Đề kiểm tra môn Ngữ văn Lớp 8 - Bài tập làm văn số 1 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Đinh Tiên Hoàng (Có hướng dẫn)

docx 12 trang thungat 1900
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Ngữ văn Lớp 8 - Bài tập làm văn số 1 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Đinh Tiên Hoàng (Có hướng dẫn)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_mon_ngu_van_lop_8_bai_tap_lam_van_so_1_nam_hoc_2.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra môn Ngữ văn Lớp 8 - Bài tập làm văn số 1 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Đinh Tiên Hoàng (Có hướng dẫn)

  1. Phòng Giáo dục & Đào tạo CưMgar BÀI VIẾT SỐ 1( VĂN TỰ SỰ ). Tiết 11, 12 Trường THCS Đinh Tiên Hoàng NĂM HỌC 2017- 2018 MÔN: NGỮ VĂN. LỚP 8 Thời gian: 90 phút ( Không kể thời gian giao đề) * Đề bài: Em hãy kể lại một kỉ niệm khó quên với một người ( bạn ,thầy, người thân )
  2. HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI VIẾT SỐ 1( VĂN TỰ SỰ ). Tiết 11, 12 NĂM HỌC 2017- 2018 MÔN: NGỮ VĂN. LỚP 8 Thời gian: 90 phút ( Không kể thời gian giao đề) I/ Yêu cầu về kĩ năng: - Học sinh biết cách làm bài văn tự sự có kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm. - Bài làm có bố cục cân đối, lời văn có cảm xúc, chân thật. - Bài viết sạch sẽ, trình bày rõ ràng. - Ít sai lỗi chính tả, lỗi ngữ pháp. II/ Yêu cầu về kiến thức : a. Mở bài : Giới thiệu về một kỷ niệm khó quên với một người ( bạn, thầy, người thân). Giới thiệu hoàn cảnh gắn với kỷ niệm. Giới thiệu nhân vật gắn với kỷ niệm ( 1 đ). b. Thân bài: - Trình bày diễn biến của kỷ niệm tương ứng với các đoạn văn. - Tình huống nảy sinh kỉ niệm. - Sự kiện nảy sinh kỉ niệm. - Kết quả của kỉ niệm ( 8đ). c. Kết bài (1đ) Nêu cảm xúc của bản thân đổi với kỉ niệm. * Chú ý : Trong quá trình chấm, giáo viên cần chú ý đến sự sáng tạo của học sinh, nếu đúng, hợp lý vẫn cho điểm tối đa, không căn cứ quá cứng vào hướng dẫn chấm. * Biểu điểm - Điểm 9 - 10: Đảm bảo được yêu cầu trên, có nhiều sáng tạo trong bài viết. - Điểm 7 - 8: Bố cục rõ ràng, đáp ứng tương đối tốt các yêu cầu trên nhưng còn mắc 3,4 lỗi chính tả. - Điểm 5 - 6: Bài đạt yêu cầu về nội dung, chữ viết rõ ràng nhưng còn mắc 4,5 lỗi chính tả, 2 lỗi diễn đạt. - Điểm 3 - 4: Nội dung sơ sài, chữ viết xấu, sai lỗi chính tả,lỗi diễn đạt - Điểm 1 - 2: Bài viết yếu, bố cục không rõ ràng. - Điểm 0: Nộp giấy trắng.
  3. Phòng Giáo dục & Đào tạo CưMgar BÀI VIẾT SỐ 2. Tiết 35-36 Trường THCS Đinh Tiên Hoàng NĂM HỌC 2017- 2018 MÔN: NGỮ VĂN. LỚP 8 Thời gian: 90 phút ( Không kể thời gian giao đề) * Đề bài: Kể về một lần em mắc lỗi ( khuyết điểm) khiến thầy, cô giáo buồn.
  4. HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI VIẾT SỐ 2. Tiết 35-36 NĂM HỌC 2017- 2018 MÔN: NGỮ VĂN. LỚP 8 Thời gian: 90 phút ( Không kể thời gian giao đề) I/ Yêu cầu về kĩ năng: - Học sinh biết cách làm bài văn tự sự có kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm. - Bài làm có bố cục cân đối, lời văn có cảm xúc, chân thật. - Bài viết sạch sẽ, trình bày rõ ràng. - Ít sai lỗi chính tả, lỗi ngữ pháp. II/ Yêu cầu về kiến thức : a. Mở bài: (1đ) Giới thiệu tình huống xảy ra câu chuyện ( phạm lỗi với thầy , cô. Đó là khi nào? ở đâu? Em đã phạm lỗi gì?) b. Thân bài: (8đ) - Chuyện đã xảy ra như thể nào? - Miêu tả sự việc xảy ra, hình ảnh người thầy,cô giáo,trong khi và sau khi em phạm lỗi( Nét mặt , cứ chỉ, lời nói , thái độ ,.) c. Kết bài: (1đ). Những tình cảm và cứ chỉ của em khi sự việc xảy ra và sau việc ấy ( lo lắng, ân hận, buồn phiền ) III. Biểu điểm: - Điểm 9 - 10: Đảm bảo được yêu cầu trên, có nhiều sáng tạo trong bài viết. - Điểm 7 - 8: Bố cục rõ ràng, đáp ứng tương đối tốt các yêu cầu trên nhưng còn mắc 3,4 lỗi chính tả. - Điểm 5 - 6: Bài đạt yêu cầu về nội dung, chữ viết rõ ràng nhưng còn mắc 4,5 lỗi chính tả, 2 lỗi diễn đạt. - Điểm 3 - 4: Nội dung sơ sài, chữ viết xấu, sai lỗi chính tả, lỗi diễn đạt - Điểm 1 - 2: Bài viết yếu, bố cục không rõ ràng. - Điểm 0: Nộp giấy trắng.
  5. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT VĂN HỌC. Tiết 41 MÔN: NGỮ VĂN. LỚP 8 Năm học: 2017 - 2018 Vận dụng Mức độ Nhận biết Thông hiểu Cấp độ thấp Cấp độ Tổng Chủ đề cao “Lão Hạc” Xác định tên Xác định và văn bản, tên phân tích tác Nguyên nhân cái tác giả, nội dụng của biện chết của LãoHạc. dung chính pháp nghệ Nêu ý nghĩa của đoạn văn thuật trong của cái chết đó. đoạn trích Số câu 0,5 0,5 1 1 Số điểm 1 1 3 5 Tỉ lệ % 10% 10% 30% 50% “Lão Hiểu biết của em Hạc”và về số phận, cuộc “ Tức nước đời của người vỡ bờ” nông dân qua hai văn bản “ Lão Hạc”- Nam Cao và “ Tức nước vỡ bờ”- Ngô Tất Tố.( Số câu 1 1 Số điểm 5 5 Tỉ lệ % 50% 50% Tổng số câu: 0,5 0,5 2 3 Tổng số 1 1 8 10 điểm: Tỉ lệ % 10% 10% 80% 100%
  6. Phòng Giáo dục & Đào tạo CưMgar ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT VĂN HỌC. Tiết 41 Trường THCS Đinh Tiên Hoàng MÔN: NGỮ VĂN. LỚP 8 NĂM HỌC 2017- 2018 Thời gian: 45 phút ( Không kể thời gian giao đề) Câu 1: ( 2 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bên dưới: “Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những nếp nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc ” a/ Đoạn văn trên được trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? Nêu nội dung chính của đoạn văn. b/ Xác định từ tượng hình, từ tượng thanh được sử dụng trong đoạn trích trên và nêu tác dụng. Câu 2: ( 3 điểm) Hãy cho biết nguyên nhân cái chết của Lão Hạc? Nêu ý nghĩa của của cái chết đó? Câu 3: ( 5 điểm) Trình bày sự hiểu biết của em về số phận, cuộc đời của người nông dân qua hai văn bản “ Lão Hạc”- Nam Cao và “ Tức nước vỡ bờ”- Ngô Tất Tố.( Trình bày bằng một đoạn văn).
  7. HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA 1 TIẾT VĂN HỌC. Tiết 41 MÔN: NGỮ VĂN. LỚP 8 NĂM HỌC 2017- 2018 Thời gian: 45 phút ( Không kể thời gian giao đề) Câu 1: ( 2 điểm) a ) Đoạn văn được trích trong tác phẩm Lão Hạc của nhà văn Nam Cao. (0.5điểm) - Nội dung chính của đoạn văn: Bộ mặt đau khổ, đáng thương của lão Hạc khi bán cậu vàng. (0.5đ) b) Xác định từ tượng hình, từ tượng thanh. (0.5đ) - Từ tượng hình: móm mém - Từ tượng thanh: hu hu Tác dụng: Các từ tượng hình, tượng thanh làm nổi bật hình ảnh, dáng vẻ của lão Hạc - một lão nông già nua, khắc khổ, đang khóc thương khi lỡ đối xử tệ bạc với cậu vàng. (0.5đ) Câu 2: ( 3 điểm) * Nguyên nhân cái chết của Lão Hạc: - Tình cảnh đói khổ, túng quẫn đã đẩy Lão Hạc đến cái chết như một hành động tự giải thoát. - Lão Hạc chọn lấy cái chết để bảo toàn căn nhà và mảnh vườn cho con, không muốn gây phiền hà cho hàng xóm, láng giềng. * Ý nghĩa của của cái chết - Phản ánh chân thực, sâu sắc về số phận bi thảm của người nông dân trước cách mạng, ca ngợi phẩm giá cao đẹp của người lao động. - Phê phán tố cáo xã hội phi nhân, tàn ác. Câu 3: ( 5 điểm) Trong xã hội cũ người nông dân có địa vị thấp hèn vì vậy luôn phải gánh chịu sự bất công. Khi gặp cảnh khốn khó họ không nhận được sự quan tâm giúp đỡ của chính quyền ngược lại còn chịu sự khinh thường, rẻ rúng thậm chí phải chịu sự đánh đập hành hạ như anh Dậu. Cái nghèo đói nhiều khi đẩy họ vào đường cùng không lối thoát khiến họ phải tự tìm đến cái chết để giải thoát cho mình như Lão Hạc. Nhưng trong bất kì hoàn cảnh nào người nông dân xưa vẫn luôn cố gắng giữ gìn đạo đức, nhân phẩm của mình. Ta thấy một chị Dậu hết mình vì gia đình, chồng con mà đánh liều chống lại tên Cai Lệ, người nhà lý trưởng. Một Lão Hạc cho dù phải tìm đến cái chết vẫn giữ cái tâm lương thiện, hi sinh hết mình vì con cái,
  8. Phòng Giáo dục & Đào tạo CưMgar BÀI VIẾT SỐ 3- VĂN THUYẾT MINH Trường THCS Đinh Tiên Hoàng MÔN: NGỮ VĂN. LỚP 8- Tiết 55, 56 NĂM HỌC 2017- 2018 Thời gian: 90 phút ( Không kể thời gian giao đề) * Đề bài: Giới thiệu về chiếc nón lá Việt Nam
  9. HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI VIẾT SỐ 3 ( VĂN THUYẾT MINH) Tiết 55, 56 MÔN: NGỮ VĂN. LỚP 8 NĂM HỌC 2017- 2018 Thời gian: 90 phút ( Không kể thời gian giao đề) 1. Yêu cầu về kĩ năng: - HS biết cách làm bài văn thuyết minh có kết hợp yếu tố nghệ thuật - Bố cục 3 phần rõ ràng, - Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc. Dùng từ chính xác. Trình bày sạch đẹp, chữ viết rõ ràng, không sai lỗi chính tả, lỗi dùng từ và ngữ pháp. 2. Yêu cầu về nội dung: a. Mở bài : (3đ) Giới thiệu về chiếc nón lá (vẻ đẹp đặc trưng của nón lá Việt Nam) b. Thân bài: ( 5đ ) - Giới thiệu nghề làm nón và lợi ích kinh tế ( sử dụng nghệ thuật ?) - Giới thiệu quy trình làm nón ( phân loại) - Giới thiệu giá trị của chiếc nón lá ( so sánh) c. Kết bài: (2đ) Sức sống, ý nghĩa của chiếc nón lá Việt Nam. * Biểu điểm - Điểm 9 - 10: Đảm bảo được yêu cầu trên, có nhiều sáng tạo trong bài viết. - Điểm 7 - 8: Bố cục rõ ràng, đáp ứng tương đối tốt các yêu cầu trên nhưng còn mắc 3,4 lỗi chính tả. - Điểm 5 - 6: Bài đạt yêu cầu về nội dung, chữ viết rõ ràng nhưng còn mắc 4,5 lỗi chính tả, 2 lỗi diễn đạt. - Điểm 3 - 4: Nội dung sơ sài, chữ viết xấu, sai lỗi chính tả, lỗi diễn đạt - Điểm 1 - 2: Bài viết yếu, bố cục không rõ ràng. - Điểm 0: Nộp giấy trắng.
  10. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT TIẾNG VIỆT. Tiết 60 MÔN: NGỮ VĂN. LỚP 8 Năm học: 2017 - 2018 Vận dụng Mức độ Nhận biết Thông hiểu Cấp độ thấp Cấp độ Tổng Chủ đề cao Nêu khái Cho ví dụ Nói giảm, niệm nói tránh Số câu 0,5 0,5 1 Số điểm 1 1 2 Tỉ lệ % 10% 10% 20% Nhận diện từ Từ tượng tượng thanh, thanh, từ từ tượng tượng hình, hình, trợ từ, trợ từ, thán thán từ từ Số câu 1 1 Số điểm 3 3 Tỉ lệ % 30% 30% Viết đoạn văn ngắn có sử dụng Trường từ trường từ vựng và vựng chỉ ra trường từ vựng đó Số câu 1 1 Số điểm 5 5 Tỉ lệ % 50% 50% Tổng số câu: 1,5 0,5 1 3 Tổng số 4 1 5 10 điểm: 40% 10% 50% 100%
  11. Phòng Giáo dục & Đào tạo CưMgar ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT TIẾNG VIỆT. Tiết 60 Trường THCS Đinh Tiên Hoàng MÔN: NGỮ VĂN. LỚP 8 NĂM HỌC 2017- 2018 Thời gian: 45 phút ( Không kể thời gian giao đề) Câu 1: ( 2 điểm) Thế nào là nói giảm, nói tránh? Cho ví dụ ? Câu 2: ( 3 điểm) Hãy điền các từ sau vào bảng bên dưới sao cho phù hợp: Móm mém, ư ử, hu hu, dạ, chao ôi, đủng đỉnh, lom khom, lừ thừ, ha ha, ôi trời ơi, rũ rượi, meo meo, chính, những, than ôi, ơ hay, vâng, lộp bộp, ngay, róc rách. Từ tượng thanh Từ tượng hình Trợ từ Thán từ Câu 3: ( 5 điểm) Viết một đoạn văn ngắn ( chủ đề tự chọn) trong đó có sử dụng ít nhất một trường từ vựng, chỉ ra trường từ vựng đó.
  12. HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA 1 TIẾT TIẾNG VIỆT. Tiết 60 MÔN: NGỮ VĂN. LỚP 8 NĂM HỌC 2017- 2018 Thời gian: 45 phút ( Không kể thời gian giao đề) Câu 1: ( 2 điểm) Nói giám, nói tránh là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề, tránh thô tục, thiếu lịch sự. Ví dụ : Bác đã đi rồi sao Bác ơi! Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời. ( Tố Hữu, Bác ơi ) Câu 2: ( 3 điểm) - Từ tượng thanh: Hu hu, lộp bộp, ư ử, ha ha, meo meo, róc rách. - Từ tượng hình : Đủng đỉnh, rũ rượi, lom khom, móm mém, lừ thừ. - Trợ từ : Chính, những, ngay. - Thán từ : Chao ôi, ơ hay, than ôi, vâng, dạ, ôi trời ơi. Câu 3: ( 5 điểm) Đúng hình thức một đoạn văn, có câu mở đoạn , thân đoạn, kết đoạn. Viết sạch đẹp rõ ràng, có sử dụng trường từ vựng.