Đề kiểm tra học sinh giỏi môn Sinh học Lớp 8 - Năm học 2013-2014 (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học sinh giỏi môn Sinh học Lớp 8 - Năm học 2013-2014 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_hoc_sinh_gioi_mon_sinh_hoc_lop_8_nam_hoc_2013_20.doc
Nội dung text: Đề kiểm tra học sinh giỏi môn Sinh học Lớp 8 - Năm học 2013-2014 (Có đáp án)
- ĐỀ KIỂM TRA HỌC SINH GIỎI. MÔN SINH HỌC 8 NĂM HỌC: 2013- 2014 ( Thời gian làm bài: 120 phút – Không kể thời gian giao đề) Câu 1:(2,0 điểm) a. Nêu đặc điểm cấu tạo các loại tế bào máu phù hợp với chức năng của nó? Vì sao máu có màu đỏ? b. Nêu nguyên nhân của sựu mỏi cơ? Tại sao trong một buổi học sau tiết 2 học sinh phải ra thể dục giữa giờ? Câu 2: (1,5 điểm) Ở người trưởng thành người ta đo được các cầu thận phải lọc 0,0333 lít máu trong 1 giây và tạo ra khoảng 0,236 lít nước tiểu đầu trong 1phút. Hỏi mỗi ngày các cầu thận của người trưởng thành phải lọc khoảng bao nhiêu lít máu và tạo ra khoảng bao nhiêu lít nước tiểu đầu? Câu 3: (1,75 điểm) a. Cơ vân, cơ trơn, cơ tim có gì khác nhau về đặc điểm cấu tạo, sự phân bố trong cơ thể và khả năng co dãn? b. Thế nào là phản xạ có diều kiện? kích thích có điều kiện? Sự hình thành và ức chế phản xạ có điều kiện ở người là hai quá trình thuận nghịch nhưng quan hệ mật thiết với nhau. Em hãy lấy ví dụ để chứng minh kết luận trên? Câu 4: (3,0 điểm) a. So sánh quá trình tiêu hóa ở miệng và dạ dày? b. Nêu điểm giống nhau và khác nhau giữa thần kinh giao cảm và thàn kinh đối giao cảm? Câu 5: (1,75 điểm) a. Hệ bạch huyết gồm những thành phần cấu tạo nào? Nêu chức năng của hệ bạch huyết? b. Cho các sơ đồ chuyển hóa sau: A. Tinh bột > Mantozo B. Mantozo > Glucozo C. Protein chuỗi dài > Protein chuỗi ngắn D. Lipit > Glyxerin và axi béo Em hãy cho biết các sơ đồ chuyển hóa trên xảy ra ở những bộ phận nào trong ống tiêu hóa? Bài tập 1: Một nữ sinh lớp 8 trong một ngày có nhu cầu về năng lượng là 2234 kcal. Biết tỉ lệ thành phần từng loại thức ăn là: Gluxit = 5 Prôtêin = 20 Lipít. a. Hãy tính khối lượng từng loại thức ăn cần dùng. b. Tính thể tích khí Ôxi cần dùng để ôxi hoá hoàn toàn lượng thức ăn trên Bài tập 2: Một người hô hấp bình thường là 18 nhịp/ 1 phút, mỗi nhịp hít vào với một lượng khí là 420 ml. Khi người ấy tập luyện hô hấp sâu 12 nhịp/ 1 phút, mỗi nhịp hít vào là 620 ml không khí. a) Tính lưu lượng khí lưu thông, khí vô ích ở khoảng chết, khí hữu ích ở phế nang của người hô hấp thường và hô hấp sâu? b) So sánh lượng khí hữu ích giữa hô hấp thường và hô hấp sâu? c) ý nghĩa của việc của hô hấp sâu? ( Biết rằng lượng khí vô ích ở khoảng chết của mỗi nhịp hô hấp là 150 ml ).
- ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM Câu Nội dung Điểm 1 a. * Các TB máu: Hồng cầu, Bạch cầu, Tiểu cầu 0,25 Hồng cầu: Màu đỏ, Hình đĩa, lõm hai mặt, không có nhân. Chức năng: Vận chuyển khí O2 và CO2 cho TB Bạch cầu: Không màu. Kích thước khá lớn, Có nhân 0,25 Chức năng: bảo vệ cơ thể Tiểu cầu: Chỉ là những mảnh tế bào chất của tế bào mẹ tiểu cầu 0,25 Chức năng: Tham gia vào quá trình đông máu khi cơ thể bị chảy máu 0,25 * Máu có màu đỏ là do hồng cầu. Hồng cầu có màu đỏ nhờ có chứa chất hêmôglôbin còn gọi là huyết sắc tố b. Nguyên nhân của sự mỏi cơ: 0,25 - Sự oxi hóa các chất dinh dưỡng do máu mang tới, tạo ra năng lượng cung cấp cho sự co cơ, đồng thời sản sinh ra nhiệt và chất thải là khí CO2 0,25 - Nếu lượng oxi cung cấp thiếu, sản phẩm tạo ra trong điều kiện yếm khí là axit lactic tăng và năng lượng sản ra ít. Axit lactic bị tích tụ trong cơ sẽ đầu độc cơ làm mỏi cơ * Trong một buổi học sau tiết 2 học sinh phải ra thể dục giữa 0,5 giờ: Trong nhiều tiết ngồi học và ghi chép bài có thể dẫn đến trạng thái mỏi cơ, tập thể dục giữa buổi giúp giải phóng axit lactic ra khỏi cơ, bổ sung oxi và chất dinh dưỡng đến cơ, giúp phục hồi và tránh mỏi cơ. 2 - Mỗi ngày các cầu thận của người trưởng thành phải lọc khoảng số lít máu là: + Số lít máu các cầu thận lọc được trong 1 phút là: 0,25 0,0333 x 60 = 1,998l/ phút gần bằng 20l/ phút + Số lít máu các cầu thận lọc được trong 1 giờ là: 0,25 1,998 x 60 = 119, 9l/ giờ + Vậy số lít máu các cầu thận của người trường thành lọc được 0,25 trong 1 ngày là: 119,9 x 24 = 2877,12 l/ ngày - Mỗi ngày các cầu thận của người trưởng thành tạo ra số lít nước tiểu là:
- + Số lít nước tiểu đầu các cầu thận tạo ra được trong 1 giờ là: 0,25 0,236 x 60 = 14, 2l/ giờ + Vậy số lít nước tiểu đầu các cầu thận của người trưởng thành tạo ra được trong 1 ngày là: 0,5 14,2 x 24 = 339,84 l/ ngày 3 Sự khác nhau giữa các loại: cơ vân, cơ trơn, cơ tim Cơ vân Cơ trơn Cơ tim Cấu tạo Có nhiều nhân Chỉ có một Có 1 nhân nằm ở phía nhân nằm ở 0,25 ngòai sát giữa. Không Có vân màng có vân ngang ngang Có nhiều vân ngang Sự phân bố Gắn với - Cơ trơn Tạo nên 0,25 xương tạo hệ tham gia cấu thành tim cơ xương. tạo nên thành Thực hiện các nội nội chức năng vận quan 0,25 động cơ thể Khả năng co Co dãn tốt Co dãn nhưng Co dãn kém dãn nhất kém thua cơ hơn cơ vân và vân cơ tim 0,25 b./ - Phản xạ có điều kiện: là những phản xạ được hình thành trong 0,25 đời sống cá thể, là kết quả của quá trình học tập, rèn luyện. - Kích thích có điều kiện: Là kích thích phải kèm theo điều kiện 0,5 thì phản xạ mới xảy ra - Sự hình thành và ức chế phản xạ có điều kiện ở người là hai quá trình thuận nghịch nhưng quan hệ mật thiết với nhau VD chứng minh: Một HS trong năm học thành lập cho mình một phản xạ có điều kiện là cứ 4h sáng là dậy học bài cũ. Sau đó đến thời gian nghĩ hẻ thì phản xạ này không cần nữa nên em học sinh sẽ thành lập một phản xạ mới là 5h sáng mới dậy và ức chế phản xạ trên. Quá trình hình thành và ức chế phản xạ này có thể lăp đi lặp lại trong suốt thời gian đi học của em học sinh. ( HS có thể lấy ví dụ khác đúng vẫn cho điểm tối đa) 4 a. So sánh quá trình tiêu hóa ở miệng và dạ dày: - Giống nhau: + Đều có sự biến đổi lí học mạnh hơn sự biến đổi hóa học 0,25 + Quá trình biến đổi hóa học chỉ tạo ra một số chất trung gian,
- chưa tạo ra các sản phẩm đơn giản nhất - Khác nhau: 0,25 Tiêu hóa ở khoang miệng Tiêu hóa ở dạ dày Biến đổi lí học mạnh hơn ở dạ Biến đổi lí học yếu hơn ở dày do tác dụng của răng, lưỡi, miệng do tác dụng co bóp của các cơ nhai . các cơ trên thành dạ dày 0,25 Biến đổi hóa học yếu hơn ở dạ Biến đổi hóa học mạnh hơn ở dày do enzim amilaza làm miệng, do enzim pepsin với 0,25 biến đổi tinh bột sự hỗ trợ của HCL làm biến đổi protein Sản phẩm tạo ra sau tác dụng Sản phẩm tạo ra sau tác dụng của enzim là đường đôi của enzim là các protein Mantozo chuỗi ngắn chứa 3-10 axit amin 0,25 Môi trường tiêu hóa mang tính Môi trường tiêu hóa mang hơi kiềm do dịch nước bọt tạo tính axit do dịch vị tạo ra ra 0,25 b. Điểm giống và khác nhau giữa thần kinh giao cảm và thần kinh đối giao cảm * Giống nhau: - Về cấu tạo: đều gồm 2 bộ phận là trung ương và phần ngoại 0,25 biên - Về chức năng: đều có chức năng điều khiển và điều hòa hoạt 0,25 động các nội quan(cơ quan sinh sản và các cơ quan dinh dưỡng) * Khác nhau: Thần kinh giao cảm Thần kinh đối giao cảm Trung ương nằm ở sừng bên Trung ương nằm ở trụ não và tủy sống( từ đốt tủy ngực I đoạn cùng của tủy sống đến đốt tủy thắt lưng III) 0,25 Hạch thần kinh nằm gần cột Hạch thần kinh nằm xa trung sống, xa cơ quan phụ trách ương, gần cơ quan phụ trách Sợi trục của nơron trước hạch Sợi trục của nơron trước 0,25 ngắn hạch dài 0,25 Sợi trục của nơron sau hạch Sợi trục của nơron sau hạch dài ngắn 0,25 5 - Cấu tạo : - Hệ bạch huyết Gồm phân hệ lớn và phân hệ nhỏ.
- - Phân hệ lớn gồm: Mao mạch bạch huyết, hạch bạch huyết , 0,25 mạch bạch huyết, ống bạch huyết. - Phân hệ nhỏ gồm: Mao mạch bạch huyết, hạch bạch huyết , 0,25 mạch bạch huyết, ống bạch huyết. - Chức năng: Vận chuyển chất cho các tế bào cơ thể và tham gia bảo vệ cơ thể 0,25 b/ A. Xãy ra ở miệng, dạ dày thời gian đầu và ruột non 0,25 B. Xãy ra ở ruột non 0,25 C. Xãy ra ở dạ dày 0,25 D. Xãy ra ở ruột non 0,25