Cần trừ điểm đối với những lỗi về hành văn, ngữ pháp và chính tả.