Đề kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 9

doc 7 trang thungat 3210
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ky_ii_mon_ngu_van_lop_9.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 9

  1. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NGỮ VĂN 9 I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA - Thu thập thông tin để: + Đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình môn Ngữ văn THCS theo 3 nội dung Văn học, Tiếng Việt, Làm văn. + Đánh giá năng lực đọc - hiểu và tạo lập văn bản của HS khi hoc xong chương trình Ngữ văn THCS. - Sử dụng kết quả kiểm tra để đánh giá kết quả học tập của học sinh. II. HÌNH THỨC KIỂM TRA - Hình thức: Tự luận - Cách tổ chức: Học sinh làm bài tự luận trong thời gian 90 phút. III. THIẾT LẬP MA TRẬN CẤP ĐỘ NHẬN VẬN DỤNG THÔNG HIỂU VẬN DỤNG TỔNG CHỦ ĐỀ BIẾT CAO Đọc hiểu: - Nêu được - Lí giải về cách - Ngữ liệu: ngội kể của dẫn lời nói hoặc Văn bản văn văn bản. ý nghĩ của nhân học. vật. - Tiêu chí - Phân tích cấu lựa chọn: tạo ngữ pháp một văn bản của một câu văn không được trong văn bản. học chính - Hiểu ý nghĩa thức trong của một chi chương trình. tiết xuất hiện Độ dài trong văn bản. khoảng 150- 200 chữ. Số câu 1 3 4 Số điểm 0,5 2 3 Tỉ lệ% 5% 20% 30% II. Tạo lập Viết một Viết một bài văn bản đoạn văn văn NLVH về NLXH trình nhân vật trong bày suy nghĩ tác phẩm về vấn đề xã truyện hoặc
  2. hội đặt ra một đoạn thơ. trong văn bản đọc hiểu. Số câu 1 1 2 Số điểm 2,0 5 70 Tỉ lệ% 20% 50% 70% Tổng số câu 1 3 2 1 6 Tổng số điểm 0,5 2 2,5 5 10 Tỉ lệ% 5% 20% 25% 50% 100% IV. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NGỮ VĂN 9 (Thời gian: 90 phút) Phần I. Đọc - hiểu (3,0 điểm) Đọc câu chuyện sau và trả lời các câu hỏi Bức tranh tuyệt vời Một họa sỹ suốt đời mơ ước vẽ một bức tranh đẹp nhất trần gian. Ông đến hỏi một vị giáo sỹ để biết được điều gì đẹp nhất. Vị giáo sĩ trả lời: “Tôi nghĩ điều đẹp nhất trần gian là niềm tin, vì niềm tin nâng cao giá trị con người’’. Họa sỹ cũng đặt câu hỏi tương tự với một cô gái và được trả lời: “Tình yêu là điều đẹp nhất trần gian, bởi tình yêu làm cho cay đắng trở lên ngọt ngào, mang đến nụ cười cho kẻ khóc than, làm cho điều bé nhỏ trở lên cao trọng, cuộc sống sẽ nhàm chán biết bao nếu không có tình yêu.’’ Cuối cùng họa sỹ gặp một người lính mới từ trận mạc trở về. Được hỏi người lính trả lời: “ Hòa bình là cái đẹp nhất trần gian, ở đâu có hòa bình ở đó có cái đẹp’’. Họa sỹ tự hỏi mình: “Làm sao tôi có thể vẽ cùng lúc niềm tin, hòa bình và tình yêu?’’ Khi trở về nhà, ông nhận ra niềm tin trong mắt các con, tình yêu thương trong cái hôn của người vợ. Chính những điều đó làm ông tràn ngập hạnh phúc và bình an. Họa sỹ đã hiểu thế nào là điều đẹp nhất trần gian. Sau khi hoàn thành tác phẩm ông đặt tên cho nó là “Gia đình’’. (Theo Phép màu nhiệm của đời, NXB Trẻ, 2004) Câu 1: Xác định ngôi kể của câu chuyện trên. Câu 2: Trong câu: Vị giáo sĩ trả lời: “Tôi nghĩ điều đẹp nhất trần gian là niềm tin, vì niềm tin nâng cao giá trị con người’’ lời nói của giáo sĩ được dẫn bằng cách nào? Vì sao? Câu 3: Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu sau và cho biết đó là câu đơn hay câu ghép? - Khi trở về nhà, ông nhận ra niềm tin trong mắt các con, tình yêu thương trong cái hôn của người vợ.
  3. Câu 4: Tại sao sau khi hoàn thành tác phẩm của mình, họa sĩ lại đặt tên cho bức tranh là “Gia đình’’? Phần II. Làm văn Câu 1. (2,0 điểm) Từ nội dung của câu chuyện trên, hãy viết đoạn văn bày tỏ suy nghĩ của em về vai trò của gia đình với cuộc đời của mỗi con người. Câu 2. (5,0 điểm) Vẻ đẹp của thiên nhiên và con người lao động trong đoạn thơ: Thuyền ta lái gió với buồm trăng Lướt giữa mây cao với biển bằng, Ra đậu dặm xa dò bụng biển, Dàn đan thế trận lưới vây giăng. Cá nhụ cá chim cùng cá đé, Cá song lấp lánh đuốc đen hồng, Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe. Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long. Ta hát bài ca gọi cá vào, Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao. Biển cho ta cá như lòng mẹ Nuôi lớn đời ta tự buổi nào. (“Đoàn thuyền đánh cá” - Huy Cận)
  4. HƯỚNG DẪN CHẤM Phần Câu Yêu cầu Điểm I. 1 - Câu chuyện sử dụng ngôi kể thứ 3 0,25 ĐỌC 2 - Trong câu: Vị giáo sĩ trả lời: “Tôi nghĩ điều đẹp 0,75 – nhất trần gian là niềm tin, vì niềm tin nâng cao HIỂU giá trị con người’’ lời nói của giáo sĩ được dẫn bằng cách trực tiếp. Vì lời nói được trích dẫn nguyên văn và đặt trong dấu ngoặc kép. 3 - Phân tích được cấu tạo ngữ pháp của câu: 0,75 Khi trở về nhà,/ ông/ nhận ra niềm tin trong mắt TN CN VN các con, tình yêu thương trong cái hôn của người vợ. (Xác định mỗi thành phần được 0,25 điểm) - Xác định kiểu câu: Câu đơn 0,25 4 - Sau khi hoàn thành tác phẩm của mình, họa sĩ đặt 1,0 tên là “Gia đình’’. Bởi ông nhận thấy đó là bức tranh đẹp nhất trần gian. Ở đó ông tìm thấy những tình cảm chân thành, ấm áp từ những người thân yêu; ông cảm thấy bình an và hạnh phúc ngập tràn. II. Từ nội dung của câu chuyện trên, hãy viết LÀM 1 đoạn văn bày tỏ suy nghĩ của em về vai trò của VĂN gia đình với cuộc đời của mỗi con người. a. Đảm bảo thể thức một đoạn văn 0,25 b. Xác định được vấn đề nghị luận. Vấn đề nghị 0,25 luận: vai trò của gia đình c. Vận dụng tốt thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ 1,5 giữa lí lẽ và dẫn chứng để viết đoạn văn. Đoạn văn cần có các ý: - Nêu vấn đề và giải thích vấn đề nghị luận. - Bày tỏ suy nghĩ về vấn đề. - Phê phán những biểu hiện sai lệch hoặc trái ngược với vấn đề nghị luận.
  5. - Nêu bài học nhận thức và hành động. - Có dẫn chứng minh họa. Ví dụ: - Câu chuyện khẳng định tình cảm gia đình là điều đẹp nhất, có vai trò quan trọng với mỗi người. - Vì gia đình là: + Nơi có những người thân yêu nhất, là nơi xuất phát của mọi tình yêu thương (tình vợ chồng, tình mẫu tử, tình anh em ). + Chỗ dựa tinh thần vững chắc của mỗi người (Nơi sum họp, chốn chở che, niềm an ủi động viên ). + Thế giới ấm áp, bình yên, hạnh phúc. - Gia đình có vai trò quan trọng trong việc giáo dục, hình thành nhân cách cho con người. - Gia đình là chỗ dựa tinh thần vững chắc, giúp ta có nghị lực, sức mạnh vượt qua khó khăn, thử thách - Phê phán những ai chưa biết quí trọng gia đình, chưa trân trọng những tình cảm của người thân, không có ý thức trách nhiệm giữ gìn hạnh phúc gia đình.Những hành động phá hoại hạnh phúc gia đình. - Gia đình là vô cùng quí giá và thiêng liêng, mỗi người phải trân trọng và có trách nhiệm giữ gìn tổ ấm gia đình để gia đình luôn là một bức tranh đẹp nhất. - Dẫn chứng minh họa 2. a. Đảm bảo thể thức một bài văn: Trình bày 0,25 đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Phần mở bài biết dẫn dắt hợp lý và nêu được vấn đề; phần thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được ấn tượng, cảm xúc sâu đậm của cá nhân. b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Vẻ đẹp của 0,25 thiên nhiên và con người lao động trong đoạn thơ:
  6. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; 4,0 thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; có sự kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Học sinh có thể giải quyết vấn đề theo hướng sau: * Giới thiệu khái quát về tác giả, bài thơ và đoạn thơ. - Bài thơ được viết vào năm 1958, là kết quả chuyến đi thực tế dài ngày của nhà thơ ở vùng mỏ Hòn Gai, Quảng Ninh. - Bài thơ tập trung miêu tả cảnh đánh cá đêm trên biển của những ngư dân trong những năm đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội. - Đoạn thơ miêu tả cảnh đánh cá của những ngư dân trong đêm trăng thơ mộng đã làm nổi bật vẻ đẹp của thiên nhiên và con người lao động trong tư thế làm chủ công việc của mình. * Phân tích ba khổ thơ để thấy vẻ đẹp của thiên nhiên và con người lao động - Vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên. + Cảnh biển đêm trăng đẹp đẽ, thơ mộng. + Bức tranh thiên nhiên mở ra với không gian bao la, trăng sao huyền ảo, gió lộng mây bay, làm nổi bật hình ảnh con thuyền hùng dũng, băng băng lướt sóng. + Vẻ đẹp của cảnh biển Hạ Long trong đêm trăng rực rỡ, lộng lẫy như một bức tranh sơn mài. => Thiên nhiên rộng lớn, kì vĩ, nên thơ, giàu có, sống động, gần gũi với con người được sáng tạo bằng liên tưởng, tưởng tượng bay bổng của tác giả. - Vẻ đẹp của con người lao động. + Có tư thế, tầm vóc lớn lao, lồng lộng giữa biển khơi, làm chủ thiên nhiên và công việc: ra thăm dò bụng biển, tìm luồng cá, dàn đan thế trận, bủa lưới vây giăng. (Thuyền ta lái gió với buồm trăng/ Lướt giữa mây cao với biển bằng/ Ra đậu dặm xa dò bụng biển/ Dàn đan thế trận lưới vây giăng) + Lao động vất vả song những ngư dân luôn hào hứng, vui tươi.
  7. (Ta hát bài ca gọi cá vào/ Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao) + Người lao động có tình yêu, lòng biết ơn và sự gắn bó biển cả. (Biển cho ta cá như lòng mẹ/ Nuôi lớn đời ta tự thuở nào). => Hình ảnh những con người lao động đã trở thành trung tâm của bức tranh được nhà thơ khắc họa bằng bút pháp giàu chất tạo hình. Đó là con người được làm chủ cuộc đời trong xã hội mới. * Đánh giá + Âm hưởng, giọng điệu trong đoạn thơ sôi nổi, khỏe khoắn, nhịp thơ biến hóa linh hoạt, các thủ pháp khoa trương, phóng đại về hình ảnh con người, vũ trụ, thủ pháp so sánh, nhân hóa, ẩn dụ đã sáng tạo được nhiều hình ảnh thơ đẹp. + Sự giao thoa giữa hai nguồn cảm hứng: cảm hứng về lao động và cảm hứng thiên nhiên vũ trụ đã tạo cho đoạn thơ nói riêng và bài thơ nói chung những hình ảnh thiên nhiên rộng lớn, tráng lệ, độc đáo thể hiện niềm say sưa hào hứng và những ước mơ bay bổng của con người muốn hòa hợp với thiên nhiên, chinh phục thiên nhiên. + Vẻ đẹp của con người trong sự hài hòa với thiên nhiên vũ trụ đã tạo thành vẻ đẹp vừa tráng lệ vừa gần gũi, tươi vui, làm nên bức tranh đẹp về cuộc sống mới, con người lao động mới ở miền Bắc thời kì xây dựng CNXH. (Nếu HS phân tích từng khổ và khái quát về vẻ đẹp thiên nhiên và con người vẫn cho điểm tối đa) d. Sáng tạo: Bài viết thể hiện sự tìm tòi, tự học hỏi, 0,25 cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. e. Chính tả, dùng từ đặt câu: Đảm bảo chuẩn 0,25 chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.