Đề kiểm tra luyện kĩ năng làm bài thi lần 1 môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học - 2018-2019 - Phòng GD&ĐT Yên Thế (Có ma trận và đáp án)

doc 3 trang thungat 2900
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra luyện kĩ năng làm bài thi lần 1 môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học - 2018-2019 - Phòng GD&ĐT Yên Thế (Có ma trận và đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_luyen_ki_nang_lam_bai_thi_lan_1_mon_ngu_van_lop.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra luyện kĩ năng làm bài thi lần 1 môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học - 2018-2019 - Phòng GD&ĐT Yên Thế (Có ma trận và đáp án)

  1. PHÒNG GD&ĐT YÊN THẾ ĐỀ KIỂM TRA LUYỆN KỸ NĂNG LÀM BÀI THI LẦN I Năm học: 2018 - 2019 (Đề kiểm tra gồm 01 trang) Môn: Ngữ văn 7 Thời gian làm bài: 90 phút Câu 1 (2.0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: “Mình về mình có nhớ ta Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng Mình về mình có nhớ không Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn Tiếng ai tha thiết bên cồn Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi Áo chàm đưa buổi phân li Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay” (Việt Bắc- Tố Hữu) a.Xác định thể thơ trong đoạn thơ trên? b.Tìm những từ láy có trong đoạn thơ. c.Văn bản sử dụng thành công biện pháp tu từ nào? Nêu tác dụng cụ thể của phép tu từ đó. Câu 2 (3.0 điểm) a. Chép theo trí nhớ phần dịch thơ bài thơ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê (Hồi hương ngẫu thư) của tác giả Hạ Tri Chương. b. Viết đoạn văn (5-7 câu) nêu tình cảm của em với quê hương mình. Câu 3 (5.0 điểm) Nêu cảm xúc về một con vật nuôi trong nhà. Hết 1
  2. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KT LUYỆN KN LÀM BÀI THI LẦN I NĂM HỌC 2018 - 2019 MÔN: NGỮ VĂN LỚP 7 Câu Phần Yêu cầu Điểm a -Thể thơ lục bát 0,5 b - Các từ láy có trong đoạn thơ là: Thiết tha, Tha thiết, bâng khuâng, 0,5 bồn chồn - Biện pháp tu từ hoán dụ: Aó chàm được dụng để chỉ người đưa tiễn. c Qua hình ảnh này ta hiểu được tính chất của cuộc chia tay. Đó là cuộc 1 chia tay lớn, cuộc chia tay lịch sử. Trong cuộc chia tay này, không phải 1 chỉ có một người, hai người đưa tiễn mà là cả Việt Bắc bao gồm nhân dân sáu tỉnh: Cao – Bắc – Lạng- Thái – Hà- Tuyên và cả thiên nhiên núi rừng Việt Bắc tiễn đưa người đi , cán bộ kháng chiến. * Lưu ý: Ngoài biện pháp tu từ hoán dụ được thể hiện thành công ở trên, nếu học sinh chỉ ra được biện pháp tu từ khác và nêu được tác dụng vẫn cho điểm. 1.0 - Chép đúng phần dịch thơ, không sai chính tả 2 Yêu cầu về kĩ năng: Học sinh viết đúng thể thức đoạn văn từ (5- 7 câu) 0.5 trình bày được tình cảm của em với quê hương em, lời văn lưu loát, không mắc lỗi chính tả. Yêu cầu về nội dung : 1,5 - Quê hương là nơi mỗi người sinh ra và lớn lên, nơi chôn rau cắt rốn - Yêu quê hương vì nơi đó có nhiều kỉ niệm ngọt ngào - Ý thứ trách nhiệm với quê hương A. Yêu cầu về kĩ năng: - HS biết cách làm bài văn biểu cảm về một sự vật. Bài viết có đủ bố cục ba 0, 5 phần, diễn đạt rõ ràng, mạch lạc. * Yêu cầu về kiến thức: a. Mở bài: 0,5 - Giới thiệu được con vật nuôi. - Suy nghĩ về số phận của nó. b. Thân bài: 1,75 3. - Tình thân với con vật đó + coi nó như người anh, chị, bạn + Kể với nó mọi chuyện buồn vui + Nó chia sẻ nỗi vui buồn cùng em 1.75 - Cảm xúc hoặc nỗi đau khố khi con vật mất tích, chết, (hoặc một tình huống bất kỳ nào khác). + Con vật chết hoặc mất tích sau sự việc gì? 0,5 + Em chưa kể với nó về niềm vui( nỗi buồn) mà mình chưa có dịp bộc lộ c. Kết bài: Tình cảm của em với con vật đó. Lưu ý khi chấm bài: - Trên đây chỉ là những ý cơ bản, giám khảo cần căn cứ cụ thể vào bài thi để chấm một cách linh hoạt, hợp lý, phù hợp với đặc trưng bộ môn. - Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, miễn là làm rõ vấn đề được yêu cầu trong đề bài, đảm bảo kỹ năng hành văn, nội dung được sắp xếp lô-gic, hợp lý. - Khuyến khích những bài làm có nhiều tìm tòi, phát hiện, sáng tạo trong nội dung và hình thức thể hiện; trừ điểm đối với những bài mắc lỗi kiến thức cơ bản, lỗi hành văn và trình bày, giáo viên làm tròn đến 0.25 điểm 2