Đề kiểm tra môn Ngữ văn Lớp 7 - Viết bài tập làm văn số 1 - Tô Thị Hiền

doc 7 trang thungat 2660
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Ngữ văn Lớp 7 - Viết bài tập làm văn số 1 - Tô Thị Hiền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_mon_ngu_van_lop_7_viet_bai_tap_lam_van_so_1_to_t.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra môn Ngữ văn Lớp 7 - Viết bài tập làm văn số 1 - Tô Thị Hiền

  1. PHÒNG GD&ĐT NGỌC LẶC ĐỀ KIỂM TRA- 90 PHÚT TRƯỜNG THCS LÊ ĐÌNH CHINH Môn: Ngữ Văn7 ( Bài viết số 1 ở nhà) Ngày kiểm tra: 26/9/2018 – Lớp7A1+7ª2 GV ra đề: Tô Thị Hiền VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1-VĂN TỰ SỰ VÀ MIÊU TẢ (Làm ở nhà) I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT. 1. Kiến thức: Hệ thống lại những kiến thức cơ bản của văn tự sự và văn miêu tả cũng như các phương pháp được dùng để làm một bài văn tự sự, miêu tả. 2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn và bài văn tự sự và miêu tả (đặc biệt là kể chuyện tưởng tượng, sáng tạo) 3. Thái độ: Có ý thức, thái độ nghiêm túc khi viết một bài văn tự sự hoặc miêu tả đúng chủ đề, thể loại và có xúc cảm. II. HÌNH THỨC KIỂM TRA HS viết bài ở nhà dưới hình thức tự luận III. THIẾT LẬP MA TRẬN Nội dung Mức độ cần đạt Tổng số Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng thấp cao I. Đọc hiểu - Nhận diện - Lý giải - Hiểu và - Ngữ liệu: được PTBĐ được tính trình bày Văn bản nhật - Nêu được mạch lạc được ý dụng ND chính của VB nghĩa đoạn - Tiêu chí : của VB văn bản Đoạn văn có độ dài khoảng 300 chữ Tổng -Số câu :2 -Số câu :1 -Số câu :1 -Số câu :4 -Số -Số -Số -Số điểm :1,0 điểm :1,0 điểm :1,0 điểm :3,0 -% : 10 -% : 10 -% : 10 -% : 30 II. Tạo lập Viết được văn bản đoạn văn lý 1. Viết đoạn giải được ý văn kiến của mình một cách thuyết phục
  2. 2. Viết bài văn Viết được tự sự bài văn tự sự có kết hợp các yếu tố MT, BC, NL -Số câu :1 -Số câu :1 -Số câu :2 Tổng -Số -Số -Số điểm :2,0 điểm :5,0 điểm:7,0 -% : 20 -% : 50 -% : 70 IV. BIÊN SOẠN ĐỀ I. Đọc - hiểu (3,0 điểm) Đọc đoạn văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới : Thứ sáu, ngày 28 "Enricô con ơi! Việc học đối với con hình như khó nhọc, mẹ con nói phải đấy. Cha chưa bao giờ trông thấy con đi học với cái dáng quả quyết và nét mặt hớn hở như cha mong muốn ! Con thử tưởng tượng nếu con ngồi không ở nhà thì ngày giờ của con sẽ trống trải biết là dường nào ! Cha chắc chỉ trong vòng một tuần lễ là con lại muốn trở lại nhà trường. Con ơi ! Hiện thời, không một đứa trẻ nào là không đi học. Con hãy nghĩ đến những người thợ làm lụng cặm cụi cả ngày, tối đến còn phải cắp sách đi học, những cô thiếu nữ suốt tuần lễ bị giam giữ trong xưởng, chủ nhật đến cũng rủ nhau đi học, những binh lính hết giờ luyện tập cũng đem ra học, viết. Cho đến những trẻ mù, trẻ câm, chúng cũng đều học cả Cố lên ! Tên lính nhỏ trong đạo quân lớn lao kia ! Cố lên ! Con ơi ! Lấy sách vở làm khí giới, lấy lớp học làm quân đội, lấy thế giới làm bãi chiến trường, coi sự ngu dốt là cứu địch và lấy sự văn minh của nhân loại làm cuộc khải hoàn, con phải phấn đấu luôn luôn và chớ hề làm tên lính hèn nhát." (Trích chương 8 - Những tấm lòng cao cả - Ét-môn-đô-đơ A-mi-xi) Câu 1: (0,5 điểm). Đoạn trích trên được viết theo phương thức biểu đạt nào? Câu 2 :(0,5 điểm). Nêu ngắn gọn nội dung của đoạn trích? Câu 3 : (1,0 diểm). Việc sử dụng các từ ngữ: khí giới, chiến trường, quân đội, cứu địch, tên lính có đảm bảo tính mạch lạc của đoạn trích không? Vì sao? Câu 4 : (1,0 điểm). Qua đoạn trích người bố muốn khuyên En-ri-cô điều gì? II. Tạo lập văn bản(3,0 điểm) Câu 1: (2,0 điểm). Trong học tập em thấy mình là một tên lính hèn nhát hay dũng cảm? Hyax trình bày bằng một đoạn văn ngắn khoảng 8-10 câu Hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 7- 8 câu về chủ đề trên. Câu 2: (5,0 điểm). Trong năm học vừa qua em có rất nhiều kỷ niệm với thầy cô, bạn bè, mái trường Hãy kể lại một kỷ niệm em cho là đáng nhớ nhất.
  3. V. HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM. Phần Câu Nội dung Điểm I 1 - PTBĐ của VB : Biểu cảm 0,5 2 Nội dung : En-ri-cô chưa ham học trong khi tất cả 0,5 mọi người đều phải học. Việc học tập như chiến trường, En-ri-cô phải cố gắng để ko là một tên lính hèn nhát. 3 Các từ ngữ không phá vỡ tính mạch lạc vì nó được 1,0 dùng với nghĩa ẩn dụ cho việc học tập của con người. 4 - Nói về sự cần thiết của việc học. Học tập là quan 1,0 trọng, cần thiết với tất mọi người. Vì vậy người cha cha mong con phải cố gắng để không là tên lính hèn nhát trong chiến trường chinh phục kiến thức. II 1 1. Yêu cầu về kỹ năng : HS viết được đoạn văn ngắn có cấu trúc hoàn chỉnh, nội dung phải trình bày được ý kiến và có lý giải thuyết phục. 2. Về kiến thức: + Mở đoạn : Nêu vấn đề 0,5 + Thân đoạn : Lý giải vấn đề 1,0 - Là tên lính hèn nhát vì : Chưa có sự cố gắng, còn ngại khó, ngại khó, ngại khổ, chưa coi việc học là niềm vui. Là mục đích phấn đấu - Là tên lính dũng cảm vì: Chăm chỉ, chịu khó. Không ngại khó khăn, gian khổ, tìm tòi, sáng tạo + Kết đoạn : Bài học rút ra. 0,5 2 1. Yêu cầu về kỹ năng : HS viết được một bài tự sự có bố cục rõ ràng. Biết kết hợp các yếu tố MT, BC, NL 2. Về kiến thức: HS có thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau miễn là làm rõ được yêu cầu của đề. Một số gợi ý : a. Mở bài - Giới thiệu về kỷ niệm khó quên : Với ai, về việc gì 0,5 b. Thân bài 0,5 + Hoàn cảnh xảy ra sự việc + Diễn biến sự việc 2,5 - Mở đầu - Thắt nút, cao trào, gỡ nút - Kết thúc + Bài học rút ra 1,0 c. Kết bài 0,5 - Tình cảm thái độ đối với câu chuyện.
  4. TỔ CHUYÊN MÔN DUYỆT CHUYÊN MÔN TRƯỜNG DUYỆT TỔ TRƯỞNG HIỆU TRƯỞNG Trần Thị Lựu Lê Văn Nguyện PHÒNG GD&ĐT NGỌC LẶC Thứ ngày tháng 9 năm 2018 TRƯỜNG THCS LÊ ĐÌNH CHINH BÀI KIỂM TRA MÔN NGỮ VĂN Họ và tên: Lớp 8A2 Thời gian: 90 phút (Bài viết số 1) Điểm Lời phê của Thầy, Cô giáo ĐỀ BÀI I. Đọc - hiểu (3,0 điểm)
  5. Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới : Ngỗng mẹ Ngày xuân ấm áp, Ngỗng mẹ dẫn đàn con của mình đi dạo chơi. Đàn ngỗng con thích thú trước một thế giới rực rỡ và thế là chúng tản mát khắp cánh đồng cỏ mênh mông. Bỗng những đám mây đen kịt ùn ùn đến, mưa bắt đầu rơi xuống mặt đất. Ngỗng mẹ lo lắng cất tiếng gọi con. Bấy giờ, ngỗng con chợt nhớ đến mẹ. Chúng nghển cao những cái đầu nhỏ bé và chạy về với mẹ. Ngỗng mẹ giương cánh, phủ lên đàn con của mình. Dưới cánh mẹ đàn ngỗng con thấy thật yên ổn và ấm áp. Chúng nghe từ đâu đó rất xa tiếng sấm nổ, tiếng gió gào thét và tiếng mưa đá rơi lộp độp Rồi tất cả trở lại yên lặng. Những chú ngỗng lập tức nằng nặc đòi mẹ nâng đôi cánh lên để chúng được chạy ra bên ngoài. Ngỗng mẹ khẽ nâng đôi cánh để đàn con chạy ùa ra bãi cỏ. Chúng đã nhìn thấy đôi cánh mẹ ướt đẫm, lông rụng tơi tả. Nhưng kìa, ánh sáng, bãi cỏ, những chú cánh cám, những con ong mật đã khiến chúng quên cả hỏi thăm mẹ. Chỉ có một chú ngỗng bé bỏng và yếu ớt chạy đến hỏi thăm mẹ: - Sao cánh mẹ lại rách toạc thế này? Ngỗng mẹ khẽ trả lời: - Mọi việc đều tốt đẹp, con ạ! Đàn ngỗng vàng lại tản ra trên bãi cỏ và Ngỗng mẹ cảm thấy hạnh phúc. (Dẫn theo Giáo dục con người chân chính như thế nào-V.A. Xu-khôm-xki) Câu 1: (0,5 điểm). Văn bản trên được viết theo phương thức biểu đạt nào? Câu 2 :(0,5 điểm). Nêu ngắn gọn nội dung của văn bản? Câu 3 : (1,0 diểm). Xác định chủ đề của văn bản? Câu 4 : (1,0 điểm). Bài học em cho là sâu sắc nhất qua văn bản trên? II. Tạo lập văn bản(3,0 điểm) Câu 1: (2,0 điểm). Cho chủ đề: Tình thương và sự hy sinh của cha mẹ với con cái là vô tận Hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 7- 8 câu về chủ đề trên. Câu 2: (5,0 điểm). Kể lại một giấc mơ, ở đó em được gặp lại một người thân đã xa cách lâu nay. BÀI LÀM