Đề kiểm tra khảo sát chất lượng môn Ngữ văn Khối 7 - Năm học 2018-2019

doc 8 trang thungat 3390
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra khảo sát chất lượng môn Ngữ văn Khối 7 - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_khao_sat_chat_luong_mon_ngu_van_khoi_7_nam_hoc_2.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra khảo sát chất lượng môn Ngữ văn Khối 7 - Năm học 2018-2019

  1. ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG Tháng 9 năm 2018; Môn Ngữ văn ; Khối lớp 7 (Thời gian làm bài: 45 phút) I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2 điểm). Hãy chọn phương án trả lời đúng rồi ghi vào giấy kiểm tra: Câu 1: Xác định nhân vật chính trong văn bản “Cổng trường mở ra” A. Người mẹ B. Người con C. Bà ngoại D. Phụ huynh học sinh Câu 2: Trong văn bản “ Mẹ tôi” đã học, em hãy cho biết tại sao bố của En - ri - cô lại viết thư khi con mình có lỗi ? A. Vì con ở xa nên bố phải viết thư gửi đến con. B. Vì giận con quá không muốn nhìn mặt con nên bố phải viết thư gửi đến con. C. Vì viết thư bố sẽ nói được đầy đủ ,sâu sắc hơn, con sẽ cảm nhận và hiểu sâu sắc. D. Vì sợ nói trực tiếp sẽ xúc phạm đến con nên bố phải viết thư. Câu 3: Trong câu: “Sáng nay, Nam nhặt được bao nhiêu là châu chấu”, đại từ “bao nhiêu” dùng để: A. Trỏ số lượng. B. Hỏi về người, vật. C. Hỏi về số lượng. D. Hỏi về hoạt động, tính chất. Câu 4: Hãy xác định mạch lạc trong văn bản không có tính chất nào trong số các tính chất dưới đây: A. Trôi chảy thành dòng, thành mạch. B. Là linh hồn của văn bản. C. Thông suốt liên tục không đứt đoạn. D. Tuần tự đi qua khắp các phần, các đoạn trong văn bản. II. PHẦN TỰ LUẬN (8 điểm). Câu 5 (2 điểm): Sắp xếp các từ ghép sau đây thành từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập: Mặt mũi, bút bi, bàn ghế, áo mưa, xanh biếc, suy nghĩ, thước kẻ, giang sơn. Câu 6 (2 điểm): Chép thuộc lòng một bài ca dao về “Những câu hát châm biếm”. Nội dung và nghệ thuật chủ yếu được sử dụng trong bài đó là gì ? Câu 7 (4 điểm): Viết một đoạn văn ngắn (10-15 câu) kể về kỉ niệm đáng nhớ nhất trong ngày khai giảng năm học mới của em, có sử dụng ít nhất 2 từ ghép đẳng lập và 2 từ ghép chính phụ. HẾT (Cán bộ coi kiểm tra không giải thích gì thêm) 1
  2. HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG Tháng 9 năm 2018. Môn: Ngữ văn; Khối lớp:7 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2 điểm). Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm. Câu 1 2 3 4 Phương án A A A B II. PHẦN TỰ LUẬN (8 điểm) Gợi ý nội dung trả lời Điểm Câu 5 (2 điểm). Từ ghép chính phụ: bút bi, thước kẻ, áo mưa, xanh biếc.(Mỗi từ được 1 0,25 điểm) Từ ghép đẳng lập: mặt mũi, suy nghĩ, giang sơn, bàn ghế. (Mỗi từ được 1 0,25 điểm) Câu 6 (2 điểm). - HS chép đúng, đủ bài ca dao đã chọn 1 (5 lỗi chính tả trừ 0,25 điểm) - Nêu được nội dung và nghệ thuật chủ yếu được sử dụng trong bài đó 1 Câu 7 (4 điểm). * Yêu cầu về hình thức: Viết thành đoạn văn ngắn, có bố cục rõ ràng, mạch lạc; diễn đạt tốt, trong sáng; câu chữ và viết đoạn chặt chẽ, chọn 1 lọc, chính xác. Nếu học sinh viết 2 đoạn văn thì không cho điểm cấu trúc. - Nội dung: + Đoạn văn kể được những kỉ niệm đáng nhớ trong ngày khai trường đầu 2 tiên + Chỉ ra được 2 từ ghép đẳng lập và 2 từ ghép chính phụ. Mỗi từ đúng 1 được 0,5 điểm Lưu ý: Học sinh có thể trình bày cách khác, nếu đúng giám khảo căn cứ vào hướng dẫn chấm để cho điểm theo từng ý tương ứng. HẾT 2
  3. ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG Tháng 10 năm 2018; Môn Ngữ văn ; Khối lớp 7 (Thời gian làm bài: 45 phút) I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2 điểm). Hãy chọn phương án trả lời đúng rồi ghi vào giấy kiểm tra: Câu 1: Từ ghép Hán Việt có đặc điểm gì khác với từ ghép thuần Việt. A. Có trường hợp yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau. B. Có trường hợp yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau. C. Có một loại: từ ghép đẳng lập. D. Có một loại: từ ghép chính phụ. Câu 2: Dòng nào sau đây nói đúng nhất về nội dung chính của bài thơ “Sông núi nước Nam” ? A. Nước Nam là nước có chủ quyền không một kẻ thù nào xâm phạm được. B. Nước Nam rộng lớn và hùng mạnh không kẻ thù nào dám xâm lăng. C. Nước Nam là một nước có nền văn hiến tốt đẹp từ lâu đời. D. Nước Nam có nhiều anh hùng nhất định sẽ đánh tan giặc ngoại xâm. Câu 3: Bài thơ “Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra”được sáng tác theo thể thơ nào? A. Ngũ ngôn tứ tuyệt. B.Thất ngôn tứ tuyệt C. Thất ngôn bát cú. D. Song thất lục bát. Câu 4: Khổ thơ “ Ôi lòng Bác vậy cứ thương ta Thương cuộc đời chung thương cỏ hoa Chỉ biết quên mình cho hết thảy Như dòng sông chảy nặng phù sa” Thuộc thể loại văn nào sau đây ? A. Văn biểu cảm B. Văn tự sự C. Văn miêu tả D. Văn nghị luận II. PHẦN TỰ LUẬN (8 điểm). Câu 5 (2 điểm). Tìm một cặp quan hệ từ nhân quả và đặt câu với cặp quan hệ từ em vừa tìm được. Câu 6 (2 điểm). Thay các từ thuần Việt dưới đây bằng từ Hán Việt đồng nghĩa: Trẻ em, sông núi, đàn bà, yêu nước. Câu 7 (4 điểm). Viết một đoạn văn ngắn (7-8 câu) trình bày cảm nhận của em về bài thơ “Sông núi nước Nam”. HẾT (Cán bộ coi kiểm tra không giải thích gì thêm) 3
  4. HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG Tháng 10 năm 2018 . Môn: Ngữ văn ; Khối lớp:7 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2 điểm). Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm. Câu 1 2 3 4 Phương án A A B A II. PHẦN TỰ LUẬN (8 điểm) Gợi ý nội dung trả lời Điểm Câu 5 (2 điểm). - Yêu cầu HS tìm được cặp quan hệ từ biểu thị ý nghĩa nhân quả như: Vì 1 nên, bởi nên - HS đặt được câu có sử dụng cặp quan hệ từ nhân quả tìm được. 1 Câu 6 (2 điểm). Thay các từ thuần Việt bằng các từ Hán Việt đồng nghĩa: - Trẻ em: Nhi đồng - Sông núi: Sơn hà 2 - Đàn bà: Phụ nữ - Yêu nước: Ái quốc (Mỗi đáp án đúng được 0,5 điểm) Câu 7 (4 điểm). * Yêu cầu về hình thức: Viết thành đoạn văn ngắn, có bố cục rõ ràng, mạch lạc; diễn đạt tốt, trong sáng; câu chữ và viết đoạn chặt chẽ, chọn 1 lọc, chính xác. Nếu học sinh viết 2 đoạn văn thì không cho điểm cấu trúc. - Nội dung: Đoạn văn có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các nội dung sau: - Bài thơ khẳng định: chủ quyền độc lập của nước Nam là một chân lí không thể bác bỏ được. Dân tộc Việt Nam bao đời nay đã kiên cường 1,5 chiến đấu để giữ vững bờ cõi, bảo vệ chủ quyền thiêng liêng ấy. - Bài thơ Sông núi nước Nam thể hiện niềm tin và tự hào sức mạnh chính nghĩa của dân tộc ta có thể tiêu diệt bất kì kẻ thù hung bạo dám xâm lược 1,5 đất nước này. Vì thế có sức mạnh kì diệu cổ vũ tinh thần chiến thắng của quân ta. Tinh thần và sức mạnh của bài thơ lên sự khẳng định dứt khoát, mãnh liệt như dao chém cột. Lưu ý: Học sinh có thể trình bày cách khác, nếu đúng giám khảo căn cứ vào hướng dẫn chấm để cho điểm theo từng ý tương ứng. HẾT 4
  5. ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG Tháng 11 năm 2018; Môn Ngữ văn ; Khối lớp 7 (Thời gian làm bài: 45 phút) I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2 điểm). Hãy chọn phương án trả lời đúng rồi ghi vào giấy kiểm tra: Câu 1: Bài thơ “Qua đèo Ngang” là của tác giả nào ? A. Hồ Xuân Hương B. Đoàn Thị Điểm C. Bà Huyện Thanh Quan D. Lý Thường Kiệt Câu 2: Văn bản “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” có nội dung chủ yếu là: A. Miêu tả một đêm trăng vắng vẻ, thanh bình. B. Thể hiện tình yêu quê của một người sống xa nhà trong đêm trăng thanh tĩnh. C. Tâm sự của một người trong đêm trăng không ngủ D. Tình cảm yêu quê hương của một người đi xa khi được về thăm quê. Câu 3:Từ nào sau đây trái nghĩa với từ “Thân thiết” ? A. Yêu thương B.Quý mến C. Kẻ thù D.Thương nhớ Câu 4:Trong những câu sau,câu nào là thành ngữ ? A. Có công mài sắt có ngày nên kim B. Có chí thì nên C. Ba chìm bảy nổi D. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây II. PHẦN TỰ LUẬN (8 điểm). Câu 5 (2 điểm). Tìm từ trái nghĩa trong các thành ngữ sau đây. a. Mắt nhắm mắt mở. b. Chân cứng đá mềm. c. Chân ướt chân ráo. d. Buổi đực buổi cái. Câu 6 (2 điểm). Đặt câu với mỗi cặp từ đồng âm (ở mỗi câu phải có cả hai từ đồng âm) a. bàn (danh từ) – bàn (động từ) b. năm (danh từ) – năm (số từ) Câu 7 (4 điểm). Viết một đoạn văn ngắn ( 5-7 câu) về tình cảm quê hương, trong đó có sử dụng ít nhất 2 cặp từ trái nghĩa. HẾT (Cán bộ coi kiểm tra không giải thích gì thêm) 5
  6. HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG Tháng 11 năm 2018 . Môn: Ngữ văn ; Khối lớp:7 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2 điểm). Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm. Câu 1 2 3 4 Phương án C B C C II. PHẦN TỰ LUẬN (8 điểm) Gợi ý nội dung trả lời Điểm Câu 5 (2 điểm). Câu 5. Tìm từ trái nghĩa trong các thành ngữ sau đây. a. Nhắm - mở. b. Cứng - mềm. 2 c. Ướt - ráo. d. Đực - cái. (Mỗi đáp án đúng được 0,5 điểm) Câu 6 (2 điểm). HS đặt câu đúng ngữ pháp, chính tả có sử dụng hợp lý cặp từ đồng âm. Ví dụ: Anh Bàn đang bàn bạc việc làm nhà mới. 2 Năm học này tôi được mẹ tặng năm bộ quần áo đẹp. (Mỗi đáp án đúng được 1 điểm) Câu 7 (4 điểm). * Yêu cầu về hình thức: Viết thành đoạn văn ngắn, có bố cục rõ ràng, mạch lạc; diễn đạt tốt, trong sáng; câu chữ và viết đoạn chặt chẽ, chọn 1 lọc, chính xác. Nếu học sinh viết 2 đoạn văn thì không cho điểm cấu trúc. - Nội dung: Đoạn văn có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các nội dung sau: - Phải nói được tình cảm của em đối với quê hương, có cảm xúc 2 - Có sử dụng ít nhất 2 cặp từ trái nghĩa. 1 (Mỗi cặp từ trái nghĩa được 0,5 điểm) Lưu ý: Học sinh có thể trình bày cách khác, nếu đúng giám khảo căn cứ vào hướng dẫn chấm để cho điểm theo từng ý tương ứng. HẾT 6
  7. ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG Tháng 12 năm 2018; Môn Ngữ văn ; Khối lớp 7 (Thời gian làm bài: 45 phút) I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2 điểm). Hãy chọn phương án trả lời đúng rồi ghi vào giấy kiểm tra: Câu 1: Hãy đọc hai câu thơ sau đây: Sánh với Na – Va “ranh tướng” Pháp Tiếng tăm nồng nặc ở Đông Dương. (Tú Mỡ) Lối chơi chữ nào được sử dụng trong hai câu thơ trên? A. Dùng từ ngữ đồng âm B. Dùng lối nói trại âm C. Dùng từ trái nghĩa D. Dùng lối nói lái. Câu 2: Văn bản nào sau đây thể hiện nội dung: “Tình yêu tha thiết với quê hương qua nỗi nhớ mùa xuân của người con xa quê.” ? A. Sài Gòn tôi yêu.em B. Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh. C. Mùa xuân của tôi. D. Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê. Câu 3: Câu nào dưới đây là điệp ngữ. A. Anh đã tìm em, rất lâu, rất lâu B. Em trồng hoa cúc. Em trồng hoa hồng, Em trồng cả hoa thược dược C. Bố em rất giỏi, bố em biết hát, bố em biết múa D. Em mơ một giấc mơ. Câu 4: Nhận xét nào sau đây không đúng về tác phẩm trữ tình: A. Chỉ dùng lối bày tỏ trực tiếp tình cảm, cảm xúc B. Ngôn ngữ thường giàu hình ảnh, giàu sức gợi cảm C. Thường có yếu tố tự sự và miêu tả D. Có thể dùng lối bày tỏ trực tiếp hoặc gián tiếp tình cảm, cảm xúc II. PHẦN TỰ LUẬN (8 điểm). Câu 5 (2 điểm). Chép thuộc lòng khổ thơ cuối bà thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh và cho biết khổ thơ ấy sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Câu 6 (2 điểm). Văn bản “Mùa xuân của tôi” viết về đề tài gì? Qua đó tác giả thể hiện tình cảm gì của mình? Câu 7 (4 điểm). Viết một đoạn văn biểu cảm ngắn ( 7-9 câu) về mẹ của em, trong đó có sử dụng câu thành ngữ “Một nắng hai sương. HẾT (Cán bộ coi kiểm tra không giải thích gì thêm) 7
  8. HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG Tháng 12 năm 2018 . Môn: Ngữ văn ; Khối lớp:7 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2 điểm). Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm. Câu 1 2 3 4 Phương án B C A A II. PHẦN TỰ LUẬN (8 điểm) Gợi ý nội dung trả lời Điểm Câu 5 (2 điểm). Chép thuộc lòng khổ thơ cuối bà thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh (Sai 3 lỗi trừ 0,25 điểm) Cháu chiến đấu hôm nay Vì lòng yêu tổ quốc 1 Vì xóm làng thân thuộc Bà ơi cũng vì bà Vì tiếng gà cục tác Ổ trứng hồng tuổi thơ. - Khổ thơ sử dụng biện pháp nghệ thuật điệp ngữ “Vì”. 1 Câu 6 (2 điểm). - Bài văn tái hiện không khí và cảnh sắc mùa xuân Hà Nội và miền Bắc 1 trong những ngày tháng giêng và mùa xuân nói chung. - Tình cảm của nhà văn: + Nhớ thương da diết, nồng nàn đối với quê hương đất nước. 0.5 + Trân trọng và biết tận hưởng những vẻ đẹp của đời sống và thiên 0;5 nhiên. Câu 7 (4 điểm). * Yêu cầu về hình thức: Viết thành đoạn văn ngắn, có bố cục rõ ràng, mạch lạc; diễn đạt tốt, trong sáng; câu chữ và viết đoạn chặt chẽ, chọn 1 lọc, chính xác. Nếu học sinh viết 2 đoạn văn thì không cho điểm cấu trúc. - Nội dung: Đoạn văn có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các nội dung sau: - Phải nói được tình cảm của em đối với mẹ. 2 - Đưa được câu thành ngữ “Một nắng hai sương” vào đoạn văn. 1 Lưu ý: Học sinh có thể trình bày cách khác, nếu đúng giám khảo căn cứ vào hướng dẫn chấm để cho điểm theo từng ý tương ứng. HẾT 8