Đề kiểm tra môn Ngữ văn Lớp 9 - Học kỳ II - Trường THCS Minh Thạnh

docx 12 trang thungat 3920
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Ngữ văn Lớp 9 - Học kỳ II - Trường THCS Minh Thạnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_mon_ngu_van_lop_9_hoc_ky_ii_truong_thcs_minh_tha.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra môn Ngữ văn Lớp 9 - Học kỳ II - Trường THCS Minh Thạnh

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÌNH DƯƠNG ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN 9 HKII TRƯỜNG THCS MINH THẠNH I/ XÁC ĐỊNH MỤC ĐÍCH ĐÁNH GIÁ - Đánh giá năng lực tổng hợp của học sinh sau khi học xong chương trình Ngữ văn 9 học kì II - Nắm vững kiến thức ở các nội dung Đọc – hiểu, Tiếng Việt, Tập làm văn. - Khả năng vận dụng kiến thức Đọc – hiểu, Tiếng Việt, Làm văn vào việc tiếp nhận văn bản và tạo lập văn bản. - Hình thức đánh giá: Tự luận II/ XÁC ĐỊNH CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG CẦN ĐẠT 1. KIẾN THỨC - Nhận biết được tác giả, tác phẩm, phương thức biểu đạt, thể loại. - Chỉ ra được một biện pháp tu từ tiêu biểu và giá trị của biện pháp tu từ đó. - Xác định được nội dung của đoạn thơ. Vận dụng được những hiểu biết của bản thân để viết một đoạn văn - Nhận ra được các phép liên kết câu; nghĩa tường minh, hàm ý; các thành phần biệt lập. - Nắm được cách viết một bài văn nghị luận về tác phẩm văn học. 2. KĨ NĂNG - Học sinh có kĩ năng Đọc – hiểu văn bản nghệ thuật, biết nhận diện tác giả, tác phẩm, các biện pháp tu từ và hiểu được nội dung của đoạn thơ. - Biết viết đoạn văn nghị luận xã hội có kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không sai lỗi chính tả, lỗi dùng từ, ngữ pháp. - Học sinh có kĩ năng làm một bài văn nghị luận về tác phẩm văn học . Bố cục rõ ràng, kết hợp với yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận. - Văn viết trong sáng, lưu loát, giàu hình ảnh, cảm xúc, không mắc lỗi hành văn. III/ LẬP BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG NĂNG LỰC. MA TRẬN TỔNG ĐỀ THI HỌC KÌ II NĂM 2017- 2018 MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 9 Nội dung Mức độ cần đạt Tổng số Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao I. Đọc hiểu Câu 1 - Nhận diện: - Nêu chủ đề/ nội - Ngữ liệu: văn bản Thể thơ, dung chính/ vấn đề nghệ thuật./Văn bản phương thức chính mà văn bản đề nhật dụng. biểu đạt. cập.
  2. - Tiêu chí lựa chọn - Chỉ ra chi - Hiểu được quan ngữ liệu: tiết/ hình ảnh/ điểm/ tư tưởng của + 01 đoạn thơ biện pháp tu tác giả. + Độ dài 8 câu 63 từ, nổi bật - Hiểu được ý nghĩa/ chữ. trong đoạn tác dụng của việc sử thơ. dụng thể loại/ phương thức biểu Câu 2: đạt/ từ ngữ/ chi tiết/ - Ngữ liệu: một đoạn hình ảnh/ biện pháp trích trong SGK Ngữ tu từ, trong văn văn 9 tập II. bản. - Tiêu chí lựa chọn: - Hiểu được và lí giải Liên quan đến các được một số kiến kiến thức: thức tiếng Việt cơ Nghĩa tường minh, bản. hàm ý. Khởi ngữ Liên kết câu và liên kết đoạn văn Các thành phần biệt lập. Tổng kết về ngữ pháp . Tổng Số câu 2 2 4 Số điểm 1 2 3 Tỉ lệ 10% 20% 30% II. Tập làm Câu 1: Viết đoạn văn văn - Trình bày suy nghĩ về một vấn đề đặt ra trong ngữ liệu đọc hiểu ở phần I.1 Câu 2: Viết một Nghị luận về đoạn bài văn thơ, bài thơ nghị luận
  3. Nghị luận về đoạn trích, tác phẩm truyện có liên quan đến các tác phẩm sau: Tiếng nói của văn nghệ, Mùa xuân nho nhỏ, Viếng lăng Bác, Sang thu, Nói với con, Những ngôi sao xa xôi. Tổng Số câu 1 1 2 Số điểm 2 5 7 Tỉ lệ 20% 50% 70% Tổng cộng Số câu 2 2 1 1 6 Số điểm 1 2 2 5 10 Tỉ lệ 10% 20% 20% 50% 100% KHUNG MA TRẬN ĐỀ THI HỌC KÌ II NĂM 2017- 2018 MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 9 Nội dung Mức độ cần đạt Tổng số Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao I. Đọc hiểu Câu 1 - Nhận diện thể thơ , Hiểu được nội - Ngữ liệu: Đoạn phương thức biểu đạt. dung của đoạn thơ trích trong - Chỉ ra biện pháp tu thơ. bài tiếng Việt của từ, nổi bật trong Tác dụng của Lưu Quang Vũ đoạn thơ. biện pháp tu từ - Tiêu chí lựa chọn ngữ liệu: + 01 đoạn thơ + Độ dài 8 câu 63 - Hiểu được xác
  4. chữ. định được các Câu 2 phép liên kết câu - Ngữ liệu: đoạn ( Về hình thức ) trích trong tác phẩm truyện ( SGK 9 Tập 2) - Tiêu chí lựa chọn có liên quan đến bài Liên kết câu và liên kết đoạn văn. Tổng Số câu 2 2 4 Số điểm 1 2 3 Tỉ lệ 10% 20% 30% II. Tập làm Câu 1: Viết một đoạn văn Trình bày suy nghĩ văn về vấn đề đặt ra trong đoạn thơ đọc hiểu ở phần I. Bài thơ tiếng Việt của Lưu Quang Vũ Câu 2: Viết một bài văn - Văn nghị luận về đoạn thơ. ( Trích bài thơ mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải) Tổng Số câu 1 1 2 Số điểm 2 5 7 Tỉ lệ 20% 50% 70% Tổng cộng Số câu 2 2 1 1 6 Số điểm 1 2 2 5 10 Tỉ lệ 10% 20% 20% 50% 100%
  5. IV/ THIẾT KẾ ĐỀ KIỂM TRA DỰA TRÊN MA TRÂN. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO DẦU TIẾNG TRƯỜNG THCS MINH THẠNH ĐỀ THI HỌC KÌ II LỚP 9 NĂM HỌC 2017 -2018 THỜI GIAN: 90 phút (Không kể thời gian phát đề) I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Câu 1.( 2 điểm) Đọc văn bản sau đây và trả lời câu hỏi “ Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ Ôi tiếng Việt như đất cày , như lụa Óng tre ngà và mềm mại như tơ Tiếng tha thiết nói thường nghe như hát Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh Như gió nước không thể nào nắm bắt Dấu huyền trầm , dấu ngã chênh vênh” (Trích bài Tiếng Việt - Lưu Quang Vũ ) a- Văn bản trên thuộc thể thơ nào? Nêu phương thức biểu đạt của đoạn thơ ( 0,5 điểm). b- Chỉ ra và phân tích biện pháp tu từ được sử dụng chủ yếu trong văn bản.( 0,5 điểm) c- Văn bản thể hiện thái độ, tình cảm gì của tác giả đối với tiếng Việt.( 1,0 điểm)
  6. Câu 2: (1 điểm ) a. Kể các phép liên kết câu ( Về hình thức )? b. Tìm phép liên kết ở đoạn văn sau: “ Ở rừng mùa này thường như thế. Mưa. Nhưng mưa đá. Lúc đầu tôi không biết. Nhưng rồi có tiếng lanh canh gõ trên nóc hang. Có cái gì vô cùng sắc xẻ không khí ra từng mảnh vụn. Gió. Và tôi thấy đau, ướt ở má” (Lê Minh Khuê – Những ngôi sao xa xôi- sách Ngữ văn 9 tập II trang 120) II. Làm văn ( 7 điểm ) Câu 1.( 2 điểm) Từ nội dung đoạn thơ ở phần 1.I, em hãy viết đoạn văn ngắn ( từ 8 đến 10 câu ) trình bày suy nghĩ : Hiện nay một bộ phận giới trẻ đang làm mất dần sự trong sáng vốn có của tiếng Việt. Là học sinh, em sẽ làm gì để góp phần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Câu 2.( 5 điểm) Em hãy phân tích khát vọng sống đẹp của nhà thơ trong hai khổ thơ sau: “ Ta làm con chim hót Ta làm một cành hoa Ta nhập vào hòa ca Một nốt trầm xao xuyến Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc” ( Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải - Sách Ngữ văn 9 tập 2 trang ) - HẾT -
  7. V/ XÂY DỰNG HƯỚNG DẪN CHẤM HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2017 - 2018 MÔN NGỮ VĂN (9) (Bản hướng dẫn chấm gồm 03 trang) A. Hướng dẫn chung - Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm. - Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo. - Việc chi tiết hóa điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi ý và được thống nhất trong Tổ bộ môn của trường. - Sau khi cộng điểm toàn bài, làm tròn theo quy định hiện hành. B. Đề và đáp án: Phần Đáp án và biểu điểm Điểm I. ĐỌC- HIỂU ( 3,0 điểm) I 1a - Thể thơ tự do.( HS nêu thể thơ 8 chữ vẫn cho 0,25điểm) 0.25 - phương thức biểu đạt : Biểu cảm ( trữ tình) 0.25 1b - Biện pháp tu từ tiêu biểu nhất được sử dụng trong đoạn thơ: so sánh 0.25 - HS chỉ ra được các câu thơ có biện pháp so sánh 0.25 - Ôi tiếng Việt như đất cày , như lụa - Óng tre ngà và mềm mại như tơ - Tiếng tha thiết nói thường nghe như hát - Như gió nước không thể nào nắm bắt
  8. Tác dụng : hữu hình hóa vẻ đẹp của tiếng Việt bằng các hình ảnh, âm thanh; tiếng 0,5 điểm Việt đẹp bởi hình và thanh. 1c Nội dung chính của đoạn thơ: Văn bản trên thể hiện lòng yêu mến , thái độ trân 1.0 trọng đối với vẻ đẹp và sự giàu có, phong phú của tiếng Việt. 2 a. Kể các phép liên kết câu ( Về hình thức): Phép nối, phép lặp, phép thế, phép 0.5 đồng nghĩa, trái nghĩa, liên tưởng. b. Đoạn văn trên dùng phép liên kết: Phép nối 0.25 HS chỉ ra từ nối “ Nhưng”, từ “ và” 0,25 II. LÀM VĂN ( 7,0 điểm) II 1 2.0 1. Từ nội dung đoạn thơ ở phần 1.I, em hãy viết đoạn văn ngắn ( từ 6 đến 8 câu ) trình bày suy nghĩ : Hiện nay một bộ phận giới trẻ đang làm mất dần sự trong sáng vốn có của tiếng Việt. Là học sinh, em sẽ làm gì để góp phần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. (2 điểm) a. Đúng hình thức đoạn văn.(mở đoạn, phát triển đoạn, kết đoạn) 0.25 b. Xác định đúng nội dung trình bày trong đoạn văn. 0.25 c. Triển khai nội dung đoạn văn hợp lý. Có thể theo các ý sau: 1.0 Tiếng Việt là tinh hoa văn hóa của dân tộc ta được giữ gìn, bảo tồn, phát triển qua hàng ngàn năm Để tiếng Việt mãi giàu đẹp chúng ta cần chung tay giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Hiện nay, một bộ phận giới trẻ của ta chưa ý thức được tầm quan trọng của tiếng Việt. Họ quên trau dồi, học tập , thậm chí còn lạm dụng tiếng nước ngoài làm cho
  9. tiếng Việt của ta mất đi sự trong sáng. Biểu hiện ngay trong những bài viết văn sai lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp hay sự lai căng trong ngôn ngữ giao tiếp. - HS dẫn chứng * Trách nhiệm của học sinh cần giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt. - Mỗi cá nhân nói và viết cần có ý thức tôn trọng và yêu quý Tiếng Việt. - Có thói quen cẩn trọng,cân nhắc, lựa lời khi sử dụng Tiếng Việt để giao tiếp sao cho lời nói phù hợp với nhân tố giao tiếp để đạt hiệu quả cao nhất. - Rèn luyện năng lực nói và viết theo đúng chuẩn mực. - Loại bỏ những lời nói thô tục, pha tạp, không đúng lúc. - Biết cách tiếp nhận những từ ngữ của nước ngoài. - Biết cách làm cho Tiếng Việt phát triển. d. Sáng tạo, cách diễn đạt độc đáo , có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận. 0.25 e. Chính tả: Đảm bảo những quy tắc về chính tả, dùng từ, đặt câu 0.25 2 Em hãy phân tích khát vọng sống đẹp của nhà thơ trong hai khổ thơ sau: 5.0 “ Ta làm con chim hót Ta làm một cành hoa Ta nhập vào hòa ca Một nốt trầm xao xuyến Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc” ( Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải - Sách Ngữ văn 9 tập 2 trang ) a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận: có đầy đủ Mở bài, Thân bài, Kết 0.5 bài. Mở bài: giới thiệu được tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác, vấn đề nghị
  10. luận .Thân bài: Triển khai luận điểm khát vọng sống đẹp của nhà thơ . Kết bài: đánh giá lại nghệ thuật, nội dung đoạn thơ , nêu suy nghĩ của bản thân b. Xác định đúng nội dung vấn đề nghị luận: Hai khổ thơ thể nguyện chân thành 0.5 của nhà thơ được cống hiến cho đất nước, góp một phần nhỏ bé công sức của mình vào mùa xuân lớn của đất nước. c. Triển khai hợp lí nội dung trình tự của bài nghị luận 3.0 Học sinh có thể trình bày các chi tiết theo nhiều cách nhưng về cơ bản, cần đảm bảo những ý cơ bản sau: - Từ cảm xúc của về mùa xuân của thiên nhiên , đất nước, mạch thơ chuyển một cách tự nhiên sang bày tỏ những suy ngẫm, khát vọng được muốn đóng góp sức lực của mình cho công cuộc xây dựng đất nước. “ Ta làm con chim hót Ta làm một cành hoa Ta nhập vào hòa ca Một nốt trầm xao xuyến” - Điệp ngữ “ta làm” được lặp đi lặp lại nhiều lần trong mỗi dòng thơ, dường như nhà thơ không chỉ nói với chính mình mà còn muốn nhắn gửi tới mọi người. Làm con chim hót để cất lên bản tình ca ngợi cuộc sống ngợi ca mùa xuân tươi đẹp, làm nhành hoa hương dâng sắc tô điểm cho cuộc đời, những biểu lộ thật đẹp dâng hiến cho đời. - Làm con chim hót để gọi mùa xuân về , đem niềm vui cho mọi người - Làm cành hoa tô điểm cho cuộc sống, làm đẹp thiên nhiên - Làm một nốt trầm của hòa ca làm xao xuyến lòng người, cổ vũ nhân dân ( ẩn dụ độc đáo) Dù là tuổi hai mươi hai là khi tóc bạc là hai quãng đời trái ngược nhau. Nhưng dù ở thời điểm nào cũng không thay đổi lòng nhiệt huyết cống hiến cho đời. -Điệp từ dù là biểu hiện sự quyết tâm cao độ đó là lời tự hứa chân thành sâu sắc của nhà thơ, bài thơ ra đời khi tác giả đang nằm trên giường bệnh phải chống chọi với căn bệnh hiểm nghèo thì điều đó lại càng quý biết bao.
  11. Nghệ thuật : Thể thơ 5 chữ , điệp ngữ , ẩn dụ d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, chuẩn ngữ pháp của câu, ngữ nghĩa 0.5 của từ e. Sáng tạo, cách diễn đạt độc đáo , có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận 0.5 Tổng điểm 10.0 Lưu ý chung 1. Đây là đáp án mở, thang điểm không quy định chi tiết đối với từng ý nhỏ, chỉ nêu mức điểm của các phần nội dung lớn nhất thiết phải có. 2. Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đã nêu ở mỗi câu, đồng thời phải diễn đạt lưu loát, có cảm xúc. 3. Khuyến khích những bài viết có sáng tạo. Chấp nhận bài viết không giống đáp án, có những ý ngoài đáp án, nhưng phải hợp lý. 4. Không cho điểm cao đối với những bài chỉ kể chung chung, sắp xếp ý lộn xộn. 5. Cần trừ điểm đối với những lỗi về hành văn, ngữ pháp và chính tả. a HẾT