Đề kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 8 - Phòng GD&ĐT quận Tây Hồ
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 8 - Phòng GD&ĐT quận Tây Hồ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_hoc_ky_ii_mon_ngu_van_lop_8_phong_gddt_quan_tay.doc
Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 8 - Phòng GD&ĐT quận Tây Hồ
- PHÒNG GD & ĐT QUẬN TÂY HỒ ĐỀ KIỂM TRA HKII LỚP 8 MÔN: NGỮ VĂN Phần I: (6,0điểm)Cho đoạn văn:"Ngọc không mài, không thành đồ vật, người không học, không biết rõ đạo. Đạo là lẽ đối xử hàng ngày giữa mọi người. Kẻ đi học là học điều ấy. Nước Việt ta, từ khi lập quốc đến giờ, nền chính học đã bị thất truyền. Người ta đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi, không còn biết đến tam cương, ngũ thường. Chúa tầm thường, thần nịnh hót. Nước mất, nhà tan đều do những điều tệ hại ấy. " 1 Đoạn văn trên được rút ra từ văn bản nào? Của tác giả nào? 2. Trong đoạn văn trên, tác giả đã nêu mục đích chân chính của việc học. Mục đích' đó là gì? 3 . Từ việc lý giải mục đích chân chính của việc học qua đoạn văn trên hãy viết một bài văn nghị luận ngắn trình bày suy nghĩ của em về việc học của chính mình hôm nay. Phần II: (4,0 điểm) Câu 1 : (2,0 điểm)Trong bài thơ "Khi con tu hú” của Tố hữu, tiếng tu hú xuất hiện mấy lần? Chép chính xác những câu thơ có tiếng tu hú. Chỉ rõ sự thay đổi tâm trạng của nhà thơ khi nghe tiếng tu hú. Câu 2 : (2,0 điểm)Xác định và phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ trong hai câu thơ: "Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ " (Trích : Quê hương –Tế Hanh) 1
- PHÒNG GD&ĐT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II Môn: Ngữ văn – lớp 8 PHẦN I (4 điểm )Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới: “Biết bao hứng thú khác nhau ta tập hợp được nhờ cách ngao du thú vị ấy, không kể sức khỏe được tăng cường, tính khí trở nên vui vẻ. Tôi thường thấy những kẻ ngồi trong các cỗ xe tốt chạy rất êm nhưng mơ màng, buồn bã, cáu kỉnh hoặc đau khổ; còn những người đi bộ lại luôn vui vẻ, khoan khoái và hài lòng với tất cả. Ta hân hoan biết bao khi về gần đến nhà! Một bữa cơm đạm bạc mà sao có vẻ ngon lành thế!” Câu 1 (2 điểm) - Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Của tác giả nào? - Nêu chủ đề của đoạn văn trên. Câu 2 (1 đ) Câu: Ta hân hoan biết bao khi về gần đến nhà! Xét về mục đích nói thuộc kiểu câu gì? Vì sao? Câu 3 ( 1 điểm):Mục đích của câu Một bữa cơm đạm bạc mà sao có vẻ ngon lành thế! là gì? Thực hiện hành động nói trực tiếp hay gián tiếp? PHẦN II (6 điểm) M.Gorki quan niệm: Người bạn tốt nhất bao giờ cũng là người đến với ta trong những giây phút khó khăn, cay đắng nhất của cuộc đời. Từ quan niệm trên, em hãy viết bài văn bàn về tình bạn trong cuộc sống. 2
- PHÒNG GD&ĐT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II Môn: Ngữ văn – lớp 8 PHẦN I (4 điểm )Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới: “Biết bao hứng thú khác nhau ta tập hợp được nhờ cách ngao du thú vị ấy, không kể sức khỏe được tăng cường, tính khí trở nên vui vẻ. Tôi thường thấy những kẻ ngồi trong các cỗ xe tốt chạy rất êm nhưng mơ màng, buồn bã, cáu kỉnh hoặc đau khổ; còn những người đi bộ lại luôn vui vẻ, khoan khoái và hài lòng với tất cả. Ta hân hoan biết bao khi về gần đến nhà! Một bữa cơm đạm bạc mà sao có vẻ ngon lành thế!” Câu 1 (2 điểm) - Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Của tác giả nào? - Nêu chủ đề của đoạn văn trên. Câu 2 (1 đ) Câu: Ta hân hoan biết bao khi về gần đến nhà! Xét về mục đích nói thuộc kiểu câu gì? Vì sao? Câu 3 ( 1 điểm):Mục đích của câu Một bữa cơm đạm bạc mà sao có vẻ ngon lành thế! là gì? Thực hiện hành động nói trực tiếp hay gián tiếp? PHẦN II (6 điểm) M.Gorki quan niệm: Người bạn tốt nhất bao giờ cũng là người đến với ta trong những giây phút khó khăn, cay đắng nhất của cuộc đời. Từ quan niệm trên, em hãy viết bài văn bàn về tình bạn trong cuộc sống. 3
- PHÒNG GD&ĐT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II Môn: Ngữ văn – lớp 8 PHẦN I (4 điểm )Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới: “Biết bao hứng thú khác nhau ta tập hợp được nhờ cách ngao du thú vị ấy, không kể sức khỏe được tăng cường, tính khí trở nên vui vẻ. Tôi thường thấy những kẻ ngồi trong các cỗ xe tốt chạy rất êm nhưng mơ màng, buồn bã, cáu kỉnh hoặc đau khổ; còn những người đi bộ lại luôn vui vẻ, khoan khoái và hài lòng với tất cả. Ta hân hoan biết bao khi về gần đến nhà! Một bữa cơm đạm bạc mà sao có vẻ ngon lành thế!” Câu 1 (2 điểm) - Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Của tác giả nào? - Nêu chủ đề của đoạn văn trên. Câu 2 (1 điểm) Câu Ta hân hoan biết bao khi về gần đến nhà! Xét về mục đích nói thuộc kiểu câu gì? Vì sao? Câu 3 ( 1 điểm):Mục đích của câu Một bữa cơm đạm bạc mà sao có vẻ ngon lành thế! là gì? Thực hiện hành động nói trực tiếp hay gián tiếp? PHẦN II (6 điểm) 4
- M.Gorki quan niệm: Người bạn tốt nhất bao giờ cũng là người đến với ta trong những giây phút khó khăn, cay đắng nhất của cuộc đời. Từ quan niệm trên, em hãy viết bài văn bàn về tình bạn trong cuộc sống. PHÒNG GD-ĐT HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN 8 - HỌC KÌ II Năm học 2014-2015 I. Phần văn - Tiếng việt:( 4 điểm) Câu 1: (2 điểm)- Học sinh nêu được tên văn bản và tên tác giả (1 điểm). - Học sinh nêu khái quát được chủ đề của đoạn văn: Vai trò của đi bộ đối với sức khỏe và tinh thần con người. (1 điểm) Câu 2: (1 điểm)Câu cảm thán có từ ngữ cảm thán biết bao và dấu chấm than, bộc lộ cảm xúc. Câu 3: (1 điểm)Mục đích bộc lộ cảm xúc, gián tiếp II. Phần tập làm văn: ( 6 điểm) * Yêu cầu chung: - Xác định đúng thể loại văn nghị luận giải thích kết hợp chứng minh - Lựa chọn dẫn chứng tiêu biểu, lập luận chặt chẽ, rõ ràng. 5
- - Bố cục đầy đủ 3 phần. Viết đúng chính tả, chữ viết sạch, đẹp. * Yêu cầu cụ thể:1. Mở bài: (1 điểm) Giới thiệu vấn đề tình bạn rất cần thiết trong cuộc sống, dẫn câu nói của M.Gorki. 2. Thân bài: (4 điểm)- Trong cuộc sống, con người thường có nhiều bạn bè nhưng không phải ai cũng là người đến với ta trong những thời điểm khó khăn nhất của cuộc đời ta. - Người bạn tốt nhất là người sẵn sàng cùng ta đối mặt với khó khăn, hoạn nạn, giúp ta vượt qua khó khăn, giữ vững niềm tin để vươn lên. (Học sinh lấy dẫn chứng trong đời sống để minh họa). 3. Kết bài: (1 điểm) - Khẳng định quan niệm của M.Gorki là một quan niệm đúng đắn về tình bạn. Quan niệm đó giúp mỗi người chúng ta hiểu rõ hơn sự đẹp đẽ của tình bạn, xây dựng được cách nhìn đúng đắn về một người bạn tốt. PHÒNG GIÁO DỤC BUÔN ĐÔN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2012 - 2013 TR. THCS HỒ TÙNG MẬU Môn: Ngữ văn 8 (Thời gian 90 phút ) ĐỀ BÀI Câu 1: (2đ)a) Em hãy nêu nét chính về tác giả Lí Công Uẩn? b) Em hãy nêu những nét chính về nghệ thuật của văn bản “Chiếu dời đô” của Lí Công Uẩn? Câu 2: Văn bản “ Đi bộ ngao du ” của Ru-xô có ý nghĩa gì? (1đ) Câu 3:(2đ)a) Hành động nói là gì?. b) Cho hai ví dụ về hành động nói được thực hiện theo hai cách trực tiếp và gián tiếp. Câu 4:(5đ)“Sự bổ ích của những chuyến tham quan du lịch của học sinh”. Em hãy làm sáng tỏ vấn đề trên, ĐÁP ÁN Câu 1 (2đ) a) - Lí Công Uẩn(974-1028) tức vua Lí Thái Tổ. - Quê Bắc Ninh Ông là người thông minh, nhân ái, có chí lớn. - Ông là người sáng lập ra vương triều nhà Lí,lấy niên hiệu là Thuận Thiên. (1đ) b) - Gồm có ba phần chặt chẽ. 6
- - Giọng văn trang trọng, thể hiện suy nghĩ, tình cảm sâu sắc của tác giả về một vấn đề hết sức quan trọng của đất nước. - Lựa chọn ngôn ngữ có tính chất tâm tình, đối thoại: + Là mệnh lệnh nhưng “Chiếu dời đô” không sử dụng hình thức mệnh lệnh. + câu hỏi cuối cùng làm cho quyết định của nhà vua được người đọc người nghe tiếp nhận, suy nghĩ và hành động một cách tự nguyện. Câu 2: (1đ) Từ những điều mà “đi bộ ngao du” đem lại như tri thức, sức khỏe, cảm giác thoải mái, nhà văn thể hiện tinh thần tự do dân chủ- tư tưởng tiến bộ của thời đại. Câu 3: ( 3 đ) a) Hành động nói là hành động được thực hiện bằng lời nói nhằm một mục đích nhất định.(1đ) b) Ví dụ: Tớ muốn bạn mua cho tớ quyển sách . (HĐ nói gián tiếp) ( 1đ). Bạn làm bài tập xong chưa? (HĐ nói trực tiếp) ( 1đ) Câu 4 (5đ) Yêu cầu: Về hình thức: - Viết đúng kiểu bài nghị luận (có kết hợp yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm) - Hành văn trôi chảy. - Bố cục đầy đủ. - Hạn chế mắc lỗi diễn đạt. Về nội dung: * Mở bài( 1đ) Nêu được lợi ích của việc tham quan. * Thân bài( 3đ) Nêu các lợi ích cụ thể: - Về thể chất: những chuyến tham quan du lịch có thể giúp chúng ta thêm khỏe mạnh. - Về tình cảm: những chuyến tham quan du lịch có thể giúp chúng ta : + Tìm thêm được nhiều niềm vui cho bản thân mình; +có thêm tình yêu đối với thiên nhiên, với quê hương đất nước +Về kiến thức: những chuyến tham quan du lịch có thể giúp chúng ta: + Hiểu cụ thể hơn sau những điều được học trong trường lớp qua những điều mắt thấy tai nghe; + Đưa lại nhiều bài học có thể còn chua có trong sách vở của nhà trường. 7
- * Kết bài: ( 1đ) Khẳng định tác dụng của việc tham quan. ĐỀ KIỂM TRA HKII NĂM HỌC 2013-2014 Môn: NGỮ VĂN lớp 8 Thời gian làm bài: 90 phút (Không tính thời gian phát đề) I. PHẦN VĂN BẢN: (3,00đ) Câu 1 (1,00đ): Chép đúng và đủ đoạn văn bản sau đây: Từng nghe: Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân Quân điếu phạt trước lo trừ bạo. ( ) Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau, Song hào kiệt đời nào cũng có. Câu 2 (1,00đ): Tên văn bản có đoạn văn trên là gì? Tác giả là ai? Được viết vào lúc nào? Viết theo lối văn, thể văn gì? Câu 3 (1,00đ): Qua hai câu “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân - Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”, có thể hiểu cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của tác giả là gì? Người dân mà tác giả nói tới là ai? Kẻ bạo ngược mà tác giả nói tới là kẻ nào? II. PHẦN TIẾNG VIỆT: (2,00đ) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: ( ) " - Bà lên đây làm gì thế? - Đã bảo lên kiếm cơm ăn mà lại! Cái đĩ không tin thế. Nhưng nó cũng không hỏi nữa. Nó nhìn bà một lúc - Da bà xấu quá! Sao giờ bà gầy thế? - Chỉ đói thôi cháu ạ. Chẳng sao hết. - Lúc này bà ở cho nhà ai? - Chẳng ở với nhà ai. - Thế bà lại đi buôn à? - Vốn đâu mà đi buôn? Với lại có vốn cũng không đi được, nhọc người lắm." ("Một bữa no" - Nam Cao) Câu 1 (1,00đ): Trong đoạn hội thoại trên có bao nhiêu nhân vật tham gia giao tiếp? Các nhân vật có mối quan hệ gì với nhau? Xác định vai xã hội của các nhân vật đó. Câu 2 (1,00đ): Đoạn hội thoại có bao nhiêu lượt lời? Xác định lượt lời của từng nhân vật (theo số thứ tự). 8
- III. PHẦN TẬP LÀM VĂN: (5,00đ) Nhà văn Nguyễn Bá Học có nói: "Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi, mà khó vì lòng người ngại núi e sông". Em hiểu câu danh ngôn trên như thế nào? Từ đó, em rút ra được bài học gì cho bản thân? HẾT HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN LỚP 8 KIỂM TRA HKII NĂM HỌC 2013-2014 I. PHẦN VĂN BẢN: (3,00đ) Câu 1 (1,00đ): Chép đúng và đủ đoạn văn bản theo yêu cầu: (Nội dung trang 66 - 67 sgk NV8 - Tập hai) * Sai, thiếu một hoặc nhiều chữ (kể cả lỗi viết hoa)/1câu: trừ 0,25đ Câu 2 (1,00đ): - Tên văn bản: Nước Đại Việt ta (hoặc Bình Ngô đại cáo). 0,25đ - Tác giả: Nguyễn Trãi. 0,25đ - Thời điểm sáng tác: Đầu năm 1428 (sau khi quân ta đại thắng quân Minh). 0,25đ - Lối văn biền ngẫu, thể cáo (nghị luận cổ). 0,25đ Câu 3 (1,00đ): - Cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa trong hai câu trên là yên dân, trừ bạo. Muốn 0,50đ yên dân phải trừ bạo và trừ bạo chính là để yên dân. - Người dân mà tác giả nói ở đây là nhân dân Đại Việt . Còn kẻ bạo ngược 0,50đ là giặc Minh xâm lược lúc bấy giờ. II. PHẦN TIẾNG VIỆT: (2,00đ) Câu 1 (1,00đ): Trong đoạn văn trên có hai nhân vật tham gia giao tiếp. 0,25đ - Họ có mối quan hệ bà cháu (gia đình thân thuộc) 0,25đ 9
- - Vai xã hội: Quan hệ trên - dưới (thứ bậc trong gia đình) 0,50đ Câu 2 (1,00đ): Đoạn hội thoại có 8 lượt lời: 0,50đ - Lượt lời người cháu: 1-3-5-7 0,25đ - Lượt lời người bà: 2-4-6-8 0,25đ III. PHẦN TẬP LÀM VĂN: (5,00đ) 1. Yêu cầu chung: - Kiến thức: Đường đi - đường đời của mỗi con người không hề dễ dàng. Nhưng những khó khăn đó không lớn bằng lòng ngại khó của con người. Nếu đủ ý chí, quyết tâm, nghị lực thì sẽ vượt qua được những thử thách để tới đích. - Kĩ năng: Diễn đạt rõ ràng, mạch lạc; lập luận logic, chặt chẽ. - Phương pháp: Nghị luận giải thích (có kết hợp với chứng minh và bình luận) 2. Yêu cầu cụ thể: (Dàn bài tham khảo) Bài làm của học sinh có những cách diễn đạt khác nhau nhưng cần đạt được những ý cơ bản sau: Nội dung cần đạt Điểm 1. Mở bài: - Sức mạnh của ý chí quyết định sự thành bại trong mọi công việc. Thiếu ý chí thì sẽ 0,50đ khó vượt qua trở ngại để thành công. - Dẫn câu danh ngôn. 2. Thân bài: a. Giải thích ý nghĩa câu nói: - Nghĩa đen: Đường đi có nhiều chướng ngại, vất vả. Ta muốn đến nơi phải quyết 0,50đ tâm vượt qua núi cao sông sâu. - Nghĩa bóng: + Đường: Dẫn đến đích mà con người muốn đạt được 0,50đ + Sông, núi: Những trở ngại lớn của hoàn cảnh khách quan. + Lòng người: Ý chí, nghị lực của con người. - Sức mạnh của ý chí giúp con người vượt qua mọi khó khăn, trở ngại để thành công. b. Vì sao đường đi không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông: - Vì sao đường đi không khó vì những trở ngại khách quan? (Trong cuộc đời tuy có 0,50đ nhiều trở ngại thật, nhưng không phải là không thể chiến thắng. Núi cao đến mấy, sông 10
- rộng đến mấy, người ta vẫn có thể vượt qua. Cũng vậy, mọi khó khăn, gian lao trên đường đời chỉ là thử thách ý chí, nghị lực của ta chứ không thể làm cho ta lùi bước nếu ta quyết tâm). - Vì sao đường đi lại khó vì lòng người ngại núi e sông? (Điều kiện quyết định để 0,50đ thực hiện ý muốn của mình là ý chí và nghị lực. Với lòng quyết tâm, con người có thể vượt qua thử thách để đạt mục đích mà mình đã chọn. Thiếu ý chí, thiếu nghị lực thì cho dẫu đường đời thuận lợi, cũng khó vượt qua để đến đích). * Dẫn chứng: - Trong sách vở, tác phẩm văn học. 0,50đ - Trong lịch sử, trong thực tế (gương các danh nhân, các gương vượt khó trong cuộc sống ) c. Rút ra bài học: Xem việc rèn luyện ý chí là không thể xao lãng. Chỉ có quyết tâm vượt 1,00đ khó mới đem lại thành công trên đường đời. 3. Kết bài: - Câu danh ngôn là một chân lí, khẳng định vai trò của ý chí, quyết tâm và nghị lực 0,50đ trong cuộc sống. - Liên hệ thực tế bản thân trong học tập và cuộc sống. 0,50đ * Lưu ý: Căn cứ vào hướng dẫn chấm, GV cần linh hoạt khi chấm bài (phần dẫn chứng có thể lồng vào phần giải thích). Cần trân trọng sự sáng tạo của HS. Chỉ cho điểm tối đa khi bài làm diễn đạt tốt, lập luận rõ ràng, bố cục mạch lạc, không sai phạm nhiều về chính tả và dấu câu. PHÒNG GD & ĐT QUẬN TÂY HỒ ĐỀ KIỂM TRA HKII LỚP 8 MÔN: NGỮ VĂN.Năm học 2015 - 2016 Phần I: (6,0điểm) Cho đoạn văn:"Ngọc không mài, không thành đồ vật, người không học, không biết rõ đạo. Đạo là lẽ đối xử hàng ngày giữa mọi người. Kẻ đi học là học điều ấy. Nước Việt ta, từ khi lập quốc đến giờ, nền chính học đã bị thất truyền. Người ta đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi, không còn biết đến tam cương, ngũ thường. Chúa tầm thường, thần nịnh hót. Nước mất, nhà tan đều do những điều tệ hại ấy. " 1 Đoạn văn trên được rút ra từ văn bản nào? Của tác giả nào? 2. Trong đoạn văn trên, tác giả đã nêu mục đích chân chính của việc học. Mục đích' đó là gì? 3 . Từ việc lý giải mục đích chân chính của việc học qua đoạn văn trên hãy viết một bài văn nghị luận ngắn trình bày suy nghĩ của em về việc học của chính mình hôm nay. Phần II: (4,0 điểm) 11
- Câu 1 : (2,0 điểm) Trong bài thơ "Khi con tu hú” của Tố hữu, tiếng tu hú xuất hiện mấy lần? Chép chính xác những câu thơ có tiếng tu hú. Chỉ rõ sự thay đổi tâm trạng của nhà thơ khi nghe tiếng tu hú. Câu 2 : (2,0 điểm) Xác định và phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ trong hai câu thơ: "Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ " (Trích : Quê hương –Tế Hanh Đề thi học kì 2 lớp 8 môn Văn năm 2016 Quận Tây Hồ I. PHẦN TIẾNG VIÊT Câu 1: ( 2 điểm) a. Chép lại 4 câu thơ cuối trong bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh. (Ngữ văn 8 – Tập hai) b. Trình bày cảm nhận của em về nội dung của khổ thơ trên. Câu 2: ( 2 điểm) a. Em hãy nêu một số tác dụng của sự sắp xếp trật tự từ trong câu. b. Phân tích tác dụng của trật tự từ trong câu sau: "Nhanh như cắt, rùa há miệng đớp lấy thanh gươm và lặn xuống nước." (Sự tích hồ Gươm) II. LÀM VĂN ( 6 điểm) M.Go-rơ-ki nói: “ sách mở ra trước mắt tôi những chân trời mới” Em hãy giải thích và chứng minh ý kiến trên 12
- Đề thi học kì 2 lớp 8 môn Văn PHẦN I: VĂN – TIẾNG VIỆT (4 điểm ) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới: “Biết bao hứng thú khác nhau ta tập hợp được nhờ cách ngao du thú vị ấy, không kể sức khỏe được tăng cường, tính khí trở nên vui vẻ. Tôi thường thấy những kẻ ngồi trong các cỗ xe tốt chạy rất êm nhưng mơ màng, buồn bã, cáu kỉnh hoặc đau khổ; còn những người đi bộ lại luôn vui vẻ, khoan khoái và hài lòng với tất cả. Ta hân hoan biết bao khi về gần đến nhà! Một bữa cơm đạm bạc mà sao có vẻ ngon lành thế!” Câu 1 (2 điểm) - Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Của tác giả nào? - Nêu chủ đề của đoạn văn trên. Câu 2 (1 điểm) Câu "Ta hân hoan biết bao khi về gần đến nhà!" Xét về mục đích nói thuộc kiểu câu gì? Vì sao? Câu 3 ( 1 điểm)Mục đích của câu "Một bữa cơm đạm bạc mà sao có vẻ ngon lành thế! " là gì? Thực hiện hành động nói trực tiếp hay gián tiếp? PHẦN II: TẬP LÀM VĂN (6 điểm) M.Gorki quan niệm: "Người bạn tốt nhất bao giờ cũng là người đến với ta trong những giây phút khó khăn, cay đắng nhất của cuộc đời". Từ quan niệm trên, em hãy viết bài văn bàn về tình bạn trong cuộc sống. PHẦN I: VĂN – TIẾNG VIỆT (4 điểm ) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới: “Biết bao hứng thú khác nhau ta tập hợp được nhờ cách ngao du thú vị ấy, không kể sức khỏe được tăng cường, tính khí trở nên vui vẻ. Tôi thường thấy những kẻ ngồi trong các cỗ xe tốt chạy rất êm nhưng mơ màng, buồn bã, cáu kỉnh hoặc đau khổ; còn những người đi bộ lại luôn vui vẻ, khoan khoái và hài lòng với tất cả. Ta hân hoan biết bao khi về gần đến nhà! Một bữa cơm đạm bạc mà sao có vẻ ngon lành thế!” Câu 1 (2 điểm) - Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Của tác giả nào? - Nêu chủ đề của đoạn văn trên. Câu 2 (1 điểm) Câu "Ta hân hoan biết bao khi về gần đến nhà!" Xét về mục đích nói thuộc kiểu câu gì? Vì sao? Câu 3 ( 1 điểm)Mục đích của câu "Một bữa cơm đạm bạc mà sao có vẻ ngon lành thế! " là gì? Thực hiện hành động nói trực tiếp hay gián tiếp? PHẦN II: TẬP LÀM VĂN (6 điểm) M.Gorki quan niệm: "Người bạn tốt nhất bao giờ cũng là người đến với ta trong những giây phút khó khăn, cay đắng nhất của cuộc đời". Từ quan niệm trên, em hãy viết bài văn bàn về tình bạn trong cuộc sống. 15
- Read more: Đề thi học kì 2 lớp 8 môn Văn của Phòng GD&ĐT Tân Châu năm 2016,có đáp án chi tiết, các em cùng làm thử và so sánh đáp án nhé: Đề thi học kì 2 lớp 8 môn Văn năm 2016 Quận Tây Hồ Xem thêm: Đề thi học kì 2 lớp 8 môn Văn I. PHẦN TIẾNG VIÊT Câu 1: ( 2 điểm) a. Chép lại 4 câu thơ cuối trong bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh. (Ngữ văn 8 – Tập hai) b. Trình bày cảm nhận của em về nội dung của khổ thơ trên. Câu 2: ( 2 điểm) a. Em hãy nêu một số tác dụng của sự sắp xếp trật tự từ trong câu. b. Phân tích tác dụng của trật tự từ trong câu sau: "Nhanh như cắt, rùa há miệng đớp lấy thanh gươm và lặn xuống nước." (Sự tích hồ Gươm) II. LÀM VĂN ( 6 điểm) M.Go-rơ-ki nói: “ sách mở ra trước mắt tôi những chân trời mới” Em hãy giải thích và chứng minh ý kiến trên 17