Đề ôn kiểm tra học kỳ môn Ngữ văn Lớp 8 - Đề số 19

doc 3 trang thungat 1760
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn kiểm tra học kỳ môn Ngữ văn Lớp 8 - Đề số 19", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_on_kiem_tra_hoc_ky_mon_ngu_van_lop_8_de_so_19.doc

Nội dung text: Đề ôn kiểm tra học kỳ môn Ngữ văn Lớp 8 - Đề số 19

  1. ĐỀ 19 I.Trắc nghiệm: (3,5 điểm). Đọc kĩ câu hỏi và trả lời bằng cách khoanh tròn các chữ cái đầu câu trả lời đúng. Câu 1: Tác giả của bài thơ “ Nhớ rừng” là ai? A. Tế Hanh. B. Tố Hữu. C. Thế Lữ. D. Vũ Đình Liên. Câu 2: Câu thơ “Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp gió ” Sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? A. Ẩn dụ. B. So sánh. C. Hoán dụ. D. Nhân hóa. Câu 3: “ Nhớ rừng” của Thế Lữ mượn lời con hổ bị nhốt ở vườn bách thú để: A. Diễn tả nỗi chán ghét thực tại tầm thường, tù túng. B. Thể hiện khát vọng về một cuộc sống tự do. C. Thể hiện long yêu nước thầm kín. D. Thể hiện tinh thần lạc quan, hướng về cuộc sống tốt đẹp. Câu 4: Câu thơ: “ Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!” là câu gì? A. Câu phủ định. B. Câu trần thuật. C. Câu cầu khiến. D. Câu cảm than. (Đáp án: D) Câu 5: Bài thơ “ Khi con tu hú” của Tế Hanh được viết theo thể thơ gì? A. Song thất lục bát. B. Lục bát. C. Thất ngôn bát cú. D. Thất ngôn tứ tuyệt. Câu 6: Hoàn cảnh sáng tác bài thơ “ Khi con tu hú’’ ? A. Khi Tố Hữu mới bị thực dân Pháp bắt và giam ở nhà lao Thừa Phủ (Huế). B. Khi Tố Hữu đang bị giải từ nhà lao này sang nhà lao khác. C. Khi Tố Hữu đã vượt ngục trở về với cuộc sống tự do. D. Khi Tố Hữu tham gia lãnh đạo Tổng khởi nghĩa tháng 8-1945. Câu 7: Nhân vật trữ tình trong bài thơ “ Khi con tu hú’’ chính là tác giả. Điều đó đúng hay sai? A. Đúng. B. Sai. II. Tự luận: ( 6,5 điểm) Câu 1: ( 1,5 điểm) Cho câu thơ sau: “ Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.” ( Quê hương- Tế Hanh) a- Xác định biện pháp tu từ trong câu thơ trên? b- Nêu cảm nhận của em về hai câu thơ trên? Câu 2: ( 1,5 điểm)
  2. Trong bài thơ “ Khi con tu hú” (Tố Hữu ) mở đầu và kết thúc bài thơ đều có tiếng chim tu hú nhưng tâm trạng của người tù khi nghe tiếng chim tu hú ở đoạn đầu và đoạn cuối rất khác nhau. Vì sao? Câu 3: (3,5 điểm) Giới thiệu một danh lam thắng cảnh ở quê em.
  3. ĐÁP ÁN I. Phần trắc nghiệm 3,5 điểm (Mỗi câu trả lời đúng 0,5 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 Đáp án C B,D A,B,C D B A A II. Tự luận: ( 6,5 điểm) Câu 1: ( 1,5 điểm) a. Biện pháp nghệ thuật:Nhân hóa và ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. ( 0,5 điểm). b. - Hai câu thơ miêu tả chiếc thuyền nằm im trên bến sau khi vật lộn với song gió biển khơi trở về. Tác giả không chỉ thấy con thuyền đang nằm im trên bến mà còn thấy sự mệt mỏi , say sưa, còn cảm thấy con thuyền ấy như đang lắng nghe chất muối thấm dần trong từng thớ vỏ của nó. Con thuyền vô tri đã trở nên có hồn. Cũng như người dân chài con thuyền lao động ấy cũng thấm đậm vị muối mặn mòi của biển khơi. ( 0,5 điểm). - Câu thơ cho thấy tâm hồn tinh tế, nhạy cảm và tấm long gắn bó sâu nặng với quê hương của nhà thơ. ( 0,5 điểm). Câu 2: ( 1,5 điểm) - Ở câu thơ đầu , tiếng chim tu hú gợi ra cảnh tượng trời đất bao la , tưng bừng sự sống lúc vào hè. ( 0,75 điểm). - Đến câu kết, tiếng chim tu hú ấy khiến cho người chiến sĩ đang bị giam cầm cảm thấy hết sức đau khổ , bực bội. ( 0,75 điểm). Câu 3: (3,5 điểm) Hình thức : Học sinh viết được bài văn thuyết minh có bố cục rõ rang, lời văn chính xác , không mắc lỗi chính tả ( 0,5 điểm) Nội dung: Mở bài : (0,25 điểm). Giới thiệu về danh lam thắng cảnh mà em dự định sẽ thuyết minh. Thân bài: (2,5 điểm). - Giới thiệu nguồn gốc của khu di tích : Có từ bao giờ, ai phát hiện ra? Đã kiến tạo lại bao giờ chưa? 0,5 điểm). - Giới thiệu vị trí địa lí, đặc điểm bên ngoài ( nhìn từ xa hoặc nhìn từ trên). ( 0,5 điểm). - Trình bày đặc điểm của từng bộ phận của khu di tích : Kiến trúc, ý nghĩa, các đặc điểm tự nhiên khác thú vị, độc đáo (1 điểm). - Danh lam thắng cảnh của quê hương em đã đóng góp như thế nào cho nền văn hóa của dân tộc và cho sự phát triển nói chung của đất nước trong hiện tại cũng như trong tương lai ( làm đẹp cảnh quan đất nước, mang lại ý nghĩa về giáo dục, ý nghĩa tinh thần, mang lại giá trị vật chất ). (0,5 điểm). Kết bài: ( 0,25 điểm). Khẳng định lại vẻ đẹp nhiều mặt của danh lam thắng cảnh đó.