Đề kiểm tra môn Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 55+56 - Học kỳ I - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Phúc Đồng
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 55+56 - Học kỳ I - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Phúc Đồng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_mon_ngu_van_lop_8_tiet_5556_hoc_ky_i_nam_hoc_201.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra môn Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 55+56 - Học kỳ I - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Phúc Đồng
- UBND QUẬN LONG BIÊN KIỂM TRA MÔN NGỮ VĂN 8 TRƯỜNG THCS PHÚC ĐỒNG Tiết 55-56 - Phân môn Tập làm văn HKI - Năm học 2018-2019 Ngày kiểm tra: / /2018- Thời gian: 90 phút I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: Đánh giá việc nắm vững kiến thức của học sinh thông qua bài văn thuyết minh về đồ vật. 2. Kĩ năng: - Rèn kỹ năng trình bày văn bản theo đoạn, bài văn thuyết minh - Rèn kỹ năng về liên kết câu, đoạn và xây dựng bố cục bài văn hợp lý tạo tính mạch lạc cho văn bản. 3. Thái độ: Nghiêm túc khi làm bài kiểm tra. II. ĐỀ BÀI Em hãy thuyết minh về nón lá Việt Nam. III.HƯỚNG DẪN CHẤM Bài làm của học sinh cần đạt các yêu cầu sau: 1.Yêu cầu về hình thức: (2 điểm) - Đúng kiểu bài văn thuyết minh về đồ vật - Rõ bố cục: Mở bài, Thân bài, Kết bài; trình tự sự việc hợp lý. - Câu, đoạn chuẩn ngữ pháp, diễn đạt lưu loát, liên kết câu. - Trình bày sạch sẽ, chữ viết rõ ràng, không sai chính tả. 2. Yêu cầu về nội dung: (8 điểm) A Mở bài: (1 điểm) Giới thiệu khái quát về chiếc nón lá Việt Nam. b. Thân bài: (6 điểm) 1. Cấu tạo: - Hình dáng? Màu sắc? Kích thước? Vật liệu làm nón? - Cách làm : + Sườn nón là các nan tre. Một chiếc nón cần khoảng 14 - 15 nan. Các nan được uốn thành vòng tròn. Đường kính vòng tròn lớn nhất khoảng 40cm. Các vòng tròn có đường kính nhỏ dần, khoảng cách nhỏ dần đều là 2cm. + Xử lý lá: Lá cắt về phơi khô, sau đó xén tỉa theo kích thước phù hợp. + Chằm nón: Người thợ đặt lá lên sườn nón rồi dùng dây cước và kim khâu để chằm nón thành hình chóp. + Trang trí: Nón sau khi thành hình được quét một lớp dầu bóng để tăng độ bền và tính thẩm mỹ (có thể kể thêm trang trí mỹ thuật cho nón nghệ thuật).
- - Một số địa điểm làm nón lá nổi tiếng: Nón lá có ở khắp các nơi, khắp các vùng quê Việt Nam. Tuy nhiên một số địa điểm làm nón lá nổi tiếng như: Huế, Quảng Bình, Hà Tây (làng Chuông) 2. Công dụng: Giá trị vật chất và giá trị tinh thần. a) Trong cuộc sống nông thôn ngày xưa: - Người ta dùng nón khi nào? Để làm gì? - Những hình ảnh đẹp gắn liền với chiếc nón lá. (nêu VD) - Sự gắn bó giữa chiếc nón lá và người bình dân ngày xưa: + Ca dao (nêu VD) + Câu hát giao duyên (nêu VD) b) Trong cuộc sống công nghiệp hoá - hiện đại hoá ngày nay: Kể từ tháng 12/2007 người dân đã chấp hành qui định nội nón bảo hiểm của Chính phủ. Các loại nón thời trang như nón kết, nón rộng vành và nón cổ điển như nón lá đều không còn thứ tự ưu tiên khi sử dụng nữa. Tuy nhiên nón lá vẫn còn giá trị của nó: - Trong sinh hoạt hàng ngày (nêu VD) - Trong các lĩnh vực khác: + Nghệ thuật: Chiếc nón lá đã đi vào thơ ca nhạc hoạ (nêu VD). + Người VN có một điệu múa lá "Múa nón" rất duyên dáng. + Du lịch c. Kết bài: ( 1 điểm) Khẳng định giá trị tinh thần của chiếc nón lá. IV. BIỂU ĐIỂM: - Điểm 9 - 10: Đảm bảo đầy đủ các yêu cầu nêu trên ở mức độ tốt, lời văn sinh động, không lỗi câu, diễn đạt linh hoạt, trình bày sạch đẹp. - Điểm 7 - 8: Đảm bảo đầy đủ các yêu cầu trên ở mức độ khá: Diễn đạt khá, trôi chảy, chặt chẽ, không sai chính tả. - Điểm 5 - 6: Đảm bảo cơ bản đầy đủ các nội dung trên, tuy nhiên còn mắc một số lỗi nhỏ về sự diễn đạt, về chính tả. - Điểm 3- 4: Bám sát được các ý cơ bản, nhưng kĩ năng diễn đạt chưa tốt, trình bày còn lỏng lẻo, còn sai lỗi chính tả. - Điểm 0 -2: Không hiểu đề bài, kĩ năng diễn đạt quá yếu, lạc đề. Trên đây là những định hướng chấm cơ bản, giáo viên căn cứ vào thực tế bài làm của học sinh để cho điểm. Ban giám hiệu Tổ trưởng Người ra đề Nguyễn T. Bích Hồng Đàm Thị Tuyết Lê Thùy Vân