Đề thi môn Vật lý Lớp 7 - Kỳ thi kiểm định chất lượng giữa học kỳ II - Mã đề 367 - Năm học 2016-2017

doc 2 trang thungat 2150
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi môn Vật lý Lớp 7 - Kỳ thi kiểm định chất lượng giữa học kỳ II - Mã đề 367 - Năm học 2016-2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_mon_vat_ly_lop_7_ky_thi_kiem_tra_cha_luong_giua_hoc_k.doc

Nội dung text: Đề thi môn Vật lý Lớp 7 - Kỳ thi kiểm định chất lượng giữa học kỳ II - Mã đề 367 - Năm học 2016-2017

  1. Mã đề 367 UBND HUYỆN BÌNH XUYÊN ĐỀ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KỲ II PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2016 - 2017 ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN: VẬT LÝ- LỚP 7 Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề) (Ghi chú: Đề bài gồm 02 trang, học sinh làm bài vào tờ giấy kiểm tra) I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm). Ghi ra bài làm chỉ một chữ cái A, B, C hoặc D ở đầu phương án trả lời đúng nhất trong mỗi câu hỏi sau: Câu 1: Vật phát ra âm khi nào? A. Khi kéo căng vật. B. Khi uốn cong vật. C. Khi nén vật. D. Khi làm vật dao động. Câu 2: Vật sáng là gì? A. Nguồn sáng và vật hắt lại ánh sáng chiếu tới nó. B. Vật có ánh sáng đi vào mắt ta. C. Vật hắt lại ánh sáng chiếu tới nó. D. Vật tự nó phát ánh sáng. Câu 3: Âm truyền đi với vận tốc lớn nhất trong môi trường nào? A. Khí. B. Lỏng. C. Rắn. D. Chân không. Câu 4: Tiếng chim hót líu lo liên quan đến đại lượng nào của âm? A. Cả tần số và biên độ. B. Không có liên quan. C. Tần số. D. Biên độ. Câu 5: Ảnh tạo bởi gương phẳng có tính chất nào? A. Ảnh thật, bằng vật. B. Ảnh ảo, lớn hơn vật. C. Ảnh ảo, nhỏ hơn vật. D. Ảnh ảo, lớn bằng vật. Câu 6: Nhật thực xảy ra vào thời điểm và vị trí Mặt Trời, Trái Đất, Mặt Trăng như thế nào? A. Ban ngày, Mặt Trăng ở giữa Mặt Trời và Trái Đất. B. Ban đêm, Trái Đất ở giữa Mặt Trời và Mặt Trăng. C. Ban ngày, Trái Đất ở giữa Mặt Trời và Mặt Trăng. D. Ban đêm, Mặt Trăng ở giữa Mặt Trời và Trái Đất. Câu 7: Các vật phản xạ âm tốt là các vật có đặc điểm nào? A. Mềm, bề mặt gồ ghề. B. Mềm, bề mặt nhẵn. C. Cứng, bề mặt nhẵn. D. Cứng, bề mặt sần sùi. Trang 1/2 - Mã đề 367
  2. Câu 8: Phát biểu đúng về đường truyền của ánh sáng trong không khí? A. Đường cong bất kỳ. B. Đường thẳng. C. Đường lượn sóng. D. Đường gấp khúc. Câu 9: Khi hạ giọng để nói nhỏ lại hoặc lên giọng để nói to, âm phát ra đã thay đổi đại lượng nào? A. Tần số dao động. B. Biên độ dao động. C. Cả hai đại lượng biên độ và tần số. D. Không có. Câu 10: Nếu tia tới tạo với mặt gương một góc 30 0 thì góc phản xạ có giá trị là bao nhiêu? A. i’ = 300. B. i’ = 900. C. i’ = 450. D. i’ = 600. Câu 11: Vật phát ra âm cao hơn khi nào? A. Tần số dao động lớn hơn. B. Vật dao động mạnh hơn. C. Vật lệch ra khỏi vị trí cân bằng nhiều hơn. D. Vật dao động chậm hơn. Câu 12: Gương cầu lồi được sử dụng làm gương chiếu hậu trên xe ô tô. Vì sao? A. Ảnh nhìn thấy trong gương rõ hơn. B. Vùng nhìn thấy của gương rộng hơn. C. Vùng nhìn thấy sáng rõ hơn. D. Ảnh nhìn thấy trong gương lớn hơn. II. PHẦN TỰ LUẬN Câu 13 (1,0 điểm): Hai con lắc a và b dao động trong cùng điều kiện, con lắc a trong 10 giây thực hiện 100 dao động; con lắc b trong 5 giây thực hiện 60 dao động. Tính tần số dao động của hai con lắc a và b? Câu 14 (1,0 điểm): Cho một vật sáng AB đặt trước một gương phẳng. a. Vẽ ảnh A’B’ của AB tạo bởi gương phẳng? b. Hãy vẽ tia phản xạ ứng với tia tới AI? Câu 15 (1,0 điểm): Khi càng lau nhiều lần màn hình tivi hay mặt kính, mặt gương soi bằng khăn bông khô thì màn hình tivi hay mặt kính, mặt gương soi càng dính nhiều bụi vải. Hãy giải thích tại sao? Câu 16 (1,0 điểm): Có 5 vật A; B; C; D; E được nhiễm điện do cọ xát. Biết rằng A hút B; B đẩy C; C hút D và D đẩy E. Biết E mang điện tích âm. Vậy A, B, C, D mang điện tích gì? Vì sao? HẾT (Học sinh không sử dụng tài liệu, cán bộ coi kiểm tra không giải thích gì thêm.) Họ và tên học sinh: Số báo danh: Trang 2/2 - Mã đề 367