Đề kiểm tra học kỳ II môn Vật lý Lớp 7 - Năm học 2017-2018 - Phòng GD&ĐT Triệu Phong (Có đáp án)

doc 2 trang thungat 3270
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ II môn Vật lý Lớp 7 - Năm học 2017-2018 - Phòng GD&ĐT Triệu Phong (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ky_ii_mon_vat_ly_lop_7_nam_hoc_2017_2018_pho.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ II môn Vật lý Lớp 7 - Năm học 2017-2018 - Phòng GD&ĐT Triệu Phong (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD&ĐT TRIỆU PHONG Đề kiểm tra học kỳ II năm học 2017-2018 Môn: Vật lí lớp 7 Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC Câu 1: (2,0 điểm) a. Đại lượng cho biết độ mạnh yếu của dòng điện có tên gọi là gì? Nêu kí hiệu và đơn vị của đại lượng này? b. Người ta dùng dụng cụ gì để đo cường độ dòng điện? c. So sánh dòng điện trong kim loại và dòng điện theo quy ước. Câu 2: (2,0 điểm) Tại sao người ta thường dùng vonfram để làm dây tóc bóng đèn mà không dùng đồng, thép? Câu 3: (2,0 điểm) Hãy giải thích tại sao càng lau nhiều lần màn hình tivi hay mặt kính, mặt gương soi bằng khăn bông khô thì màn hình tivi hay mặt kính, mặt gương soi càng dính nhiều bụi vải? Câu 4: (1,5 điểm) Vẽ sơ đồ mạch điện gồm 1 bóng đèn pin; 1 công tắc K; 1pin; dùng mũi tên chỉ chiều dòng điện quy ước khi K đóng. Nếu đổi cực của pin thì đèn có sáng không, chiều dòng điện khi đó như thế nào? Câu 5: (2,5 điểm) a. Đổi đơn vị cho các giá trị sau đây: a) 8,25V = mV b) 30,5kV = V c) 0,85A = mA d) 305mA = A b. Có 4 vôn kế với giới hạn đo như sau: 1) 1,2V 2) 20V 3) 250V 4) 2V Hãy cho biết vôn kế nào đã cho là phù hợp nhất để đo mỗi hiệu điện thế sau đây: a) 15V; b) 1,5V; c)220V HẾT (Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
  2. PHÒNG GIÁO DỤC&ĐÀO TẠO TRIỆU PHONG HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC KỲ II NĂM HỌC 2017-2018 MÔN: VẬT LÝ LỚP 7 - Điểm bài thi làm tròn đến một chữ số thập phân sao cho có lợi cho học sinh. - Nếu có phần bài tập, học sinh làm cách khác, nếu đúng vẫn chấm điểm tối đa. Câu 1: ( 2 điểm) a. Đại lượng cho biết độ mạnh yếu của dòng điện có tên gọi là cường đọ dòng điện. Ký hiệu: I, đơn vị Ampe. (0,5đ) b. Người ta dùng ampe kế hay đồng hồ vạn năng để đo cường độ dòng điện. (0,5đ) c. Giống nhau: Đều là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng. (0,5đ) Khác nhau: Chiều dòng điện trong kim loại là chiều từ cực âm đến cực dương còn chiều dòng điện theo quy ước là chiều từ cực đương đến cực âm. (0,5đ) Câu 2: ( 2 điểm) Dòng điện gây ra tác dụng nhiệt trên dây tóc bóng đèn với nhiệt độ rất cao (2500 0C). Nếu dùng đồng, thép là những chất có nhiệt độ nóng chảy thấp dưới 2000 0C sẽ làm cho dây tóc bóng đèn dễ bị đứt và hư hỏng. Còn vonfram có nhiệt độ nóng chảy cao (33700C) nên chịu được nhiệt tốt khi có dòng điện đi qua. Câu 3: ( 2 điểm) Vì màn hình tivi hay mặt kính, mặt gương soi cọ xát với khăn bông khô và bị nhiễm điện, vì thế màn hình tivi hay mặt kính, mặt gương soi hút những sợi vải ở khăn bông khô. Câu 4: ( 1,5 điểm) - Học sinh vẽ đúng sơ đồ mạch điện chấm 1,0đ - Nếu đổi cực của pin thì đèn vẫn sáng và chiều dòng điện khi đó đổi chiều. (0,5đ) Câu 5: ( 2,5 điểm) a. Đổi đơn vị ( 1 đ ) ( đổi đúng mỗi ý chấm 0,25đ) a) 8,25V = 8250mV b) 30,5kV = 30500V c) 0,85A = 850mA d) 305mA = 0,305A b. ( 1,5 đ ) - Chọn vôn kế 2) 20V là phù hợp nhất để đo hiệu điện thế a) 15V. (0,5 đ) - Chọn vôn kế 4) 2V là phù hợp nhất để đo hiệu điện thế b) 1,5V. (0,5 đ) - Chọn vôn kế 3) 250V là phù hợp nhất để đo hiệu điện thế c) 220V. (0,5 đ)